Ngành Kinh doanh thương mại là lựa chọn của nhiều bạn trẻ yêu thích lĩnh vực kinh doanh. Bài viết dưới đây, TopCV sẽ chia sẻ cụ thể về ngành Kinh doanh thương mại là gì, mức lương và cơ hội nghề nghiệp để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất.
Tìm hiểu ngành Kinh doanh thương mại là gì?
Đầu tiên, bạn cần nắm rõ khái niệm ngành Kinh doanh thương mại là gì cũng như những kiến thức, kỹ năng sẽ được đào tạo trong ngành này.
Ngành Kinh doanh thương mại là gì?
Ngành Kinh doanh thương mại (Commercial Business) thuộc khối ngành Kinh tế và Quản lý với thời gian đào tạo trung bình khoảng 4 năm. Ngay từ cái tên có thể thấy đây là chuyên ngành trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hoạt động thương mại trong nước lẫn quốc tế. Đây là ngành thiên về thực hành và phân tích tính toán hơn là nghiên cứu.
Ngành Kinh doanh thương mại đào tạo những gì?
- Về kiến thức, ngành Kinh doanh thương mại chủ yếu tập trung đào tạo kiến thức về hoạt động kinh doanh như quảng cáo tiếp thị, hoạch định chính sách kinh doanh, phân tích tài chính - thị trường,.. Đồng thời là kiến thức bán hàng như quản trị bán hàng, xuất - nhập kho quản trị bán lẻ,...
- Về kỹ năng, khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng thực tế liên quan tới nghề nghiệp như làm việc nhóm, tổng hợp và sàng lọc thông tin, điều hành và quản lý dự án,... Đây sẽ là hành trang vững chắc để sinh viên có thể nhanh chóng làm quen và hòa nhập với công việc tại các tổ chức, doanh nghiệp.
Kinh doanh thương mại học trường nào?
Sau khi tìm hiểu ngành Kinh doanh thương mại là gì, chắc hẳn nhiều bạn trẻ không khỏi cảm thấy băn khoăn khi không biết nên theo học tại đơn vị đào tạo nào. Để giúp bạn giải đáp câu hỏi ngành kinh doanh thương mại học trường nào, hãy đến với danh sách cơ sở đào tạo uy tín trong lĩnh vực này dưới đây:
Khu vực miền Bắc
- Đại học Kinh tế Quốc dân: Điểm chuẩn năm 2022 là 22.7 điểm.
- Đại học Tài chính - Ngân hàng: Điểm chuẩn năm 2022 là 20 điểm.
- Đại học Thương mại: Điểm chuẩn năm 2022 là 27 điểm.
Khu vực miền Trung
- Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng: Điểm chuẩn năm 2022 là 25 điểm.
- Đại học Nha Trang: Điểm chuẩn năm 2022 là 19 điểm.
- Đại học Kinh tế - Đại học Huế: Điểm chuẩn năm 2022 là 18 điểm.
Khu vực miền Nam
- Đại học Kinh tế TP.HCM: Điểm chuẩn năm 2022 là 26.9 điểm.
- Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM: Điểm chuẩn năm 2022 là 19 điểm.
- Đại học Công nghệ TP.HCM: Điểm chuẩn năm 2022 là 18 điểm.
- Đại học Văn Lang: Điểm chuẩn năm 2022 là 16 điểm.
Đây đều là những trường đại học sở hữu chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại chất lượng và được cập nhật liên tục theo xu hướng thế giới. Tùy theo năng lực và định hướng nghề nghiệp ngành Kinh doanh thương mại là gì mà đưa ra lựa chọn cho phù hợp.
Ngành Kinh doanh thương mại có dễ xin việc không?
Tất nhiên, cơ hội việc làm của ngành Kinh doanh thương mại là gì luôn nhận được sự quan tâm của mọi sinh viên theo học ngành này. Thực tế, hầu như không có sinh viên nào muốn theo học ngành nghề khó tìm việc. Tuy nhiên với ngành Kinh doanh thương mại, bạn sẽ không cần lo lắng tới vấn đề này.
Lý do là bởi trong thời đại kinh tế phát triển tự do như hiện tại, sinh viên có thể nhanh chóng tìm được một vị trí ổn định, thăng tiến sau khi tốt nghiệp. Bạn có thể lựa chọn làm việc tại các tổ chức tư nhân, cơ quan nhà nước hoặc thử sức với việc tự kinh doanh.
Không chỉ vậy, với nền tảng kiến thức và kỹ năng được rèn luyện từ khi còn trên ghế nhà trường, sinh viên tốt nghiệp ngành này không bị bó buộc ở bất cứ vị trí công việc nào. Cụ thể hơn về việc làm ngành Kinh doanh thương mại là gì sẽ được đề cập trong phần tiếp theo của bài viết.
Học Kinh doanh thương mại ra làm gì?
Dưới đây là danh sách gợi ý những việc làm cụ thể trong ngành ngành Kinh doanh thương mại là gì. Nếu còn phân vân chưa biết nên làm việc ở đâu, bạn có thể thử sức với những vị trí dưới đây:
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh sẽ khá phù hợp với những bạn trẻ năng động, muốn thử sức với lĩnh vực kinh doanh, buôn bán và chưa biết cơ hội việc làm ngành Kinh doanh thương mại là gì. Trong đó, nhiệm vụ chính mà bạn sẽ đảm nhận khi làm việc tại vị trí này là:
- Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp để có thể giới thiệu, tư vấn cho khách hàng có nhu cầu.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, kết nối và xây dựng mối quan hệ bền vững để thuyết phục họ ký kết hợp đồng.
- Hỗ trợ khách hàng thực hiện hợp đồng và thủ tục có liên quan. Chăm sóc sau bán hàng để giữ vững mối quan hệ.
- Hỗ trợ kế toán và các phòng ban khác trong thời gian hoàn thành đơn hàng.
Yêu cầu công việc: Ứng viên cần có bằng cấp liên quan tới ngành Kinh tế, Thương mại, Quản trị kinh doanh. Đồng thời cần sở hữu kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, phân tích tốt, có thể sử dụng thành thạo công cụ hỗ trợ bán hàng để đảm bảo hoàn thành tốt công việc.
Xem chi tiết: Nhân viên kinh doanh là gì? Có nên ứng tuyển nhân viên kinh doanh?
Nhân viên thu mua logistics
Vị trí tiếp theo trong danh sách công việc ngành Kinh doanh thương mại là gì chính là trở thành nhân viên thu mua logistics. Cụ thể, mô tả công việc vị trí này thường gặp tại các doanh nghiệp, tổ chức là:
- Lập kế hoạch thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu cần thiết theo nhu cầu nhằm đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp vận hành trơn tru.
- Theo dõi đơn hàng nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, tiến độ giao hàng theo đúng lịch trình đã đặt ra.
- Đàm phán với nhà cung cấp về giá cả, điều khoản mua hàng để đảm bảo mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty.
- Phối với với các bộ phần khác như kế hoạch, sản xuất để đảm bảo làm việc đúng tiến độ mua hàng.
Yêu cầu công việc: Ứng viên cần sở hữu kiến thức ngành Kinh doanh thương mại là gì cũng như bằng cấp liên quan tới Kinh tế, Thương mại, Quản trị kinh doanh. Bên cạnh đó là những kỹ năng mềm như giao tiếp và xây dựng mối quan hệ, đàm phán, phân tích và ra quyết định, quản lý thời gian nhằm phục vụ cho công việc.
Xem chi tiết: Nhân viên thu mua là gì? Học gì ra làm nhân viên thu mua?
Quản lý kho bãi
Quản lý kho là vị trí không thể thiếu trong bất cứ tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại. Do đó nếu bạn chưa biết việc làm ngành Kinh doanh thương mại là gì thì có thể thử sức làm việc ở vị trí này. Trong đó, những yêu cầu nhiệm vụ thường thấy của quản lý kho là:
- Sắp xếp lịch vận chuyển ra - vào kho khoa học, hợp lý, đúng thời hạn để giảm thiểu chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
- Quản lý và điều phối hoạt động bốc xếp, giao nhận hàng hóa trong kho.
- Giám sát số lượng - chất lượng hàng hóa trong kho và trong quá trình xuất kho tới tay khách hàng.
- Quản lý và lưu trữ hóa đơn, chứng từ liên quan.
- Phối hợp với các bộ phần khác như kinh doanh, sản xuất, vận tải để giải quyết các vấn đề phát sinh, tránh ảnh hưởng tới hoạt động giao hàng.
Yêu cầu công việc: Để trở thành quản lý kho bãi, bên cạnh kiến thức nền tảng về ngành Kinh doanh thương mại là gì thì ứng viên cần sở hữu bằng cấp liên quan tới Logistics, Quản trị kinh doanh, Thương mại... Đồng thời, những ứng viên có kỹ năng sắp xếp, quản lý công việc, sắp xếp và quản lý hàng hóa, làm việc nhóm,... sẽ gây ấn tượng nhiều hơn cho nhà quản lý.
Xem chi tiết: Việc làm quản lý kho là gì? Mô tả công việc của quản lý kho
Nhân viên xuất nhập khẩu
Một gợi ý tiếp theo về công việc ngành Kinh doanh thương mại là gì là vị trí nhân viên xuất nhập khẩu. Tùy thuộc vào quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà nhân viên xuất nhập khẩu sẽ đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, vai trò của vị trí này trong bộ máy doanh nghiệp là:
- Lên kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp hàng hóa, đối tác thu mua trong và ngoài nước phù hợp theo nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp.
- Tiến hành đàm phán với đối tác, nhà cung cấp, khách hàng và thực hiện soạn thảo văn bản, hợp đồng sau khi đạt được thỏa thuận chung.
- Theo dõi tiến độ đơn hàng và kiểm soát chất lượng, số lượng cho tới khi tới tay khách hàng.
- Cung cấp các chứng từ, thủ tục liên quan tới xuất, nhập khẩu để hỗ trợ quá trình khai báo hải quan.
- Phối hợp với các bộ phận khác để hoàn tất đơn hàng đúng tiến độ.
Yêu cầu công việc: Để đáp ứng tốt công việc của nhân viên xuất nhập khẩu, ứng viên cần tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành liên quan đến Logistics, Thương mại quốc tế, Quan hệ quốc tế, Tiếng Anh thương mại,... Đồng thời với đó là sở hữu những kỹ năng mềm như giao tiếp, tư duy chiến lược, tổ chức và sắp xếp công việc,...
Xem chi tiết: Nhân viên xuất nhập khẩu là gì? Công việc ra sao?
Mức lương ngành Kinh doanh thương mại
Thực tế, tùy theo từng vị trí công việc mà mức lương nhận được cũng có sự khác biệt. Dưới đây là mức lương trung bình theo kinh nghiệm dành cho những nhân sự làm việc trong lĩnh vực này:
- Với sinh viên mới ra trường: Đây là những nhân sự chưa có nhiều kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc thực tế. Doanh nghiệp cần bỏ thời gian và công sức đào tạo nên mức lương sẽ chỉ giao động ở mức cơ bản từ 6-8 triệu/tháng.
- Với cấp độ Junior: Đây là những nhân sự có kinh nghiệm làm việc từ 1-2 năm, đã có sự va chạm thực tế trong ngành. Lúc này, mức lương trung bình cho vị trí Junior nằm trong khoảng từ 9-14 triệu/tháng.
- Với cấp độ Senior: Đây là những nhân sự đã sở hữu kinh nghiệm làm việc từ 3-5 năm trong ngành Kinh doanh thương mại. Với cấp độ này, mức lương có sự chênh lệch nhất định giữa các vị trí công việc nhưng thường giao động trong khoảng 15-20 triệu/tháng.
- Với cấp độ Quản lý: Thường là những nhân sự làm việc lâu năm trong nghề với kinh nghiệm từ 8-10 năm. Để đạt được cấp độ này, bạn không chỉ cần sở hữu năng lực và kinh nghiệm chuyên môn mà còn cần tới kỹ năng lãnh đạo, quản lý. Mức lương cho vị trí này có thể lên tới 30-50 triệu/tháng cho quản lý cao cấp.
Trên đây là những thông tin tổng quan về ngành Kinh doanh thương mại là gì mà bạn cần nắm rõ nếu muốn theo học và làm việc trong lĩnh vực này. Mong rằng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, bạn sẽ đưa ra lựa chọn nghề nghiệp chính xác trong tương lai. Đừng quên truy cập TopCV để cập nhật những tin tức tuyển dụng và thông tin việc làm mới nhất ngành Kinh doanh thương mại nhé.