Sales Representative là mắt xích quan trọng giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng. Trong ngành Sales, vị trí này được đánh giá có tiềm năng phát triển rất lớn, trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều bạn trẻ. Vậy Sales Representative là gì? Công việc của họ là gì? Hãy cùng TopCV tìm hiểu chi tiết về công việc này ngay trong bài viết dưới đây.
Sales Representative là gì?
Sales Representative (Đại diện kinh doanh/bán hàng) là người chịu trách nhiệm giới thiệu, tư vấn và bán sản phẩm/dịch vụ của công ty đến khách hàng. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, duy trì quan hệ khách hàng và thúc đẩy doanh số. Vị trí này cao hơn Salesman (Nhân viên kinh doanh) và thấp hơn Sales Executive (Chuyên viên kinh doanh).
Trên thực tế, công việc của người đại diện bán hàng có phần tương tự như các nhân viên kinh doanh như: tìm kiếm khách hàng, tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng. Tuy nhiên, các Sales Rep cũng sẽ tham gia vào công việc nghiên cứu thị trường, đề xuất chiến lược kinh doanh, quản lý nhân viên kinh, v.vv..
Về đối tượng khách hàng, Sales Rep sẽ hướng đến các doanh nghiệp lớn, tổ chức, cơ quan Chính phủ thay vì những khách hàng lẻ như người tiêu dùng. Do đó, các doanh nghiệp thường đặt ra các yêu cầu khá cao khi tuyển dụng Sales Rep.

Công việc của Sales Representative là gì?
Như đã đề cập, công việc của người đại diện bán hàng tương tự như nhân viên kinh doanh. Cả hai vị trí đều có mục tiêu thúc đẩy doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, người đại diện bán hàng còn thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến chiến lược, kế hoạch bán hàng của doanh nghiệp.
Cụ thể, Sales Representative thường đảm nhận các công việc sau:
Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh
Sales Representative cần theo dõi sát sao biến động của thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh, bán hàng phù hợp. Từ đó, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng
Sales Representative có nhiệm vụ tìm kiếm thông tin khách hàng từ nhiều kênh khác nhau như: nguồn dữ liệu khách hàng của công ty, khách hàng từ bạn bè/người thân, khách hàng từ mạng xã hội, v.vv.. Sau đó, họ sẽ chủ động liên hệ, kết nối và xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng để giới thiệu, tư vấn sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Giới thiệu, tư vấn sản phẩm/dịch vụ đến khách hàng doanh nghiệp
Sales Representative là người đại diện doanh nghiệp trực tiếp giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, giải đáp thắc mắc và cung cấp các chính sách, ưu đãi đến khách hàng đối tác để thuyết phục họ mua, sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
Đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng
Sau khi tư vấn về sản phẩm/dịch vụ, Sales Representative sẽ tiếp tục đàm phán với khách hàng về các điều khoản hợp đồng, bao gồm: Giá cả, điều kiện thanh toán, thời gian giao hàng, v.vv.. Sau khi đạt được thỏa thuận, Đại diện bán hàng sẽ đưa hợp đồng để khách hàng ký nhận.
Xây dựng chiến lược kinh doanh
Sales Rep khác với Salesman (Nhân viên kinh doanh) ở chỗ họ sẽ thực hiện lên các chiến lược kinh doanh, bán hàng nhằm tăng trưởng doanh số cho doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, xu hướng ngành thì các Đại diện kinh doanh sẽ đề xuất các chiến lược kinh doanh cụ thể cho Chuyên viên điều hành kinh doanh hoặc Giám đốc kinh doanh.

>>> Xem thêm: Cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên kinh doanh tốn ít chi phí nhất
Các vị trí công việc liên quan đến Sales Representative
Sales Representative không chỉ là mắt xích giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng mà còn là cầu nối giữa các vị trí trong phòng kinh doanh. Những vị trí công việc có liên quan đến Sales Representative gồm:
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là người làm việc trực tiếp với khách hàng, chủ yếu là nhóm khách hàng mua lẻ. Nhân viên kinh doanh có cấp bậc thấp hơn và hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của người đại diện bán hàng.
Trong công việc, nếu như Sales Rep là người nghiên cứu thị trường và tạo ra các cơ hội kinh doanh thì Salesman sẽ là người chuyển hóa các cơ hội bằng hoạt động bán hàng. Salesman chính là người bạn đồng hành, giúp Sales Rep hoàn thành các chỉ tiêu KPI do cấp trên đặt ra.
>>> Xem thêm: Nhân viên sales là gì? Top 8 nghề sales lương cao nhất
Điều hành kinh doanh
Sales Executive là người điều hành, triển khai và thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty. Họ là người đặt ra mục tiêu, định hướng và chỉ đạo công việc trực tiếp cho Sales Representative. Trong khi đó, Sales Representative có trách nhiệm báo cáo tình hình kinh doanh, kết quả hoạt động bán hàng cho Sales Executive.

Giám đốc kinh doanh
Sales Director là “đầu tàu” của bộ phận kinh doanh, nắm giữ quyền hành cao nhất và quản lý toàn bộ các vị trí Sales, bao gồm cả Sales Representative. Nhiệm vụ chính của giám đốc kinh doanh là quản lý, điều hành và định hướng các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, họ có trách nhiệm tiếp nhận báo cáo, ý kiến từ các phòng ban và nhân viên cấp dưới, sau đó xem xét và đưa ra phương án xử lý khi cần thiết.
Thông thường, công việc của Sales Representative sẽ do Sales Director đặt ra và thông qua sự phân công của Sales Executive. Ngược lại, Sales Rep sẽ trực tiếp thảo luận và tham khảo ý kiến với hai vị trí này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
7 yếu tố then chốt giúp bạn thành công với vị trí Sales Representative
Trên thực tế, các doanh nghiệp không có yêu cầu quá cao đối với vị trí Sales Representative khi tuyển dụng. Tuy nhiên, để thành công với vị trí này cũng như thăng tiến lên những vị trí cao hơn thì bạn cần phải sở hữu những yếu tố sau đây.
Kinh nghiệm và kiến thức
Như đã nói, khách hàng của Sales Rep là các doanh nghiệp lớn, tổ chức, cơ quan chính phủ. Do đó, bạn cần phải nắm vững kiến thức về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cũng như các kiến thức liên quan đến ngành. Trong khi đó, kinh nghiệm bán hàng sẽ giúp bạn dễ dàng đàm phán và nhanh chóng thuyết phục khách hàng đi đến quyết định mua hàng.
Bên cạnh đó, kiến thức và kinh nghiệm chính là lợi thế khi bạn phỏng vấn xin việc. Mặc dù các nhà tuyển dụng vị trí Sales Rep không đặt nặng vấn đề kinh nghiệm nhưng thực tế họ luôn đề cao và ưu tiên những ứng viên có kinh nghiệm, đạt thành tích về doanh số.

Ngoại hình ưa nhìn
Sales Representative là gương mặt đại diện của doanh nghiệp trước các khách hàng và đối tác. Do đó, doanh nghiệp thường ưu tiên tuyển dụng các ứng viên có ngoại hình ưa nhìn, gương mặt sáng sủa và trang phục chỉn chu, gọn gàng.
Ngoại ngữ
Ở vị trí Sales Rep, khách hàng của bạn chủ yếu là các doanh nghiệp, tổ chức lớn, trong đó có không ít doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, nếu bạn có ngoại ngữ tốt (đặc biệt là tiếng Anh) thì bạn sẽ có rất nhiều lợi thế trong công việc.
Cụ thể, ngoại ngữ cho phép bạn mở rộng tệp khách hàng, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đồng thời, ngoại ngữ là công cụ giúp bạn xây mối quan hệ cho vị trí đại diện bán hàng, biết đâu những mối quan hệ này có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn trong tương lai.

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp chính là chìa khóa giúp người làm trong lĩnh vực kinh doanh mở cánh cửa thành công. Đối với người đại diện bán hàng, kỹ năng giao tiếp lại càng quan trọng vì khách hàng của bạn là các doanh nghiệp, tổ chức và cơ quan chính phủ.
Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt tâm lý và nhu cầu của khách hàng, thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc đàm phán với đối tác. Đồng thời, kỹ năng giao tiếp tốt cho phép Sales Rep xây dựng, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, đối tác.

>>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 07 cách cải thiện khả năng giao tiếp hiệu quả
Khả năng ứng biến linh hoạt
Trong quá trình tư vấn, khách hàng có thể đặt ra bất kỳ câu hỏi nào dành cho Sales Rep. Bên cạnh đó, Sales Rep có thể rơi vào vô vàn tình huống bất ngờ. Trong những trường hợp như thế này thì khả năng ứng biến linh hoạt sẽ giúp bạn rất nhiều.
Cụ thể, khả năng ứng biến linh hoạt sẽ giúp bạn trò chuyện và xử lý tình huống một cách khéo léo, nhanh chóng. Bạn cũng chủ động hơn trong việc tìm hiểu mong muốn và nhu cầu của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ, từ đó tăng cơ hội thuyết phục khách hàng.
Tự tin
Tự tin là tố chất bắt buộc phải có ở người đại diện bán hàng. Thần thái tự tin khi tư vấn chính là cơ sở để khách hàng tin tưởng và quyết định lựa chọn sản phẩm/dịch vụ mà Sales Rep đang bán. Đồng thời, tự tin chính là động lực giúp bạn vượt qua các thử thách, khó khăn khi bán hàng.

Kiên nhẫn
Không phải bất cứ lúc nào khách hàng cũng đưa ra quyết định ngay lập tức sau khi nghe Sales Representative tư vấn. Họ phải tìm hiểu, phân tích và đánh giá về sản phẩm/dịch vụ. Quá trình này có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng.
Nếu không đủ kiên nhẫn, bạn sẽ không thể nào theo chân khách hàng đến cùng. Bên cạnh đó, tính kiên nhẫn sẽ giúp Sales Rep không bị chán nản trước những lời từ chối của khách hàng.
Tổng hợp những câu hỏi về vị trí Sales Representative
Mức lương của vị trí Sales Representative bao nhiêu?
Vì tính chất nghề nghiệp nên thu nhập của người đại diện bán hàng không bị giới hạn ở một con số nhất định. Bởi vì ngoài mức lương cứng, Sales Rep còn nhận được hoa hồng và các khoản thưởng KPI. Bên cạnh đó, mức lương của Sales Rep còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm làm việc, loại hình sản phẩm, v.vv..

>>> Xem thêm: Bỏ túi cách deal lương khéo léo, hiệu quả khi phỏng vấn
Sales Rep có thể thăng tiến lên các vị trí nào?
Sales Rep là người đại diện bán hàng của một doanh nghiệp. Trong bộ phận kinh doanh, vị trí Sales Rep chỉ có cấp bậc cao hơn nhân viên kinh doanh. Do đó, Sales Rep hoàn toàn có thể thăng tiến lên các vị trí cao hơn trong bộ kinh doanh như:
- Sales Executive (Chuyên viên điều hành kinh doanh): Họ là những người điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của khu vực được giao theo sự phân công của cấp trên. Cụ thể, các chuyên viên kinh doanh có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, xây dựng kế hoạch bán hàng, đặt mục tiêu doanh thu, quản lý nhân viên, v.vv..
- Sales Supervisor (Giám sát kinh doanh): Là người giám sát và quản lý nhân viên kinh doanh. Cụ thể, họ sẽ tham gia vào kế hoạch bán hàng và đưa ra các phương án giúp nhân viên kinh doanh đạt được chỉ tiêu.
- Sales Manager (Trưởng phòng kinh doanh): Là người chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động kinh doanh của phòng kinh doanh như: lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, phát triển hệ thống khách hàng, quản lý phòng kinh doanh nhằm đạt mục tiêu về doanh số, v.vv.. Vị trí trưởng phòng kinh doanh thường xuất hiện ở những doanh nghiệp có quy mô lớn, phân cấp bậc rõ ràng.
- Sales Director (Giám đốc kinh doanh): Đây là vị trí cao nhất của nghề Sales. Sales Director là người quản lý tổng thể hoạt động kinh doanh, dẫn dắt bộ phận kinh doanh đạt được các mục tiêu về doanh số, lợi nhuận.

>>> Xem thêm: Chia sẻ những bí kíp tìm việc trưởng phòng kinh doanh thành công
Tìm việc làm Sales Representative ở đâu?
TopCV là một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực Hr Tech tại Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, TopCV đã kết nối hàng triệu ứng viên với hơn 500.000 nhà tuyển dụng uy tín trên toàn quốc, trong đó có cả những doanh nghiệp hàng đầu như: Viettel, Samsung, Vingroup, FPT, v.vv..
Đến với kho việc làm của TopCV, bạn sẽ tìm được hàng trăm cơ hội việc làm Sales Representative. Hơn hết, các tin tuyển dụng việc làm đều đã được TopCV kiểm duyệt, xác thực trước khi đăng tải trên hệ thống của chúng tôi.
Ngoài hỗ trợ ứng viên tìm việc làm, TopCV còn hỗ trợ ứng viên tạo CV nhanh chóng, tiện lợi ngay trên nền tảng của chúng tôi. Với số lượng CV mẫu khổng lồ, chúng tôi tin rằng bạn sẽ lựa chọn được mẫu CV phù hợp với công việc muốn ứng tuyển và tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Hy vọng những kiến thức được cập nhật trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí Sales Representative. Đây là công việc có yêu cầu rất cao về kiến thức, kinh nghiệm lẫn kỹ năng. Nhưng nếu thành công thì bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Ngoài việc làm Sales Rep, TopCV đang cập nhật rất nhiều việc làm senior dành cho chuyên viên. Hãy truy cập ngay TopCV để không bỏ lỡ cơ hội.