Truyền thông là một ngành nghề HOT với nhiều vị trí việc làm đa dạng và mức thu nhập cạnh tranh. Để ứng tuyển việc làm ngành truyền thông, bạn cần chuẩn bị một bản CV chuyên nghiệp, làm nổi bật khả năng phát triển chiến lược truyền thông, xây dựng nội dung và kết quả của các hoạt động truyền thông đã thực hiện trong quá khứ.
Tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết dưới đây của TopCV để tạo CV ngành truyền thông ấn tượng, tăng cơ hội lọt vào vòng phỏng vấn!
Những nội dung nhà tuyển dụng muốn thấy trong CV truyền thông
CV là một công cụ giúp bạn “marketing bản thân” hiệu quả và gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay cả khi chưa có cơ hội gặp mặt trực tiếp. Để làm được điều này, bạn cần làm nổi bật những nội dung dưới đây trong CV ngành truyền thông:
- Làm nổi bật kinh nghiệm quản lý các kênh truyền thông như: website, mạng xã hội, email, báo chí, truyền hình, v.vv.. Bạn có thể đề cập đến việc xây dựng chiến lược nội dung; cách bạn quản lý hình ảnh, thông tin về thương hiệu hoặc tương tác với khách hàng trên các nền tảng mạng xã hội, v.vv..
- Thể hiện kỹ năng viết và sáng tạo nội dung, bao gồm: thông cáo báo chí, nội dung truyền thông mạng xã hội, bản tin truyền thông nội bộ, ấn phẩm truyền thông, v.vv.. Bạn có thể đề cập đến kỹ năng này trong phần Kinh nghiệm làm việc và dẫn link liên kết đến portfolio của mình.
- Nhấn mạnh kinh nghiệm xử lý khủng hoảng truyền thông như: kiểm soát thông tin trên báo chí, giảm thiểu nội dung tiêu cực về thương hiệu trên các trang mạng xã hội, v.vv.. Khi viết CV, bạn nên bổ sung kết quả của các kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông đã thực hiện.
- Đề cập đến kinh nghiệm làm việc với các bên liên quan như: đơn vị báo chí, công ty truyền thông quảng cáo, đối tác, nhãn hàng, KOLs, KOCs, v.vv..
- Liệt kê các công cụ truyền thông kỹ thuật số như: SEO, email, social media marketing, display advertising, v.vv... Ngoài ra, bạn có thể bổ sung các chứng chỉ liên quan để tăng tính thuyết phục.
- Lựa chọn các chiến dịch truyền thông nổi bật mà bạn đã thực hiện, kèm theo số liệu cụ thể về kết quả của chiến dịch đó. Ngoài ra, bạn nên bổ sung portfolio để trình bày chi tiết về mục tiêu, quá trình triển khai và kết quả của chiến dịch.
Ngoài các lưu ý trên, bạn có thể tham khảo kho mẫu CV của TopCV để tạo hồ sơ xin việc chuyên nghiệp, đúng chuẩn. Công cụ giúp bạn chỉnh sửa nội dung theo ý muốn và tải xuống định dạng PDF. Click để tìm hiểu ngay!
|

>>> Xem thêm: Ngành truyền thông là gì? Cơ hội nghề nghiệp 2025
Hướng dẫn viết CV ngành truyền thông chuyên nghiệp
Bạn đang có ý định ứng tuyển các vị trí trong ngành truyền thông như Nhân viên truyền thông nội bộ, Chuyên viên truyền thông, nhưng chưa biết bắt đầu viết CV như thế nào? Cùng TopCV tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây!
Cách viết phần Thông tin cá nhân
Trong phần Thông tin liên lạc, bạn chỉ cần cung cấp chính xác các thông tin cơ bản như tên, địa chỉ, email, số điện thoại. Mục đích của nội dung này là giúp nhà tuyển dụng biết bạn là ai và cách thức liên lạc khi cần thiết. Dưới đây là một số thông tin cần có trong CV truyền thông:
- Họ tên: Ghi chính xác họ tên theo giấy tờ tùy thân và sử dụng định dạng chữ nổi bật như viết in hoa, in đậm, cỡ chữ lớn, v.vv..
- Chức danh công việc: Ghi tên vị trí ứng tuyển ngay dưới phần họ và tên để nhà tuyển dụng dễ dàng phân loại hồ sơ.
- Thông tin liên lạc: Cung cấp thông tin về địa chỉ, số điện thoại và email mà bạn thường xuyên sử dụng để thuận tiện cho việc liên lạc.
- Trang web/Portfolio: Đối với các ngành nghề yêu cầu khả năng sáng tạo như truyền thông, bạn nên đính kèm liên kết đến website cá nhân hoặc link portfolio để trình bày chi tiết về các dự án, chiến dịch truyền thông nổi bật.
Ví dụ:
Nguyễn Lê Tú Anh Chuyên viên truyền thông
|
>>> Xem thêm: 20 câu hỏi phỏng vấn nhân viên truyền thông phổ biến & cách trả lời
Cách viết phần Mục tiêu nghề nghiệp trong CV truyền thông
Phần Mục tiêu nghề nghiệp chỉ nên gói gọn trong một đoạn văn ngắn, giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt những điểm nổi bật nhất trong hồ sơ xin việc của bạn. Đây là một nội dung quan trọng trong CV ngành truyền thông vì nó ảnh hưởng đến việc nhà tuyển dụng có tiếp tục xem xét các phần khác của CV hay không.
Một số người mắc sai lầm khi viết phần Mục tiêu nghề nghiệp quá chung chung, số khác lại viết quá lan man, dài dòng. Để tránh những lỗi này, bạn có thể trình bày Mục tiêu nghề nghiệp theo hướng dẫn dưới đây:
- Kinh nghiệm làm việc: Bạn có bao nhiêu năm làm việc trong lĩnh vực truyền thông? Chiến dịch truyền thông nổi bật nhất mà bạn đã thực hiện là gì? Kết quả của chiến dịch đó như thế nào?
- Kỹ năng: Liệt kê khoảng 3 - 4 kỹ năng nổi bật và liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ: nếu ứng tuyển vị trí Chuyên viên truyền thông nội bộ, bạn có thể đề cập đến kỹ năng quản lý kênh truyền thông nội bộ, kỹ năng tổ chức sự kiện và khả năng kết nối mọi người.
- Mục tiêu ngắn hạn/dài hạn: Trình bày mục tiêu hoặc định hướng nghề nghiệp của bạn trong thời gian tới. Bạn nên đề cập đến những giá trị mà bạn có thể mang đến cho tổ chức, doanh nghiệp nếu trúng tuyển.
Trong trường hợp chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn có thể làm nổi bật trình độ học vấn; các kỹ năng đã tích lũy thông qua hoạt động ngoại khóa, công việc bán thời gian và định hướng nghề nghiệp trong ngành truyền thông.
Ngoài ra, bạn có thể viết phần Mục tiêu nghề nghiệp sau khi đã hoàn thành các nội dung khác và xác định được những điểm mạnh trong hồ sơ xin việc của mình.
>>> Xem thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Tổng hợp mẫu mục tiêu nghề nghiệp các ngành

Mục tiêu nghề nghiệp truyền thông chung
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho Chuyên viên truyền thông ( có 3 - 5 năm kinh nghiệm):
Với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông và quan hệ công chúng, tôi sử dụng thành thạo các công cụ phân tích để đo lường hiệu quả của các chiến dịch truyền thông và có kinh nghiệm trong việc xử lý khủng hoảng. Tại Công ty TNHH ABC, tôi đã triển khai thành công chiến dịch truyền thông marketing tích hợp (IMC) giúp tăng 20% chỉ số nhận diện thương hiệu. Trong 2 năm tới, tôi đặt mục tiêu trở thành Trưởng nhóm truyền thông, góp phần nâng cao danh tiếng của Quý công ty. |
Tại TopCV, bạn có thể tìm việc làm Chuyên viên truyền thông từ các doanh nghiệp uy tín. Khám phá ngay để không bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn!
|
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho Nhân viên truyền thông (có 1 - 2 năm kinh nghiệm):
Là Nhân viên truyền thông có hơn 2 năm kinh nghiệm, tôi có khả năng lập kế hoạch và quản lý nhiều kênh truyền thông khác nhau như Social Media, Email, PR, Website, v.vv.. Tại Công ty Cổ phần ABC, tôi đã triển khai chiến dịch truyền thông đa kênh nhằm quảng bá sản phẩm mới, giúp tăng 20% lượng khách hàng tiềm năng sau 6 tháng. Với những kỹ năng và kinh nghiệm trên, tôi tin rằng bản thân sẽ đóng góp tích cực vào việc xây dựng các chiến dịch truyền thông hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của công ty. |
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho người chưa có kinh nghiệm:
Với bằng cử nhân ngành Truyền thông đa phương tiện và kinh nghiệm làm cộng tác viên cho Báo điện tử ABC, tôi có nền tảng kiến thức vững chắc và kỹ năng xây dựng, biên tập nội dung truyền thông. Mục tiêu của tôi trong 5 năm tới là trở thành chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, giúp Quý công ty nâng cao hình ảnh thương hiệu. |
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho Thực tập sinh truyền thông:
Tôi là sinh viên năm cuối chuyên ngành Marketing, trường Đại học Ngoại Thương. Với định hướng phát triển sự nghiệp trong ngành truyền thông, tôi đã trau dồi khả năng sáng tạo nội dung và kỹ năng lập kế hoạch cho các kênh truyền thông của câu lạc bộ như: Facebook, Tiktok, tạp chí, v.vv.. Tôi mong muốn ứng tuyển vào vị trí Thực tập sinh truyền thông ở Quý công ty để tích lũy kinh nghiệm thực tế và phấn đấu trở thành nhân viên chính thức sau thời gian thực tập. |
Bạn muốn tìm việc làm Thực tập sinh truyền thông để tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế? Tham khảo ngay danh sách tin tuyển dụng trên TopCV để khai phóng sự nghiệp ngay hôm nay!
|
>>> Xem thêm: Thực tập sinh truyền thông là gì? Mức lương thực tập truyền thông mới nhất 2025
Mục tiêu nghề nghiệp theo vị trí
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho Chuyên viên/Nhân viên quan hệ công chúng (PR):
Với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ công chúng, tôi đã xây dựng và duy trì mối quan hệ với hơn 50 nhà báo và cơ quan truyền thông lớn, giúp tăng 30% lượng đề cập đến thương hiệu trên các trang báo lớn trong năm 2023. Ngoài ra, tôi còn có thế mạnh trong việc tổ chức các hoạt động tài trợ nhằm xây dựng hình ảnh tích cực của thương hiệu. Định hướng của tôi trong 2 năm tới là trở thành PR Manager, góp phần gia tăng giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp. |
Tôi tốt nghiệp loại Giỏi chuyên ngành Truyền thông và mong muốn theo đuổi lĩnh vực Quan hệ công chúng. Với nền tảng kiến thức vững chắc và kinh nghiệm tham gia triển khai các chiến dịch truyền thông trong quá trình thực tập, tôi tin rằng bản thân có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của Nhân viên quan hệ công chúng và đóng góp tích cực vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho doanh nghiệp. |
>>> Tham khảo danh sách việc làm chuyên môn PR Specialist phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn:
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho Chuyên viên truyền thông nội bộ:
Tôi có 3 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí Nhân viên truyền thông nội bộ và từng tổ chức 50 hoạt động, sự kiện nội bộ với tỷ lệ tham gia trên 90%. Bên cạnh đó, tôi đã đóng góp vào việc xây dựng các kênh thông tin nội bộ bao gồm email, mạng xã hội và bảng tin công ty, góp phần cải thiện 20% mức độ tương tác của nhân viên. Tôi mong muốn đồng hành cùng Quý công ty trong thời gian tới và góp phần xây dựng môi trường làm việc gắn kết, tích cực. |
Tôi tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện, trường Đại học Văn Lang và có 1 năm thực tập tại Công ty TNHH ABC. Trong quá trình thực tập, tôi đã tham gia biên tập các ấn phẩm, tài liệu truyền thông nội bộ và hỗ trợ tổ chức 5 sự kiện của công ty như hội nghị, hội thảo, team building, year end party. Mục tiêu của tôi trong 2 năm tới là triển khai thành công các dự án truyền thông nội bộ lớn và phấn đấu trở thành Chuyên viên truyền thông nội bộ trong 3 năm tiếp theo. |
>>> Xem ngay danh sách việc làm chuyên môn Truyền thông nội bộ trên TopCV:
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV Truyền thông nội bộ chuyên nghiệp
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí Event Marketing:
Trong 2 năm làm việc tại công ty tổ chức sự kiện, tôi đã tham gia lên ý tưởng và tổ chức thành công 50+ sự kiện với quy mô 1000 người tham dự. Với kỹ năng lập kế hoạch và điều phối sự kiện, tôi tin rằng bản thân có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Quý công ty. Trong 5 năm tới, tôi mong muốn trở thành Trưởng nhóm tổ chức sự kiện, dẫn dắt đội ngũ hiệu quả và đóng góp vào doanh thu của công ty. |
Tôi có 2 năm làm việc tại vị trí Truyền thông nội bộ và từng tổ chức 15 sự kiện quan trọng của công ty với tỷ lệ hài lòng của nhân sự lên đến 95%. Với kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch chi tiết cho sự kiện và xử lý hiệu quả các sự cố phát sinh, tôi mong muốn chuyển sang lĩnh vực tổ chức sự kiện chuyên nghiệp. Mục tiêu của tôi trong 2 năm tới là trở thành Event Marketing, tham gia điều phối các sự kiện quan trọng và góp phần nâng cao uy tín của công ty. |
>>> Tìm việc làm chuyên môn Tổ chức sự kiện (Event Planner) trên TopCV ngay hôm nay:
>>> Xem thêm: Hướng dẫn viết CV Tổ chức sự kiện chuẩn, thu hút nhà tuyển dụng
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí Social media marketing:
Với gần 2 năm kinh nghiệm tại vị trí Social media marketing, tôi có kỹ năng sáng tạo nội dung, bắt trend tốt và thành thạo các công cụ đo lường hiệu suất truyền thông trên mạng xã hội. Tại Công ty XYZ, tôi đã thực hiện thành công chiến dịch truyền thông mạng xã hội, giúp tăng 30% lượng người theo dõi trên các nền tảng Facebook, Instagram và LinkedIn sau 6 tháng. Mục tiêu của tôi trong 2 năm tới là trở thành Social media specialist, dẫn dắt các chiến dịch sáng tạo và gia tăng hiệu quả truyền thông số. |
Tôi là sinh viên năm cuối chuyên ngành Truyền thông chuyên nghiệp, Đại học RMIT Hà Nội. Trong quá trình tham gia hoạt động ngoại khóa và thực tập tại Công ty ABC, tôi đã tích lũy kinh nghiệm lập kế hoạch nội dung và quản lý các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram, v.vv.. Với tư duy sáng tạo, khả năng nắm bắt xu hướng và kỹ năng viết nội dung hấp dẫn, tôi tin rằng mình có thể đóng góp vào việc phát triển các kênh social media của Quý công ty. |
>>> Khám phá danh sách việc làm chuyên môn Social media tại TopCV để không bỏ lỡ cơ hội việc làm hấp dẫn:
>>> Xem thêm: CV Social Media Manager
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho Chuyên viên truyền thông thương hiệu:
Trong 5 năm làm việc tại Công ty ABC, tôi đã tham gia xây dựng thành công hình ảnh thương hiệu, giúp công ty trở thành một trong ba thương hiệu mỹ phẩm được yêu thích tại Việt Nam. Bên cạnh việc quản lý hình ảnh thương hiệu, tôi còn xây dựng mối quan hệ với các đơn vị báo chí, đối tác truyền thông, KOLs, KOCs. Với kinh nghiệm chuyên môn và tinh thần ham học hỏi, tôi tin rằng bản thân có thể đảm nhận tốt vai trò định hướng hình ảnh thương hiệu, giúp Quý công ty nâng cao vị thế trên thị trường. |
Tôi từng đảm nhận vai trò quản lý hình ảnh thương hiệu cho một công ty FMCG và triển khai thành công chiến dịch Brand Storytelling, giúp tăng 25% mức độ nhận diện thương hiệu trên các nền tảng số. Với kiến thức về thị trường bán lẻ, kỹ năng xây dựng chiến lược và quản lý dự án, tôi mong muốn ứng tuyển vị trí Chuyên viên truyền thông thương hiệu tại Quý công ty. Mục tiêu của tôi trong thời gian tới là phát triển chiến lược truyền thông sáng tạo nhằm tạo ra giá trị thương hiệu lâu dài. |
>>> Tìm việc làm chuyên môn Brand marketing để khai phóng sự nghiệp ngay hôm nay:
>>> Xem thêm: Brand Marketing là gì? Brand Marketing làm những công việc như thế nào?
Mẫu mục tiêu nghề nghiệp cho Nhân viên marketing:
Tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông và có 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực marketing, tôi có khả năng xây dựng chiến dịch tiếp thị và kỹ năng phân tích, đo lường hiệu quả của chiến dịch. Tại Công ty ABC, tôi đã triển khai thành công chiến dịch Referral marketing cho sản phẩm mới, đóng góp vào việc tăng trưởng 10% doanh thu của công ty trong năm 2024. Định hướng của tôi trong 2 năm tới là trở thành Chuyên viên Marketing và đảm nhận các chiến dịch tiếp thị quan trọng. |
Tôi là sinh viên năm cuối chuyên ngành Digital Marketing, Đại học Kinh tế quốc dân. Với kiến thức chuyên môn vững chắc và tinh thần ham học hỏi, tôi mong muốn có cơ hội làm việc tại Quý công ty để áp dụng những kiến thức về Digital Marketing vào thực tiễn và góp phần giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh. |
>>> Tìm việc làm Nhân viên marketing phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bạn:
>>> Xem thêm: Tổng hợp 50+ mẫu mục tiêu nghề nghiệp Marketing ấn tượng nhất
Cách viết Kinh nghiệm làm việc ngành truyền thông
Kinh nghiệm làm việc là minh chứng xác thực nhất cho năng lực chuyên môn và kỹ năng của bạn. Tuy nhiên, nội dung này không chỉ đơn giản là liệt kê những công việc mà bạn đã thực hiện trong quá khứ, mà cần làm nổi bật sự phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển.
Hướng dẫn viết cho người đã có kinh nghiệm
Nếu từng làm việc tại nhiều vị trí khác nhau, bạn có thể lựa chọn 3 - 4 vị trí liên quan đến truyền thông, marketing để trình bày trong CV của mình. Với mỗi kinh nghiệm làm việc, bạn cần cung cấp thông tin về: chức danh nghề nghiệp, tên công ty, thời gian làm việc và mô tả ngắn gọn các nhiệm vụ chính.
Dưới đây là hướng dẫn viết phần Kinh nghiệm làm việc chi tiết:
- Chỉ tập trung mô tả các đầu việc có liên quan trực tiếp đến vị trí đang ứng tuyển.
- Sử dụng động từ mạnh ở đầu câu, kết hợp với những kiến thức và kỹ năng mà bạn đã áp dụng để hoàn thành công việc đó. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật Keywords (chọn lọc từ khóa trong JD) và Buzzwords (chọn lọc từ khóa về công ty) để viết phần mô tả nhiệm vụ ấn tượng nhất.
- Nhấn mạnh kết quả đã đạt được bằng cách cung cấp số liệu cụ thể. Ví dụ: Phối hợp với bộ phận marketing triển khai các hoạt động quảng bá sản phẩm mới, giúp tăng 20% lượng khách hàng tiềm năng.
Một trong những điều nhà tuyển dụng quan tâm nhất trong CV của ứng viên là thành tích bạn đã đạt được trong công việc trước đây. Để viết nội dung này, bạn có thể tham khảo các cách định lượng thành tích dưới đây:
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: Xây dựng và triển khai chiến lược truyền thông marketing tích hợp (IMC) giúp tăng 20% chỉ số nhận diện thương hiệu trong một khảo sát.
- Tăng lượng người theo dõi trên các kênh truyền thông kỹ thuật số: Tăng 30% số lượng người theo dõi trên các nền tảng Facebook, Instagram và LinkedIn sau 6 tháng triển khai chiến dịch truyền thông mạng xã hội.
- Số lần thương hiệu xuất hiện trên các phương tiện truyền thông: Duy trì mối quan hệ với các cơ quan truyền thông, báo chí, đảm bảo thương hiệu xuất hiện trung bình 10 lần/tháng trên các trang thông tin uy tín.
- Số lượng nội dung đã tạo: Sản xuất nội dung truyền thông hàng tháng, bao gồm 10 bài blog chuyên sâu, 2 thông cáo báo chí và các loại ấn phẩm truyền thông khác.
- Số lượng nhà báo, đơn vị truyền thông đã thiết lập mối quan hệ: Duy trì mối quan hệ với hơn 50 nhà báo và cơ quan truyền thông lớn, giúp tăng 30% lượng đề cập đến thương hiệu trên các trang tin tức lớn.
- Tỉ lệ tương tác của người dùng trên các nền tảng trực tuyến: Sáng tạo nội dung bắt trend giúp tăng 60% tỉ lệ tương tác (like, share, comment) trên các bài đăng và video trên Facebook, Instagram sau 1 năm.
- Tăng lưu lượng truy cập trang web: Tăng 20% lưu lượng truy cập trang web nhờ tối ưu SEO và nội dung blog.
- Tỉ lệ đề cập đến thương hiệu trên các phương tiện truyền thông (Media mentions): Tăng 40% lượng đề cập đến thương hiệu trên các kênh mạng xã hội trong quý IV/2024, nhờ việc triển khai các hoạt động PR và hợp tác với KOLs.
- Tăng lượng khách hàng tiềm năng: Phối hợp với bộ phận marketing triển khai các hoạt động quảng bá sản phẩm mới, giúp tăng 20% lượng khách hàng tiềm năng sau 4 tháng.
- Tỉ lệ tăng trưởng doanh thu: Lên kế hoạch và triển khai chiến dịch ra mắt sản phẩm mới, đóng góp vào việc tăng 35% doanh thu so với cùng kỳ năm trước.
- Tỉ lệ mở và tỉ lệ nhấp chuột của chiến dịch tiếp thị qua email: Tối ưu tiêu đề và cá nhân hóa nội dung email, đạt tỷ lệ mở trung bình là 30% và tỷ lệ nhấp chuột là 15%.
- Tỉ lệ chuyển đổi của các chiến dịch tiếp thị qua email: Triển khai các chiến dịch tiếp thị qua email đạt 20% lượt đăng ký dùng thử trong tổng số email gửi đi.
- Số lần xử lý khủng hoảng truyền thông: Xây dựng và triển khai 2 kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông, giúp giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu.
- Giảm thiểu khiếu nại của khách hàng sau khi xử lý khủng hoảng: Triển khai kế hoạch xử lý khủng hoảng truyền thông, giảm 60% số lượng khiếu nại sau 1 tháng.
- Số lượng sự kiện đã tổ chức: Tổ chức ít nhất 4 sự kiện (hội thảo, hội nghị, triển lãm sản phẩm) mỗi năm để tăng cường độ nhận diện thương hiệu.
- Số lượng người dự sự kiện: Tổ chức và điều phối sự kiện có quy mô từ 1.000 người với sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành.
- Cải thiện điểm số gắn kết của nhân viên: Tăng 15% điểm số gắn kết nội bộ sau 3 tháng tổ chức hoạt động minigame hàng tuần.
Bạn mong muốn phát triển sự nghiệp trong ngành truyền thông và đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tham khảo ngay danh sách việc làm truyền thông trên TopCV để cập nhật tin tuyển dụng mới nhất!
|

>>> Xem thêm: Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV cực hay cho ứng viên
Mẫu kinh nghiệm làm việc cho Chuyên viên truyền thông (có 3 - 5 năm kinh nghiệm):
Chuyên viên truyền thông Công ty TNHH ABC 10/2022 - 10/2024
Thành tích:
Nhân viên PR Công ty Cổ phần BCD 02/2019 - 08/2022
Thành tích:
|
>>> Xem thêm: Nhân viên truyền thông là gì? Mô tả công việc nhân viên truyền thông Marketing
Mẫu kinh nghiệm làm việc cho Nhân viên truyền thông (có 1 - 2 năm kinh nghiệm):
Nhân viên truyền thông Công ty Cổ phần ABC 11/2023 - 10/2024
Thành tích:
Thực tập sinh truyền thông Công ty Thương mại XYZ 01/2022 - 10/2023
|
Bạn có kinh nghiệm làm việc tại vị trí Nhân viên truyền thông và mong muốn tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp mới? Truy cập trang Tìm kiếm việc làm của TopCV ngay hôm nay để cập nhật tin tuyển dụng mới nhất!
|
Hướng dẫn viết cho người chưa có kinh nghiệm
Các bạn sinh viên mới ra trường có thể đề cập đến các công việc thực tập, làm thêm trong lĩnh vực truyền thông để thể hiện tiềm năng của bản thân. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung thông tin về hoạt động ngoại khóa hoặc các dự án cá nhân như:
- Tham gia các câu lạc bộ về báo chí, truyền thông, marketing.
- Thực hiện công tác truyền thông cho các câu lạc bộ sinh viên, tổ chức xã hội.
- Phát triển các dự án cá nhân trên mạng xã hội. Ví dụ: xây dựng trang Fanpage bán hàng, xây dựng kênh Tik Tok cá nhân, v.vv..
Nếu đã có kinh nghiệm làm việc ở các ngành nghề khác, bạn cần tập trung nhấn mạnh các kỹ năng chuyển đổi và hữu ích cho công việc truyền thông như: kỹ năng sáng tạo nội dung, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý dự án, kỹ năng phân tích và xử lý khủng hoảng, v.vv..
Mẫu kinh nghiệm làm việc cho người chưa có kinh nghiệm (trái ngành):
Nhân viên Content Marketing Công ty TNHH Thương mại ABC 10/2022 - 10/2024
Thành tích:
Thực tập sinh Marketing Công ty Cổ phần BCD 02/2019 - 08/2022
|
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết CV Marketing chuẩn, chuyên nghiệp
>>> Tham khảo thêm danh sách việc làm Content Marketing trên TopCV để gia tăng cơ hội ứng tuyển thành công:
Mẫu kinh nghiệm làm việc cho người chưa có kinh nghiệm (sinh viên mới ra trường):
Cộng tác viên viết bài cho báo Báo điện tử ABC 10/2023 - 10/2024
Thành viên ban Nội dung Câu lạc bộ Báo chí Truyền thông - Học viện Báo chí và Tuyên truyền 09/2021 - 09/2023
|
Mẫu kinh nghiệm làm việc cho Thực tập sinh truyền thông:
Thành viên ban Truyền thông Câu lạc bộ Truyền thông - Đại học Ngoại Thương 10/2022 - 10/2024
Thành tích:
|
Để tìm kiếm việc làm ngành truyền thông mới nhất, bạn có thể truy cập trang Tìm kiếm việc làm của TopCV. Khám phá ngay để không bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn!
|
Cách trình bày Học vấn trong CV ngành truyền thông
Các vị trí trong ngành truyền thông thường yêu cầu ứng viên tốt nghiệp bậc Đại học trở lên trong các chuyên ngành liên quan như: Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông kỹ thuật số, Báo chí, Quan hệ công chúng, Marketing, v.vv.. Do đó, bạn cần trình bày thông tin về bằng cấp chính quy trong CV của mình, cụ thể:
- Tên trường Đại học
- Tên chuyên ngành đào tạo
- Thời gian theo học (nếu đang là sinh viên, bạn có thể ghi thời gian dự kiến tốt nghiệp)
- Thành tích như xếp loại, điểm GPA, các dự án nghiên cứu khoa học, học bổng, giải thưởng, v.vv..
Ngoài ra, bạn nên bổ sung thêm thông tin về các chứng chỉ chuyên môn và khóa học ngắn hạn đã tham gia để phần Học vấn trở nên nổi bật hơn. Đặc biệt, nếu chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bạn có thể tham gia các khóa học về quản lý chiến lược truyền thông, truyền thông kỹ thuật số, truyền thông mạng xã hội, quan hệ công chúng, phân tích dữ liệu, v.vv.. để thể hiện nền tảng kiến thức chuyên môn và tinh thần ham học hỏi.
Ví dụ:
Cử nhân Truyền thông chuyên nghiệp Trường Đại học RMIT Hà Nội
Chứng chỉ
|
Để tăng cơ hội ứng tuyển thành công, bạn có thể tham khảo thêm danh sách việc làm Truyền thông Marketing trên TopCV. Ứng tuyển ngay để không bỏ lỡ những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn!
|
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết Trình độ học vấn trong CV thu hút nhà tuyển dụng

Cách viết phần Kỹ năng trong CV truyền thông
Tùy thuộc vào từng vị trí việc làm trong ngành truyền thông, bạn sẽ cần điều chỉnh phần Kỹ năng cho phù hợp với yêu cầu công việc. Bạn có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây của TopCV để trình bày kỹ năng một cách ấn tượng trong CV:
- Liệt kê 6 - 7 kỹ năng phù hợp với vị trí ứng tuyển, bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
- Tìm hiểu thêm về văn hóa và môi trường làm việc của công ty ứng tuyển để lựa chọn những kỹ năng mềm phù hợp nhất.
- Khéo léo lồng ghép các kỹ năng cứng trong phần Mục tiêu nghề nghiệp, Kinh nghiệm làm việc, Chứng chỉ để tăng tính thuyết phục.
- Sử dụng các từ khóa về kỹ năng trong bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng để tăng khả năng vượt qua vòng lọc hồ sơ, đặc biệt là đối với các công ty sử dụng Hệ thống theo dõi ứng viên (ATS).
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo những kỹ năng cần có của người làm truyền thông trong bảng dưới đây:
Kỹ năng cứng
|
Kỹ năng mềm
|
Với kinh nghiệm làm việc trong ngành truyền thông, bạn có thể tham khảo danh sách việc làm Marketing/PR/Quảng cáo để tăng cơ hội ứng tuyển thành công. Click để khám phá ngay!
|
>>> Xem thêm: Kỹ năng truyền thông là gì? 11 Kỹ năng quan trọng của người làm truyền thông
Mẫu CV ngành truyền thông chung
Mẫu CV Thực tập sinh truyền thông

>>> Cùng TopCV khám phá danh sách việc làm Thực tập sinh truyền thông từ các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay. Ứng tuyển ngay để không bỏ lỡ các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn:
Mẫu CV truyền thông cho ứng viên chưa có kinh nghiệm

Mẫu CV Nhân viên truyền thông

Mẫu CV Chuyên viên truyền thông

Mẫu CV truyền thông theo vị trí
Mẫu CV Social media marketing

>>> Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực Social media marketing, thì hãy tham khảo ngay danh sách việc làm HOT nhất trên nền tảng TopCV. Hàng trăm cơ hội hấp dẫn đang chờ bạn khám phá:
Mẫu CV Nhân viên tổ chức sự kiện

Mẫu CV Truyền thông nội bộ

Mẫu CV Chuyên viên quan hệ công chúng (PR)

Trong bài viết trên, TopCV đã hướng dẫn bạn cách tạo CV truyền thông chi tiết. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nhanh chóng tạo hồ sơ xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng. Chúc bạn thành công!