Trong các công ty Agency hoặc doanh nghiệp B2B, Key Account Manager được xem là vị trí trọng yếu giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với những khách hàng lớn. Vậy Key Account Manager là gì? Công việc của họ là gì? Hãy cùng TopCV khám phá vị trí công việc này trong bài viết dưới đây.
Key Account Manager là gì?
Key Account Manager (KAM) được biết đến với tên gọi khác là quản lý khách hàng trọng yếu. Họ là những nhân sự chuyên làm việc với những khách hàng lớn, có tiềm năng mua hàng cao, hành vi mua hàng phức tạp.
Nhiệm vụ của Key Account Manager chính là tìm kiếm khách hàng lớn cho doanh nghiệp, xây dựng và duy trì mối quan hệ, quản lý các dự án liên quan đến khách hàng. Đồng thời, KAM có nhiệm vụ tư vấn, đàm phán giá cả và điều khoản hợp đồng, giải quyết các vấn đề liên quan đến khách hàng trong quá trình thực hiện dự án.
Mục tiêu của Key Account Manager là đảm bảo các khách hàng trọng yếu cảm thấy hài lòng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó xây dựng mối quan hệ dài hạn, tạo giá trị bền vững giữa đôi bên và thúc đẩy mục tiêu doanh số.
Mô tả công việc của Key Account Manager
Trong vai trò Key Account Manager, nhiệm vụ chính là xây dựng và duy trì mối quan hệ với những khách hàng lớn. Tuy nhiên, để làm được điều này, các KAM phải thực hiện nhiều công việc khác, thậm chí phải làm ngoài giờ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Dưới đây là danh sách công việc của Key Account Manager:
- Tìm kiếm và xác định những khách hàng quan trọng với doanh nghiệp.
- Tiếp nhận thông tin, yêu cầu của khách hàng. Sau đó kết hợp với các bộ phận có liên quan để phân tích và thiết kế Proposal.
- Tư vấn và hỗ trợ cho khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, giúp khách hàng tận dụng tối đa giá trị từ những gì họ đã mua.
- Đàm phán các điều khoản trong hợp đồng, thương lượng giá cả và ký kết hợp đồng với khách hàng. Sau khi hoàn thành dự án, KAM có nhiệm vụ đối soát dữ liệu và thu hồi công nợ.
- Quản lý dự án cho khách hàng, theo dõi và đánh giá kết quả của dự án qua từng giai đoạn, đảm bảo diễn ra đúng tiến độ.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ bền vững với khách hàng bằng cách tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và cung cấp giải pháp phù hợp.
Kiến thức và kỹ năng của một Key Account Manager giỏi
Vì tính chất công việc, Key Account Manager phải thường xuyên làm việc với những khách hàng lớn, thậm chí là khách hàng VIP của doanh nghiệp. Do đó, nếu muốn trở thành một Key Account Manager giỏi thì bạn phải sở hữu những yếu tố sau đây.
Kiến thức chuyên sâu về Marketing
Để thành công trong vai trò Key Account Manager, kiến thức chuyên sâu về marketing, đặc biệt trong lĩnh vực Digital Marketing là không thể thiếu. KAM cần phải xây dựng và quản lý chiến lược tiếp thị dựa trên nhu cầu và mong muốn của từng khách hàng.
Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về các phương tiện truyền thông, kênh tiếp thị và cách thức hoạt động. Bạn cũng cần hiểu rõ về thị trường và đối thủ cạnh tranh để đảm bảo rằng chiến lược tiếp thị đạt hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục
Ở vị trí KAM, giao tiếp và thuyết phục là những kỹ năng bắt buộc bạn phải có. Kỹ năng này không chỉ là lợi thế, mà còn là yếu tố quyết định cho sự thành công của công việc. Bởi vì trong vai trò quản lý mối quan hệ với các khách hàng trọng yếu, khả năng giao tiếp là chìa khóa để xây dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài và bền vững. Đồng thời, khách hàng cũng cảm thấy tin tưởng và yên tâm khi làm việc với KAM.
>>> Xem thêm: Làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt? 8 tips giúp bạn gỡ rối
Tầm nhìn chiến lược
Thông thường, KAM sẽ tiếp nhận Brief từ khách hàng. Sau đó họ sẽ cùng các bộ phận liên quan phân tích và xây dựng chiến lược tiếp thị cho dự án của khách hàng. Bởi vì lý do này mà nhà tuyển dụng thường yêu cầu vị trí KAM phải có tầm nhìn chiến lược.
Kỹ năng này cho phép KAM nhìn nhận được điều gì quan trọng và cần thiết đối với mỗi dự án. Đồng thời, tầm nhìn chiến lược cho phép KAM thấy được thế mạnh của khách hàng, những biến động của thị trường, động thái của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, KAM có thể đưa ra các điều chỉnh phù hợp khi cần thiết.
Kỹ năng lãnh đạo
Trong suốt dự án, Key Account Manager không thể làm việc một mình mà họ sẽ làm việc với nhiều bộ phận liên quan. Do đó, kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp các bên phối hợp làm việc một cách chặt chẽ và linh hoạt. Đồng thời, kỹ năng lãnh đạo giúp KAM dẫn dắt các nhân viên cấp dưới triển khai dự án tốt hơn, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Hơn hết, kỹ năng lãnh đạo giúp KAM xây dựng hình tượng chuyên nghiệp, tự tin. Đây chính là cơ sở giúp khách hàng cảm thấy tin tưởng với những ý tưởng, giải pháp do KAM đề xuất.
Tư duy sáng tạo
Hiện nay, Key Account Manager làm việc chủ yếu trong các công ty Agency Marketing. Đây là môi trường đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng nên bắt buộc các KAM phải là những người có tư duy sáng tạo.
Bên cạnh đó, vị trí này phải thường xuyên đối mặt với những thử thách và áp lực đến từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, v.vv.. Trong những lúc này, tư duy sáng tạo là “chìa khóa” giúp KAM tìm ra các phương pháp giải quyết vấn đề, xây dựng những chiến lược tiếp thị mang tính đột phá, khác biệt.
Kỹ năng điều phối công việc
Thực tế, KAM dù có giỏi đến mấy cũng không thể triển khai dự án một mình. Bởi vì một dự án cần có sự phối hợp giữa nhiều bộ phận. Cụ thể, sau khi nhận Brief từ khách hàng, KAM phải triển khai với các team Planner, Creative, KOL, Influencer, Event, v.vv..
Dự án chỉ có thể thành công và triển khai đúng tiến độ khi các bộ phận có sự kết hợp ăn ý với nhau. Đây là lúc để KAM thể hiện kỹ năng điều phối công việc, dẫn dắt các bộ phận hoàn thành dự án một cách tốt nhất.
>>> Xem thêm: 8 bước lập kế hoạch đơn giản để làm việc một cách hiệu quả
Thành thạo ngoại ngữ
Ngoại ngữ là một trong những yêu cầu bắt buộc khi ứng tuyển vào vị trí Key Account Manager. Không nhất thiết phải biết đa ngoại ngữ nhưng ít nhất bạn phải biết tiếng Anh. Bởi vì các khách hàng, đối tác của bạn có thể là người nước ngoài. Nếu thành thạo ngoại ngữ, bạn sẽ dễ dàng truyền đạt thông tin, hiểu được mong muốn của khách hàng, từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp.
Khả năng chịu áp lực tốt
Vì tính chất công việc, Key Account Manager phải thường xuyên đối mặt với những áp lực mang tên “deadline”. Nếu KAM không đảm bảo tiến độ dự án thì nguy cơ khách hàng ngừng hợp tác sẽ rất cao. Bên cạnh đó, áp lực của KAM còn xuất phát từ nhiều vấn đề khác như: tìm kiếm khách hàng tiềm năng, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, v.vv..
Do đó, KAM phải có khả năng chịu áp lực tốt, bình tĩnh trước mọi vấn đề đang xảy ra. Để rèn luyện khả năng chịu áp lực trong công việc, bạn cần phải tập trung quản lý cảm xúc của bản thân, quản lý thời gian và lập kế hoạch chi tiết cho từng công việc.
Tạo CV trên TopCV để ứng tuyển nhanh chóng vào các việc làm chất lượng cao!
Một số câu hỏi thường gặp về vị trí Key Account Manager
Key Account Manager và Account Manager khác nhau như thế nào?
Trong các công ty Agency Marketing, cả Key Account Manager và Account Manager đều có trách nhiệm tìm kiếm khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng và ký kết hợp đồng nhằm mang lại doanh thu cho công ty.
Tuy nhiên, Account Manager hướng đến mục tiêu đa dạng phân khúc khách hàng. Trong khi đó, Key Account Manager chỉ tập trung vào những khách hàng trọng yếu, đó là những khách hàng lớn, có tiềm năng mua hàng rất cao.
Phân biệt giữa Key Account Manager và Sales Manager
Nếu chỉ xét về công việc, cả Key Account Manager và Sales Manager đều có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bán hàng và mang lại doanh số cho công ty. Tuy nhiên, mục đích và cách thức làm việc của hai vị trí này lại hoàn toàn khác nhau.
Mục đích: Key Account Manager tập trung chủ yếu vào việc duy trì mối quan hệ với khách hàng, từ mối quan hệ này giúp công ty ký kết hợp đồng trong tương lai. Trong khi đó, Sales Manager lại tập trung vào việc bán hàng, thuyết phục khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ càng sớm càng tốt, mang lại lợi nhuận tức thì cho công ty.
Cách thức làm việc: Nhiệm vụ của Key Account Manager là tìm mọi cách để “thu hoạch” nhiều hơn từ khách hàng, còn Sales Manager là đưa về càng nhiều khách hàng càng tốt.
Key Account Manager có thể làm việc ở đâu?
Ở vị trí Key Account Manager, bạn có thể làm việc tại các công ty Agency về Marketing. Bên cạnh đó, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp B2B, hoạt động trong các lĩnh vực như: sản xuất, cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và phần mềm, bất động sản, tài chính, bảo hiểm, v.vv..
Tìm việc làm Key Account Manager ở đâu?
Trong thời điểm hiện tại, nhu cầu tuyển dụng Key Account Manager của các doanh nghiệp rất cao. Bạn có thể tìm thông tin tuyển dụng của vị trí này trên các mạng xã hội như Facebook, Twister hoặc mục tuyển dụng trên website của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm việc làm Key Account Manager trên các nền tảng tuyển dụng việc làm uy tín như TopCV.vn.
Tại TopCV, bạn dễ dàng tìm được thông tin tuyển dụng Key Account Manager chỉ với những thao tác đơn giản. Hơn hết, các tin tuyển dụng trước khi đăng tải trên nền tảng TopCV đã được chúng tôi kiểm duyệt, xác thực, đảm bảo ứng viên hoàn toàn yên tâm khi tìm việc làm.
Bên cạnh đó, TopCV cho phép ứng viên tạo CV online ngay trên nền tảng của chúng tôi. Nhờ công nghệ Ai, TopCV có thể gợi ý những mẫu CV phù hợp với nghề nghiệp của bạn, giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, nếu bạn đang có mong muốn tìm việc làm senior thì hãy truy cập ngay TopCV. Hàng ngàn cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn đang chờ đợi bạn.
Để trở thành một Key Account Manager xuất sắc. điều bạn cần làm là chuẩn bị nền tảng kiến thức chuyên sâu về Marketing, rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, lãnh đạo, tư duy sáng tạo, v.vv.. Hy vọng những kiến thức được cập nhật trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí Key Account Manager.