Quản lý nhân sự đóng vai trò thiết yếu trong mọi tổ chức khi hỗ trợ nguồn nhân lực đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp. Hãy cùng TopCV tìm hiểu rõ Quản lý nhân sự là gì, vai trò và chức năng của quản lý nhân sự, để định hướng công việc, nghề nghiệp tương lai của mình!
Quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự - HRM (Human Resources Management) là hoạt động quản lý lực lượng lao động của công ty một cách có hệ thống, thông qua giám sát mọi khía cạnh của nhân sự, bao gồm: thu hút ứng viên, tuyển dụng, đào tạo, trả lương, thăng chức và giữ chân nhân viên.
Ví dụ: Bộ phận nhân sự sẽ xem xét tuyển dụng những người có văn hóa phù hợp với tổ chức để họ gắn bó lâu hơn với doanh nghiệp và làm việc hiệu quả hơn. Hoặc bộ phận nhân sự thực hiện các chiến lược gắn kết nhân viên để thúc đẩy năng suất lao động của họ.
Nhìn chung, vai trò của quản lý nhân sự bao quát đầy đủ các chức năng hành chính. Đồng thời, quản lý nhân sự là công cụ định hướng chiến lược của công ty, thúc đẩy một môi trường làm việc năng suất, hạnh phúc và phát triển toàn diện.

Các công việc Quản lý nhân sự
Quản lý nhân sự bao quát 12 chức năng chính:
- Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực: Tối ưu hóa lực lượng lao động của công ty dựa trên dữ liệu nhân sự, đảm bảo công ty có đủ nhân sự để vận hành tốt.
- Tuyển dụng: Thu hút và tuyển dụng những ứng viên phù hợp nhất với công ty thông qua các bước viết mô tả công việc, sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn, gửi thư mời làm việc, giới thiệu nhân viên mới.
- Quản lý hiệu suất: Liên tục theo dõi và quản lý hiệu suất công việc, sự phát triển của nhân viên để đảm bảo phù hợp với mục tiêu của công ty.
- Đào tạo và phát triển: Tạo cơ hội phát triển kỹ năng, kiến thức và chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên để gia tăng hiệu suất vì thành công của toàn doanh nghiệp.
- Định hướng nghề nghiệp: Hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên để họ có thể phát triển theo chiều dọc (thăng chức) hoặc chiều ngang (chuyển đổi vị trí) để cải thiện sự gắn kết, giữ chân nhân viên và đồng thời giảm chi phí tuyển dụng.
- Đánh giá chức năng: Quan sát và so sánh các nhóm, bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp, bao gồm chất lượng công việc, địa điểm làm việc, thời lượng công việc, trách nhiệm đảm nhận, những giá trị đóng góp cho công ty, v.vv.. để đánh giá hiệu suất.
- Khen thưởng: Cơ cấu tiền lương, lập chính sách về các đặc quyền và lợi ích cho nhân viên (đóng bảo hiểm, thưởng hiệu suất, thay đổi hình thức làm việc, v.vv..) để tạo động lực làm việc và tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên.
- Quan hệ lao động: Duy trì mối quan hệ tốt với các công đoàn lao động, tập thể và các thành viên để phát hiện và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn tiềm ẩn, tránh dẫn đến kỷ luật hoặc sa thải.
- Tương tác với nhân viên: Cung cấp các thông tin phù hợp và kịp thời cho nhân viên, duy trì giao tiếp cởi mở và trung thực để thúc đẩy một môi trường làm việc đáng tin cậy.
- An toàn và vệ sinh lao động: Đảm bảo nhân viên tuân thủ mọi nguyên tắc về sức khỏe và an toàn vệ sinh để tránh thương tích, bệnh tật hay tử vong.
- Phúc lợi: Chăm sóc sức khỏe tinh thần, thể chất và tài chính cho nhân viên để tạo trạng thái làm việc hứng khởi và hiệu quả nhất.
- Trách nhiệm hành chính: Thực hiện các công việc hành chính như sử dụng hệ thống quản lý nguồn nhân sự để lưu trữ và theo dõi thông tin nhân viên.

Vai trò của công tác quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Công tác quản lý nhân sự đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp vì:
- Gắn kết nhân viên với các mục tiêu kinh doanh của công ty.
- Tuyển chọn những nhân viên tốt nhất với đúng vị trí tuyển dụng.
- Hỗ trợ nhân viên nâng cao hiệu suất công việc, đáp ứng mục tiêu của công ty.
- Bảo vệ các quyền lợi cho nhân viên theo đúng quy định của nhà nước.
- Giúp nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp một cách tích cực.
- Nâng cao sự hài lòng cho nhân viên thông qua các phúc lợi và cơ chế lương thưởng.
- Thúc đẩy và duy trì tinh thần làm việc nhân viên.
- Giúp tiết kiệm chi phí bằng cách tối ưu hóa quy trình tuyển dụng hoặc giảm tỷ lệ nhân viên vắng mặt, nghỉ việc.
- Hỗ trợ sự phát triển của tổ chức thông qua quy trình và chiến lược nhân sự tối ưu.

Cơ cấu phòng nhân sự và các chức danh
Tùy thuộc vào cơ cấu, quy mô và lĩnh vực kinh doanh của công ty, bộ phận nhân sự sẽ được xây dựng với quy mô, vai trò và các chức danh cụ thể.
Ví dụ về cơ cấu một phòng nhân sự điển hình:

Sau đây là những chức danh phổ biến trong phòng nhân sự:
Chức danh | Trách nhiệm điển hình |
Chuyên viên nhân sự - HR Specialist |
|
Chuyên viên nhân sự tổng hợp - HR Generalist |
|
Chuyên viên tuyển dụng - Recruitment Specialist |
|
Chuyên viên đào tạo và phát triển (Training & Development Specialist) |
|
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi (Compensations & Benefits Specialist) |
|
Quản trị hành chính nhân sự (HR Admin) |
|
Trưởng phòng nhân sự (HR Manager) |
|
Giám đốc nhân sự (Chief Human Resources Officer) |
|
>>> Xem thêm: Review toàn bộ các vị trí HOT và mức lương ngành nhân sự
Tiềm năng phát triển sự nghiệp ngành nhân sự
Lĩnh vực quản lý nhân sự tạo ra những ảnh hưởng mang tính chiến lược đối với một doanh nghiệp và các thành viên của doanh nghiệp đó. Với các kỹ năng và chuyên môn của mình, một chuyên gia trong lĩnh vực nhân sự có thể góp phần hình thành văn hóa và sự phát triển cho tổ chức. Do đó, tất cả mọi doanh nghiệp đều đầu tư chặt chẽ vào cơ cấu tổ chức phòng nhân sự.
Nhu cầu tuyển dụng bộ phận Quản lý nhân sự
Trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nhân sự để đảm bảo sự tồn tại. Kể cả nhân viên bộ phận nhân sự cũng không phải ngoại lệ.
Tuy nhiên, dù tình hình kinh tế có khó khăn đến đâu, nhu cầu tuyển dụng và giữ chân nhân viên chất lượng cao vẫn không có sự chuyển biến quá nhiều. Vì nếu nguồn nhân lực thay đổi quá mạnh mẽ khiến doanh nghiệp phải tái cơ cấu thì chi phí mất đi càng nhiều hơn và hoạt động kinh doanh càng khó tiếp diễn.
Chính vì vậy, dù ở giai đoạn nào, các doanh nghiệp đều rất cần những chuyên gia nhân sự đồng hành để tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân viên một cách hiệu quả.
Hiện nay, khi kinh tế và xã hội đang dần ổn định trở lại, nhu cầu tuyển dụng phòng nhân sự tại Việt Nam lại tăng vọt. Bạn sẽ nhanh chóng tìm được một công việc có mức lương ổn định tại bộ phận quản lý nhân sự của các công ty lớn nhỏ trên khắp cả nước. Bạn có thể tham khảo những việc làm ngành nhân sự mới nhất được đăng tải trên chuyên trang tuyển dụng TopCV.
>>> Xem thêm: Chia sẻ cẩm nang xin việc ngành nhân sự - Update mới nhất 2023

Mức lương của bộ phận Quản lý nhân sự
Theo Báo cáo Thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 của TopCV, mức lương ngành nhân sự được phân chia theo số năm kinh nghiệm và cấp bậc như sau:
Mức lương ngành nhân sự theo cấp bậc:
- Nhân viên: 8-12 triệu VND
- Trưởng nhóm: 12-18 triệu VND
- Trưởng/Phó phòng: 18-25 triệu VND
- Quản lý/Giám sát: 12-18 triệu VND
- Trưởng chi nhánh: 13.5-20 triệu VND
- Phó giám đốc: 12-32.5 triệu VND
- Giám đốc: 25-50 triệu VND
- Thực tập sinh: 3-4 triệu VND
Mức lương ngành nhân sự theo số năm kinh nghiệm:
- Dưới 1 năm: 6-8 triệu VND
- Từ 1-3 năm: 9-13 triệu VND
- Từ 3-5 năm: 12-18 triệu VND
- Trên 5 năm: 20-25 triệu VND
Mức lương ngành nhân sự ở một số vị trí cụ thể:
(Tham khảo đồng thời tại chuyên trang tuyển dụng TopCV)
- Giám đốc nhân sự: 49.5-90 triệu VND
- Trưởng phòng hành chính nhân sự: 18-25 triệu VND
- Phó phòng hành chính nhân sự: 18-20 triệu VND
- Hành chính nhân sự tổng hợp: 10-15 triệu VND
- Chuyên viên nhân sự: 10-15 triệu VND
- Nhân viên nhân sự: 8-12 triệu VND

Cần chuẩn bị gì để theo đuổi sự nghiệp Quản lý nhân sự?
Cho dù bạn là sinh viên mới tốt nghiệp, mong muốn theo đuổi công việc quản lý nhân sự hay là một chuyên gia giàu kinh nghiệm nhưng muốn chuyển đổi nghề nghiệp sang mảng nhân sự, thì dưới đây là một số tiêu chí để bắt đầu:
- Có bằng cấp, chứng nhận liên quan: Bạn có thể theo học các chương trình đào tạo chính quy hoặc khóa học tư nhân để có được chứng chỉ chính thức trong lĩnh vực nhân sự.
- Học các kỹ năng quản lý nhân sự cơ bản: Bạn có thể tham gia các lớp kỹ năng để trau dồi chuyên môn hành chính, hiểu về tuyển dụng và đào tạo, học cách sử dụng các hệ thống quản trị nhân sự, v.vv..
- Học hỏi các kiến thức ngành: Bạn có thể tham khảo các blog về nhân sự, đọc sách hoặc nghe podcast về các xu hướng quản trị nhân sự mới.
- Tham gia mạng lưới nhân sự và các nhóm ngành: Bạn có thể theo dõi các nhóm Facebook về nghề nhân sự, các nhóm ngành liên quan để học hỏi cách thức tuyển dụng, đào tạo và giữ chân nhân viên ở từng lĩnh vực.
- Đăng ký thực tập hoặc làm nhân viên fresher cho phòng nhân sự: Để có được trải nghiệm thực tế về công việc trong lĩnh vực nhân sự, tốt nhất là bạn trực tiếp ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh hoặc nhân viên nhân sự fresher.
Hãy tham khảo những việc làm mới nhất được đăng tải trên TopCV để không bỏ lỡ cơ hội.

Quản lý nhân sự học khối nào?
Để có được nền tảng kiến thức và chuyên môn vững chắc nhất trong ngành quản lý nhân sự, bạn nên theo học các khóa đào tạo chính quy tại các trường đại học uy tín:
- ĐH Kinh tế Quốc dân
- ĐH Lao động Xã hội
- ĐH Công đoàn
- ĐH Nội vụ
- ĐH Thương Mại
- ĐH Kinh tế - Đã Nẵng/Huế/TP.HCM
Để thi đỗ khoa Quản trị nhân lực tại các trường đại học này, bạn cần ôn luyện tốt các môn học thuộc các khối sau:
- A00: Toán - Lý - Hóa
- A01: Toán - Lý - Anh
- D01: Toán - Anh - Văn
- D07: Toán - Hóa - Anh
- D09: Toán - Sử - Anh
- C00: Văn - Sử - Địa
- C15: Văn - Toán - KHXH

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin căn bản về quản lý nhân sự là gì, vai trò, chức năng và tiềm năng phát triển của ngành nhân sự. Trong các doanh nghiệp hiện đại, bộ phận quản lý nhân sự được coi là đối tác chiến lược giúp gắn kết hoạt động của mọi nhân viên với mục tiêu kinh doanh. Điều này giúp các chuyên gia ngành nhân sự được đánh giá cao và trở thành những người có đóng góp lớn vào thành công của doanh nghiệp.
Để trở thành một nhân tố chủ chốt trong bộ phận quản lý nhân sự của các công ty, bạn hãy liên tục học hỏi, trau dồi kiến thức và chuyên môn thông qua những công việc thực tế được đăng tải tại TopCV. Ngoài ra, hãy tận dụng các mẫu CV chuyên nghiệp được TopCV tạo sẵn để gia tăng tính chuyên nghiệp cho bộ hồ sơ xin việc của mình!