Thời đại 4.0 với sự bùng nổ ngày càng nhiều Website và ứng dụng, sản phẩm công nghệ được ra đời. Vị trí QA Tester, vì thế, đóng vai trò rất quan trọng để thử nghiệm, đánh giá để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Nhu cầu tuyển QA Tester tăng lên tuy nhiên cạnh tranh cũng ngày càng cao. Để ứng tuyển những vị trí QA Tester này cần biết cách “quảng bá” bản thân qua CV.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cụ thể cách viết từng phần trong CV ứng tuyển QA Tester. Qua bài viết này, bạn sẽ được:
- Xem ví dụ về bản CV ứng tuyển QA Tester nổi bật
- Học cách viết một bản CV ứng tuyển công việc QA Tester
- Bỏ túi các mẹo và ví dụ cách viết Kỹ năng và Thành tựu sao cho nổi bật trong CV tìm việc QA Tester.
- Học cách viết phần Kinh nghiệm làm việc trở nên khác biệt trong CV QA Tester.
Ví dụ về bản CV cho QA Tester
Bui Thu Trang trangbt@gmail.com 0965207260 linkedin.com/in/trangbui27 Resume Summary Accomplished QA tester with 4+ years of experience. Skilled in manual and automated testing and creating test plans. Seeking to exceed Amazon’s high standard for Android-based testing. At HollyRocket, Inc., created 200+ test plans and helped increase testing efficiency by 31%. Work Experience QA Tester, Happy Time Vietnam March 2016 – June 2020
Programming Intern, TestCenter.vn June 2015 – Dec 2015
Education BS in Computer Science, University of Science & Technology, Vietnam. Graduated: June 2016
Certifications CP-SAT Certified Professional Selenium Automation Testing. Core Skills Hard Skills: test plans & cases, selenium, automated & manual testing. Soft Skills: interpersonal skills, communication, teamwork, efficiency. Additional Achievements Active member, ASTQB. Wrote article on QA testing published on TechCrunch. |
Cấu trúc tốt nhất cho CV tìm việc QA Tester
Về hình thức, giống CV cho QA Tester chuyên nghiệp, nên trình bày CV QA Tester theo trình tự thời gian, trình bày kiểu CV chức năng/kỹ năng, hoặc kiểu CV kết hợp. Nhưng tựu chung là tình bày theo trình tự thời gian là tốt nhất. Sắp xếp kinh nghiệm từ công việc gần nhất, cho đến xa nhất.
Khi là thì bạn có thể tự thiết kế CV của mình, miễn sao font chữ tối giản, dễ đọc đối với NTD. Để tránh bị lỗi định dạng, sau khi thiết kế hãy chuyển sang định dạng PDF để gửi nhà tuyển dụng.
Về nội dung, những mục chính cần xuất hiện trong CV của QA Tester là:
- Header: Bao gồm tên nổi bật nhất, ảnh nếu có và thông tin liên hệ
- Tóm tắt/ Mục tiêu nghề nghiệp: 2-3 dòng ngắn gọn mô tả bản thân và những giá trị chứng minh bạn phù hợp cho công việc QA Tester.
- Kinh nghiệm làm việc: Các mốc thời gian công việc cùng với mô tả chi tiết nhiệm vụ và thành tựu, kết quả
- Học vấn: Mô tả ngắn gọn bằng cấp và quá trình đào tạo
- Kỹ năng: Danh sách ngắn gọn những khả năng liên quan đến công việc
- Thông tin khác: Bổ sung những thông tin khác muốn NTD biết bao gồm giải thưởng, chứng chỉ, chứng nhận, sở thích, …
Cách viết phần Thông tin liên hệ trong CV QA Tester
Mục đích sau cùng của CV là để được liên hệ mời phỏng vấn. Vì vậy phần thông tin liên hệ nên để ở phần đầu CV và rõ ràng nhất có thể. Trong đó bao gồm:
- Họ và tên.
- Số điện thoại.
- Địa chỉ email chuyên nghiệp.
- Link dẫn về online portfolio.
Ở đây, lưu ý không nên ghi quá rõ địa chỉ số nhà, dễ bị lộ thông tin cá nhân. Chỉ cần ghi tỉnh thành phố, quận là được.
CÁCH VIẾT ĐÚNG Nguyen Van An, QA Tester - annv27@gmail.com - 501-872-2516 - annv.com |
CÁCH VIẾT CHƯA ỔN Nguyen Van An, QA Tester, 47 Nguyen Tuan,Thanh Xuan, Hanoi, 80125 - Email:an_socute@gmail.com Secondary Email: andesigner52@hotmail.com - 501-872-2516 |
Cách viết phần Tóm tắt hoặc Mục tiêu nghề nghiệp trong CV QA Tester
Giống như một cuốn sách sẽ có phần tóm tắt nội dung để người đọc quyết định có mua sách đó hay không. Vài dòng tóm tắt, mục tiêu ở CV sẽ giúp NTD nắm được thông tin khái quát về tất cả kinh nghiệm, kỹ năng và định hướng của bạn. Họ sẽ xem xét có đọc tiếp các nội dung bên dưới hay không. Do đó, nếu viết chung chung cho có và giống như tất cả mọi người thì sẽ chẳng có gì đáng chú ý.
Cách viết hay cho phần Tóm tắt/ Mục tiêu là hãy đảm bảo ít nhất 3 ý:
- Background của bạn (Bạn học ngành gì, có kinh nghiệm lĩnh vực gì, bao nhiêu năm?).
- Một vài skills thế mạnh (có liên quan đến công việc QA Tester).
- Mục tiêu về ngành nghề, vị trí cụ thể hướng đến trong 2-3 năm tới.
Ở phần này, có thể lựa chọn viết hoặc Tóm tắt hoặc Mục tiêu nghề nghiệp. Mọi người thường không để ý sự khác nhau giữa 2 cách viết. Tuy nhiên, có thể thấy sự khác nhau giữa 2 cách viết có thể thấy ở ví dụ bên dưới.
- Viết Tóm tắt khi bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc.
- Viết Mục tiêu nghề nghiệp với những bạn mới tốt nghiệp hoặc ứng tuyển những vị trí level thấp, chuyển ngành.
Cách viết phần Kinh nghiệm trong CV của QA Tester
- Sử dụng cấu trúc thời gian, sắp xếp kinh nghiệm từ gần nhất cho đến xa nhất.
- Ghi tên công việc, tên công ty, địa điểm và thời gian làm việc cho mỗi vị trí.
- Bổ sung 4-6 gạch đầu dòng mô tả công việc kết hợp với số liệu lượng hóa kết quả công việc và kỹ năng. Mục tiêu là không chỉ thể hiện những việc mình làm, mà mình đã làm tốt như thế nào.
- Nghiên cứu kỹ từ khóa, sản phẩm, công ty để điều chỉnh nội dung CV cho phù hợp nhất với bản mô tả công việc cụ thể.
- Để mô tả kinh nghiệm QA Tester ấn tượng nhất, sử dụng công thức PAR (Problem-Action-Result). Nêu vấn đề bạn giải quyết, hành động đã thực hiện và kết quả là gì.
- Đảm bảo mỗi gạch đầu dòng bắt đầu với một động từ, mô tả càng chi tiết và bổ sung càng nhiều số liệu càng tốt.
Nếu CV chưa có kinh nghiệm làm việc thực tế, nhấn mạnh vào những công việc thay thế như freelance, thực tập, dự án, hay khóa học chuyên môn.
Cách viết phần Học vấn trong CV dành cho QA Tester
Với QA Tester thì cố gắng đưa ra nhiều thông tin đào tạo và chứng chỉ học vấn liên quan đến lĩnh vực thử nghiệm sản phẩm nhất có thể. Ngoài ra, bổ sung thêm các các khóa học Online, đào tạo ngắn hạn bên ngoài về chuyên môn Khoa học, phân tích dữ liệu để bổ sung sẽ làm phần Học vấn nổi bật hơn.
Công thức ghi học vấn đó là:
- Tên trường và địa điểm.
- Niên khóa.
- Bằng cấp.
- Giải thưởng, thành tích học tập, nghiên cứu nổi bật.
- Các hoạt động ngoại khóa, chứng chỉ, chứng nhận hay những thành tích cá nhân trong quá trình học tập, làm việc cũng có thể đưa luôn vào Học vấn.
Cách viết phần Kỹ năng trong CV ứng tuyển QA Tester
Ở phần này, hãy để ý kỹ yêu cầu trong mô tả công việc. Tập trung vào những chuyên môn và kỹ năng mềm NTD dụng mô tả.
- Đọc kỹ mô tả công việc QA Tester và chọn ra những từ khóa kỹ năng mà NTD tìm kiếm.
- Tự ngẫm và viết lại những kỹ năng Testing sản phẩm mình có dựa vào quá trình học tập và làm việc trước đây.
- Từ đây kết nối các từ khóa với kinh nghiệm và kỹ năng bản thân.
- Chọn lọc ra 5-10 kỹ năng liên quan nhất (cả technical skills, hard skills & soft skills) mà mình có và công việc yêu cầu để viết vào phần Kỹ năng.
Một số kỹ năng tham khảo cho QA Tester:
Hard Skills | Soft Skills |
Creating test plans Making test cases Automated testing Programming languages (Java, JavaScript, Python, etc.) Selenium Micro Focus LoadRunner YourKit Java Profiler JUnit Cucumber Pro | Interpersonal skills/ Kỹ năng giao tiếp Leadership skills/ Kỹ năng lãnh đạo Problem-solving skills/ Kỹ năng giải quyết vấn đề Time management skills/ Kỹ năng quản lý thời gian Decision-making skills/ Kỹ năng ra quyết định Teamwork skills/ Kỹ năng làm việc nhóm Stress management/ Khà năng chịu áp lực Written and verbal communication skills/ Kỹ năng trình bày văn bản Adaptability/ Khả năng thích nghi Organizational skills/ Kỹ năng tổ chức |
Cách viết Thông tin khác trong CV tìm việc QA Tester
Nếu thấy CV vẫn chưa đủ độ dài cần thiết, có thể bổ sung thêm phần này. Tại đây viết ra ngoại ngữ, sở thích, hội thảo, một số dự án đã thực hiện, một số sự kiện ngành đã tham gia,... Hoặc bất kỳ thông tin nào bạn muốn NTD biết thêm về mình.
Tuy nhiên, lưu ý với những thông tin như Sở thích, hãy mô tả chi tiết để NTD thấy được sự liên quan với công việc hoặc văn hóa công ty thì càng tốt.
Ví dụ: Sở thích đọc sách => Thích đọc sách về công nghệ, thử nghiệm sản phẩm để bổ trợ thêm cho công việc QA Tester.
Cách viết Cover Letter ứng tuyển QA Tester
Ứng tuyển công việc QA Tester kèm theo một bản Cover Letter chắc chắn sẽ thuyết phục NTD hơn nữa. Đặc biệt với những bạn trái ngành hoặc ít kinh nghiệm, bản Cover Letter cho thấy sự cam kết và nhiệt tình của bạn với nghề và công việc ứng tuyển.
Trong thư nhớ mô tả những kỹ năng và kinh nghiệm bạn đã có, thay vì chỉ liệt kê đã làm những vị trí gì. Cấu trúc và ngôn ngữ sử dụng ngắn gọn, dễ đọc, dễ hiểu. Kết thúc thư ngỏ ý về một cuộc phỏng vấn để thể hiện rõ hơn những gì bạn có thể cống hiến cho công ty.
Nếu chưa biết viết Cover Letter ứng tuyển QA Tester, tham khảo các mẫu Cover Letter trên TopCV tại đây.
____
Trên đây là những hướng dẫn để bạn có một bản CV QA Tester thật chi tiết. Nếu bạn muốn dịch CV Việt-Anh hoặc được tư vấn CV bởi chuyên gia, hãy đăng ký tư vấn CV cùng TopCV tại đây.
Nếu bạn có góp ý thêm cho nội dung bài viết, vui lòng gửi ý kiến đóng góp qua email: huongnghiep@topcv.vn.