R&D đang là một trong những hoạt động khá quan trọng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty FMCG (tiêu dùng nhanh) hiện nay. Để có thể quản lý được hoạt động này, bộ phận R&D được ra đời, R&D Manager chính là người sẽ điều hành bộ phận này. Vậy, nếu bạn cũng đang tìm hiểu về R&D Manager là gì, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về R&D Manager là gì?
Khái niệm của R&D Manager là gì?
Để hiểu về vị trí của R&D Manager là gì, hãy tìm hiểu qua về thuật ngữ R&D. R&D là cụm từ viết tắt của Research And Development, dịch ra có nghĩa là nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ. Vậy, có thể hiểu rằng, R&D là tất cả những hoạt động có liên quan đến nghiên cứu, phát triển, tạo ra sự đổi mới của sản phẩm, dịch vụ,…
Vậy, có thể hiểu R&D Manager chính là người đứng đầu và quản lý bộ phận R&D. Họ sẽ đóng vai trò là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ chiến lược, kế hoạch cho bộ phận này. Đa số các doanh nghiệp, tập đoàn lớn hiện nay đều sẽ có bộ phận R&D.
>>> Xem thêm: Chuyên viên phát triển sản phẩm công việc là gì? Thu nhập ra sao?

Chức năng, nhiệm vụ của R&D Manager là gì?
Chức năng và nhiệm vụ của R&D Manager sẽ luôn song song với chức năng, nhiệm vụ của phòng R&D. Bao gồm:
- Chức năng phân tích: R&D Manager sẽ cần thực hiện các phân tích tổng hợp liên quan đến thị trường, khách hàng,… Ngoài ra, họ cũng sẽ cùng bộ phận R&D thực hiện các phân tích về số liệu, dữ liệu để có góc nhìn khách quan và đánh giá chuyên sâu, giúp hoàn thiện sản phẩm tốt hơn.
- Nghiên cứu khách hàng: R&D Manager sẽ đóng vai tròn quan trọng thực hiện chức năng này. Bạn sẽ cần cùng bộ phận R&D nghiên cứu về các yếu tố như độ tuổi, giới tính, hành vi, sở thích,… của khách hàng.
- Chia sẻ thông tin: Với những dữ liệu đã thu thập, nghiên cứu và phân tích, R&D Manager sẽ cần chia sẻ nó với những bộ phận liên quan, ban lãnh đạo. Từ đó có thể tìm ra được chiến lược nghiên cứu, phát triển sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất.
Có nên làm R&D Manager hay không?
Sau khi đã hiểu về khái niệm của R&D Manager là gì, chắc hẳn nhiều bạn sẽ phân vân rằng có nên làm công việc này không. Để xác định được chính xác câu trả lời phù hợp, bạn cần phải so sánh về yêu cầu, công việc của vị trí này và mức thu nhập mà bạn nhận được. Cụ thể như sau:
Công việc của R&D Manager là gì?
Nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp sẽ là công việc chính của R&D Manager. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mô hình của doanh nghiệp, công việc của họ có thể sẽ có sự khác biệt đôi chút. Bạn có thể tham khảo một số công việc mà R&D Manager thường sẽ phải làm như sau:
Công việc chuyên môn, bao gồm:
- Lên các chiến lược, kế hoạch có liên quan đến phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.
- Tìm kiếm, đưa ra các ý tưởng sáng tạo mới để giúp sản phẩm/dịch vụ được đa dạng hóa, phù hợp với thị trường hơn.
- Thực hiện cùng nhân viên phòng R&D nghiên cứu, sáng tạo ra các sản phẩm/dịch vụ mới cho doanh nghiệp, nâng cấp các sản phẩm/dịch vụ cũ trước đó để phù hợp hơn với nhu cầu người tiêu dùng.
- Theo dõi, quản lý, giám sát tất cả quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Thực hiện theo dõi, tiếp cận với khách hàng để nắm bắt được mong muốn, nhu cầu của khách hàng với sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp.
- Phối hợp cùng các bộ phận khác nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Kiểm định về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ trước khi được đưa ra thị trường.

Công việc quản lý, bao gồm:
- Kiểm soát, theo dõi và điều hành toàn bộ hoạt động của phòng R&D.
- Tuyển dụng, hướng dẫn cho nhân sự mới về các công việc liên quan của phòng R&D.
- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho các nhân viên cũ của phòng ban mình quản lý.
- Phân công nhiệm vụ phù hợp với từng năng lực của nhân viên.
KPIs cần đạt của R&D Manager là gì?
KPIs là một trong những yếu tố mà bạn nên quan tâm khi tìm hiểu về có nên làm R&D Manager hay không. Với vị trí này, bạn sẽ cần phải đáp ứng những KPIs như sau:
- Tỷ lệ duy trì khách hàng (Customer Retention Rate).
- Tỷ lệ mức độ khiếu nại của khách hàng (Customer Complaints).
- Chỉ số mức độ thiện cảm của khách hàng (Net Promoter Score – NPS).
- Tỷ lệ đo lường chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ ban đầu (First Pass Yield – FPY).
- Tỷ lệ hài lòng của khách hàng khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ (Customer Satisfaction Index).
- Tỷ lệ sử dụng để đánh giá mức độ tăng trưởng ở thị trường chung (Market Growth Rate).
- Tỷ lệ thể hiện các loại chi phí hoạt động liên quan đến sản phẩm, dịch vụ (Operating Expense Ratio – OER).
Mức thu nhập của R&D Manager
Bên cạnh các công việc, mức KPIs mà R&D Manager cần thực hiện, mức thu nhập cũng sẽ là một yếu tố để bạn dựa vào đó và quyết định có nên làm R&D Manager hay không. Hiện tại, mức lương của R&D Manager được đánh giá khá cao trên thị trường.
Mức thực tế sẽ còn tùy thuộc vào kinh nghiệm, năng lực của R&D Manager, quy mô doanh nghiệp, loại hình sản phẩm/dịch vụ mà họ phụ trách. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo mức lương trung bình theo khảo sát như sau:
- Lương trung bình: 44.100.000 đồng/tháng.
- Dải lương phổ biến: 21.600.000 – 33.400.000 đồng/tháng.
- Mức lương thấp nhất: 9.800.000 đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất: 127.600.000 đồng/tháng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến vị trí R&D Manager (Trưởng phòng R&D). TOPCV hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về vị trí R&D Manager là gì. Để xác định có nên làm R&D Manager hay không, bạn cần xem xét các yếu tố đã được đánh giá trong bài và mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì. Từ đó bạn sẽ có được sự lựa chọn việc làm phù hợp.