Trong thời đại công nghệ số, E commerce Executive trở thành công việc HOT đối với giới trẻ. Vậy E commerce Executive là gì? Người làm E-commerce Executive cần có kỹ năng nào? Tìm việc làm E commerce Executive ở đâu? Hãy cùng TopCV tìm hiểu về công việc này trong bài viết dưới đây.
Tổng quan về ngành thương mại điện tử tại Việt Nam
Thương mại điện tử là xu hướng trong thời đại công nghệ số và là một trong những lĩnh vực kinh tế tăng trưởng ổn định và nhanh nhất trong thời điểm hiện tại.
Hiện nay, Việt Nam có hơn 100 nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Trong đó, chỉ riêng 4 ông lớn Shopee, Lazada, Tiki và Sendo đã tạo ra doanh thu khoảng 135.000 tỷ đồng trong năm 2022. Qua đó, doanh thu của ngành thương mại điện tử trong năm 2022 tăng 20% so với năm 2021 (theo thống kê của Bộ Công Thương).
Bước tiếp sang năm 2023, ngành thương mại điện tử Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ngành thương mại điện tử trong quý I/2023 đạt mức tăng trưởng trên 22% so với cùng kỳ năm 2022, ước tính đến cuối năm có thể đạt trên 25%.

Ngoài ra, theo bà Stephanie, Phó chủ tịch Google châu Á - Thái Bình Dương, Phụ trách khu vực Đông Nam Á nhận xét, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Nếu như nền kinh tế số của Việt Nam đạt 23 tỷ USD thì lĩnh vực thương mại điện tử đã chiếm 14 tỷ USD. Trong đó, các mặt hàng được mua nhiều nhất là quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ dùng gia đình, thiết bị điện tử, v.vv..
Tuy nhiên, ngành thương mại điện tử Việt Nam vẫn đang gặp nhiều thách thức. Do tác động từ nhiều yếu tố, số lượng cửa hàng bán lẻ trực tuyến giảm đến 17%. Trong khi đó, các cửa hàng chính hãng và Shop Mall lại tăng thị phần và doanh thu từ thị phần.
Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng, ngành thương mại điện tử đã trở thành “sân chơi” của các cửa hàng trực tuyến có đầu tư chuyên nghiệp.
>>> Xem thêm: Top 10 việc làm ngành thương mại điện tử hái ra tiền
E commerce Executive là gì?
E commerce Executive là vị trí điều hành các hoạt động liên quan đến mảng thương mại điện tử của doanh nghiệp. Cụ thể, họ chịu trách nhiệm thực hiện và quản lý hoạt động kinh doanh của các sàn thương mại điện tử và các nền tảng kinh doanh online như Facebook, Tiktok, Google, v.vv..
E-commerce Executive còn có nhiệm vụ xây dựng và phát triển các chiến lược kinh doanh. Đồng thời, họ có nhiệm vụ kết hợp với các bộ phận liên quan để xử lý đơn hàng, theo dõi và báo cáo hoạt động kinh doanh online.
Mục tiêu mà E-commerce Executive hướng đến là thúc đẩy doanh số bán hàng qua kênh thương mại điện tử, đảm bảo trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trên nền tảng kỹ thuật số.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng việc làm E commerce Executive đang cực kỳ nóng sốt, nhất là khi ngành thương mại điện tử đang lên ngôi trong thời đại công nghệ số.

>>> Xem thêm: Digital Marketing là gì? Kỹ năng cần có để trở thành Digital Marketing
Mô tả công việc của E commerce Executive
Công việc của E-commerce Executive (chuyên viên thương mại điện tử) rất đa dạng. Tùy vào mô hình kinh doanh của từng doanh nghiệp mà mỗi tin tuyển dụng việc làm E-commerce Executive có những khối lượng công việc khác nhau. Dưới đây là một số công việc mà chuyên viên thương mại điện tử thường đảm nhận.
Phát triển chiến lược thương mại điện tử
Trong vai trò chuyên viên thương mại điện tử, bạn có trách nhiệm xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng của mảng thương mại điện tử.
Tuy nhiên, nếu muốn xây dựng chiến lược hiệu quả, bạn cần phải tìm hiểu thị trường và khách hàng. Một số yếu tố bạn có thể phân tích gồm: xu hướng tiêu dùng, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, v.vv.. Sau khi có kết quả phân tích, bạn phải đề xuất các kênh bán hàng online phù hợp.

Quản lý gian hàng trực tuyến
Các E commerce Executive có nhiệm vụ xây dựng, phát triển và quản lý cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp trên các nền tảng thương mại điện tử. Cụ thể, chuyên viên thương mại điện tử phải quản lý tất cả các khía cạnh liên quan đến gian hàng trực tuyến như giao diện trang web, sản phẩm, trải nghiệm khách hàng, v.vv.. Đặc biệt, giao diện của gian hàng trực tuyến phải đảm bảo dễ sử dụng, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các thiết bị.
Ngoài ra, trong quá trình quản lý gian hàng, chuyên viên thương mại điện tử phải thiết lập phương thức thanh toán mua hàng. Các phương thức phải đảm bảo tính minh bạch, đáng tin cậy để khách hàng có thể thanh toán.
>>> Xem thêm: Marketing Online là gì? Lương của nhân viên Marketing Online có cao không?
Quảng cáo và tiếp thị trực tuyến
Để sản phẩm nhanh chóng tiếp cận khách hàng, chuyên viên thương mại điện tử có nhiệm vụ thiết lập các chiến dịch quảng cáo trực tuyến. Những chiến dịch quảng cáo này được triển khai thông qua các công cụ như: Google Ads, Facebook Ads, email marketing, Shopee, Lazada, v.vv..
Tuy nhiên, trước khi triển khai các chiến dịch quảng cáo, chuyên viên thương mại điện tử cần phải vẽ ra chân dung khách hàng mục tiêu. Cụ thể, bạn cần trả lời một số câu hỏi như: Khách hàng của bạn là ai? Sở thích, hành vi của họ là gì? Họ quan tâm đến những vấn đề nào? v.vv.. Khi bạn trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ tối ưu các chiến dịch quảng cáo.

Quản lý sản phẩm và dịch vụ trực tuyến
Đối với các trang thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada hay Tiktok Shop, chuyên viên E commerce có nhiệm vụ đăng thông tin mô tả, hình ảnh, video, giá cả của sản phẩm/dịch vụ. Các nội dung, hình ảnh, video mô tả sản phẩm/dịch vụ phải được tối ưu để tăng độ hiển thị và hấp dẫn người mua. Bên cạnh đó, các sản phẩm/dịch vụ cần được phân loại theo từng danh mục để khách hàng dễ dàng tìm kiếm.
Không chỉ đăng sản phẩm, chuyên viên thương mại điện tử còn phải theo dõi hiệu quả bán hàng của từng sản phẩm, từ đó đưa ra các đánh giá và điều chỉnh chiến lược tiếp thị khi cần thiết.
Trong quá trình quản lý sản phẩm trên các cửa hàng trực tuyến, chuyên viên thương mại điện tử phải theo dõi số lượng hàng tồn kho của từng sản phẩm. Tránh tình trạng hết hàng, gây ảnh hưởng trải nghiệm mua sắm của khách hàng.
Xây dựng và quản lý mối quan hệ với khách hàng trực tuyến
Trong hành trình mua hàng, khó tránh khỏi tình trạng khách hàng thắc mắc hoặc khiếu nại về sản phẩm/dịch vụ. Lúc này, các E commerce Executive có trách nhiệm hỗ trợ tư vấn, giải đáp thắc mắc hoặc xử lý khiếu nại.
Bên cạnh đó, chuyên viên E commerce có thể kêu gọi khách hàng cũ đánh giá sản phẩm/dịch vụ trên các gian hàng trực tuyến. Đây là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp xây dựng uy tín, tăng độ tin tưởng đối với khách hàng mới.

Phân tích và báo cáo
Cuối cùng, chuyên viên thương mại điện tử có nhiệm vụ theo dõi và phân tích dữ liệu về doanh số bán hàng, lưu lượng truy cập, tương tác của khách hàng và các chỉ số khác. Từ những kết quả phân tích và báo cáo tổng quan về hiệu quả hoạt động, chuyên viên E commerce có thể đưa ra các chiến lược điều chỉnh phù hợp.
>>> Xem thêm: Nhân viên Marketing Executive là gì? Họ có gì đặc biệt so với các Marketer khác?
>>> Tạo CV độc đáo để ứng tuyển việc làm E-commerce executive nhanh chóng!
Những kỹ năng cần có của E-commerce executive
Kiến thức về thương mại điện tử và xu hướng thị trường
Kiến thức về thương mại điện tử và xu hướng thị trường là điều kiện cần khi bạn muốn trở thành E commerce Executive. Đây được xem như là những kiến thức nền.
Đối với kiến thức về thương mại điện tử, bạn cần nắm được các khái niệm, các loại hình thương mại điện tử, cách sàn thương mại điện tử vận hành, cách quản lý cửa hàng trực tuyến và các xu hướng mới trong lĩnh vực thương mại điện tử. Việc nắm vững kiến thức nền sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận với công việc thực tế.
Kỹ năng quản lý gian hàng trực tuyến và website
Thông thường, một doanh nghiệp có rất nhiều cửa hàng trực tuyến. Nếu chỉ tính riêng các sàn thương mại điện tử đang phát triển mạnh ở Việt Nam thì đã có từ khoảng 4-5 sàn.
Với tính chất làm đa sàn, đặc biệt là những khoảng thời gian diễn ra các chương trình khuyến mãi, bạn cần phải có kỹ năng quản lý các gian hàng trực tuyến. Nếu không thể quản lý tốt, bạn rất dễ rơi vào tình trạng quá tải, căng thẳng, áp lực vì khối lượng công việc quá lớn.

Kỹ năng quảng cáo và tiếp thị trực tuyến
Người làm thương mại điện tử cũng cần phải có kiến thức, kỹ năng về quảng cáo. Bởi vì mục tiêu cuối cùng của thương mại điện tử cũng là tiếp cận khách hàng tiềm năng, tăng doanh thu và độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Đối với kỹ năng quảng cáo và tiếp thị trực tuyến, bạn phải biết cách triển khai quảng cáo PPC, SEO, content marketing, email marketing, v.vv..
>>> Xem thêm: Content Marketing là gì? Khám phá mức lương Content Marketing mới nhất 2023
Kỹ năng phân tích dữ liệu và hiểu biết về công cụ phân tích
Dữ liệu là thứ rất quan trọng đối với các chuyên viên thương mại điện tử. Trên thực tế, kỹ năng phân tích dữ liệu sẽ giúp bạn trả lời hàng tỷ câu hỏi như: Tại sao doanh thu không đạt mục tiêu đề ra? Tại sao con số này lại tăng, con số kia lại giảm? Tại sao lượt truy cập, tiếp cận khách hàng thấp? v.vv..
Nếu có kỹ năng phân tích dữ liệu tốt, bạn sẽ đưa ra câu trả lời mang tính thuyết phục cao hơn. Đồng thời, bạn có thể đưa ra các điều chỉnh phù hợp dựa trên các dữ liệu đã phân tích.
Để phân tích dữ liệu, bạn có thể bắt đầu với các công cụ như Google Analytics, Google Data Studio, Facebook Audience Insights, Fanpage Karma, Shopee Analytics, v.vv..

Kỹ năng giao tiếp và quản lý mối quan hệ khách hàng
Như đã đề cập, một trong những công việc của E commerce Executive là hỗ trợ tư vấn, xử lý khiếu nại của khách hàng. Chính vì thế, chuyên viên E commerce cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt.
Không dừng lại ở đó, nếu bạn có kỹ năng giao tiếp tốt, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ với khách hàng. Từ mối quan hệ này, bạn có thể làm được rất nhiều thứ. Chẳng hạn, xin đánh giá của khách hàng để tăng mức độ uy tín, nhờ khách hàng giới thiệu đến bạn bè, người thân của họ, v.vv..
Tinh thần sáng tạo, linh hoạt và khả năng làm việc độc lập
Đối với người làm trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị trực tuyến như chuyên viên thương mại điện tử thì sáng tạo và linh hoạt là những kỹ năng bắt buộc phải có. Nếu như sáng tạo giúp bạn đưa ra những ý tưởng mới, độc đáo và đột phá để thu hút khách hàng thì linh hoạt sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với các xu hướng mới, thay đổi trong hành vi của khách hàng.
Bên cạnh đó, các chuyên viên E commerce phải có khả năng làm việc độc lập. Lý do là vì công việc này phải thường xuyên đối diện với khối lượng công việc lớn, tăng ca, làm việc một mình.

Mức lương của E commerce executive
Hiện tại, mức thu nhập của E commerce Executive được đánh giá khá cao so với mặt bằng chung. Cụ thể, đối với các chuyên viên E commerce có thể nhận được mức lương từ 9-25 triệu đồng/tháng, tùy theo số năm kinh nghiệm. Ngoài lương cơ bản, E commerce Executive còn được thưởng KPI và phần trăm doanh thu của các sàn thương mại điện tử.
Tìm việc làm E commerce executive ở đâu?
Không chỉ sở hữu mức thu nhập hấp dẫn mà vị trí E commerce Executive còn có nhu cầu tuyển dụng rất cao. Không khó để bạn tìm được việc làm E commerce Executive thông qua các hội nhóm trên Facebook, thông báo tuyển dụng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy các thông tin tuyển dụng chuyên viên thương mại điện tử trên TopCV - nền tảng công nghệ tuyển dụng nhân sự hàng đầu Việt Nam. Tại TopCV, bạn dễ dàng tìm việc làm E commerce executive theo từng khu vực, ngành nghề, mức lương cũng như yêu cầu công việc.

Hơn hết, thông tin tuyển dụng được TopCV cập nhật liên tục, giúp ứng viên nhanh chóng tiếp cận được công việc mới. Đồng thời, các thông tin tuyển dụng đều đã được TopCV xác minh, kiểm duyệt trước khi đăng trên hệ thống.
Ngoài ra, bạn có thể tạo CV online miễn phí trên nền tảng của TopCV. Chúng tôi có hàng trăm mẫu CV đẹp, chuyên nghiệp và phù hợp với công việc E commerce Executive.
Trên đây là tất cả những điều cần biết về việc làm E commerce Executive. Trong thời đại công nghệ, công việcE commerce Executive trở thành xu hướng đối với nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, nếu muốn trở thành một chuyên viên thương mại điện tử thì bạn cần hiểu rõ các công việc và kỹ năng cần có của vị trí này. Ngoài ra, bạn đừng quên theo dõi TopCV để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về nghề nghiệp.