Ngân hàng luôn là một trong những ngành HOT với mức thu nhập hấp dẫn cùng tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt. Cùng TopCV tìm hiểu tổng quan về tuyển dụng ngành ngân hàng để giúp bạn nâng cao khả năng trúng tuyển vào ngành này.
Thông tin về tuyển dụng ngành ngân hàng
Tuyển dụng ngành ngân hàng là quá trình ngân hàng thông qua các cuộc phỏng vấn để tuyển dụng vị trí thực tập sinh hoặc nhân viên chính thức cho tổ chức. Bởi mức thu nhập hấp dẫn nên các ngân hàng thường không cần thực hiện hoạt động thu hút ứng viên. Thay vào đó, sẽ có hàng trăm nghìn ứng viên phải cạnh tranh cho chỉ vài nghìn vị trí trong các tổ chức.
Chính vì vậy, tốt nhất là bạn nên xem quy trình tuyển dụng ngành ngân hàng giống như “quy trình chọn lọc” khắt khe. Việc học chuyên ngành ngân hàng, bắt đầu thực tập từ sớm và xây dựng mạng lưới quan hệ sẽ là bệ phóng giúp bạn đạt được một vị trí chính thức trong lĩnh vực này.
Trường hợp bạn đã tốt nghiệp đại học hay không theo học chuyên ngành thì vẫn có thể tham dự các kỳ thi tuyển dụng ngân hàng. Tất nhiên là sẽ mất nhiều thời gian, công sức hơn và cần thêm những bằng cấp bổ sung như MBA hoặc Thạc sĩ Tài chính. Đồng thời, bạn cần bổ sung thêm kiến thức về tuyển dụng ngành ngân hàng được đề cập chi tiết trong các phần tiếp theo của bài viết.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin về các vị trí nhân viên ngân hàng bạn cần biết
Quy trình tuyển dụng ngành ngân hàng
Mỗi tổ chức sẽ sở hữu quy trình tuyển dụng ngành ngân hàng khác nhau nhưng nhìn chung, các bước tuyển dụng sẽ bao gồm:
Bước 1: Xem xét CV/ hồ sơ ứng viên tiếp nhận được từ các kênh tuyển dụng (website, ứng dụng, mạng xã hội, ngày hội việc làm,...) và tiến hành sơ loại.
Bước 2: Với những hồ sơ phù hợp, ngân hàng sẽ tổ chức phỏng vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc phỏng vấn online qua video, điện thoại. Tùy theo từng vị trí mà ngân hàng sẽ tổ chức các cuộc thi đánh giá năng lực ứng viên để xét tuyển (gồm bài thi IQ, kiến thức, tiếng Anh).
Bước 3: Những ứng viên đạt kết quả tốt hoặc phù hợp với vị trí cần tuyển dụng sẽ được liên hệ trao đổi về chế độ đãi ngộ cũng như hướng dẫn thủ tục nhận việc.
Bước 4: Những ứng viên tiềm năng sẽ được lưu hồ sơ và liên hệ lại khi ngân hàng có nhu cầu tuyển dụng vị trí công việc thích hợp.
Xem thêm: TOP 10 câu hỏi phỏng vấn ngân hàng và cách trả lời
Những con đường trở thành nhân viên ngân hàng
Sau khi đã rõ quy trình tuyển dụng, bạn cần xác định vị trí của mình ở thời điểm hiện tại để lựa chọn lộ trình trở thành nhân viên ngân hàng phù hợp. Có nhiều con đường để trở thành một nhân viên ngân hàng, cụ thể:
- Trở thành sinh viên chuyên ngành ngân hàng: Đây là cách dễ dàng và ít tốn kém nhất để gia nhập ngành này. Tuy nhiên con đường này yêu cầu bạn phải có định hướng theo đuổi ngành ngân hàng từ thời điểm còn là học sinh THPT.
- Trường hợp là sinh viên mới tốt nghiệp: Nếu bạn tốt nghiệp không đúng chuyên ngành nhưng muốn làm việc trong lĩnh vực này thì có thể ứng tuyển vào các vị trí liên quan đến ngân hàng. Chẳng hạn như các công việc liên quan đến kế toán, tài chính, thẩm định,... sau đó chuyển sang ngành Ngân hàng.
- Sở hữu bằng MBA: Nếu đang làm những công việc hoàn toàn không liên quan đến tài chính thì bạn có thể theo học các chương trình MBA và sử dụng chúng để chuyển sang ngành ngân hàng.
- Trên cấp độ MBA: Nếu trình độ của bạn trên MBA - ví dụ như có hơn 10 năm kinh nghiệm và đang là trưởng phòng tại một công ty - thì bạn hầu như không còn cơ hội để làm việc tại ngân hàng. Tuy nhiên nếu bạn có thể đạt cấp điều hành cao cấp như Giám đốc tài chính, Giám đốc nhân sự, Giám đốc Kỹ thuật,... thì có thể thử sức với ngành ngân hàng.
Quy trình 7 bước ứng tuyển vào ngân hàng
Dưới đây là quy trình ứng tuyển vào ngành ngân hàng tối ưu nhất theo kiến nghị của nhiều chuyên gia. Nếu thực hiện theo quy trình này này ngay từ đầu, bạn sẽ được trang bị bệ phóng tốt hơn so với những ứng viên khác trong các cuộc tuyển dụng ngành ngân hàng.
Bước 1: Giành được cơ hội thực tập tại ngân hàng hoặc công việc “bước đệm” để chuyển sang ngành ngân hàng.
Bước 2: Xây dựng Hồ sơ thông tin của bạn.
Bước 3: “Ngân hàng hóa” CV, hồ sơ xin việc của bạn bằng cách điền những thông tin, kinh nghiệm có liên quan tới ngành.
Bước 4: Dựa vào các mối quan hệ đã tạo dựng hoặc các kênh tuyển dụng để kết nối với các cuộc phỏng vấn hoặc những đề xuất công việc tại ngân hàng.
Bước 5: Chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn.
Bước 6: Hoàn thành quy trình tuyển dụng ngành ngân hàng và giành được vị trí việc làm chính thức tại tổ chức.
Bước 7: Nếu bạn phỏng vấn thất bại, hãy đánh giá lại và rút ra những kinh nghiệm cho các cuộc phỏng vấn tiếp theo.
Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành tài chính ngân hàng
Thời gian ứng tuyển vào ngân hàng tốt nhất
Bạn nên áp dụng quy trình 7 bước trên vào thời gian tuyển dụng hợp lý để nâng cao tỷ lệ trúng tuyển vào ngân hàng. Mỗi năm có rất nhiều đợt tuyển dụng ngành ngân hàng khác nhau. Nên tùy thuộc vào trình độ của bạn để lựa chọn thời gian ứng tuyển cho phù hợp và tối ưu nhất:
- Trình độ Đại học: Bạn cần phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội thực tập ngay từ năm nhất và kết nối quan hệ với các cựu sinh viên càng sớm các tốt. Quá trình này sẽ giúp bạn tích lũy một số kinh nghiệm làm việc thực tiễn tại ngân hàng ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.
- Trình độ Thạc sĩ: Thông thường bạn sẽ ứng tuyển vào vị trí Phân tích viên của ngân hàng. Do đó thời gian tham gia vào các cuộc tuyển dụng ngành ngân hàng nên bắt đầu vào 1 năm trước thời điểm thực tập Thạc sĩ để có thể tích lũy kinh nghiệm và mối quan hệ hữu ích cho công việc sau này.
- Trình độ MBA: Ngân hàng sẽ không tuyển dụng những học viên đang chưa bắt đầu theo học chương trình MBA. Vì vậy thời điểm tốt nhất để tham gia tuyển dụng ngành ngân hàng là vài tháng sau khi bắt đầu khóa đào tạo. Tuy nhiên trước đó, bạn cũng cần tích lũy những mối quan hệ hay chứng chỉ liên quan tới lĩnh vực này.
- Lateral Hires: Đây là hình thức tuyển dụng ngành ngân hàng hết sức đặc biệt và ngẫu nhiên. Bạn không cần theo học chuyên ngành, thạc sĩ hay MBA vẫn có thể làm việc trong ngành khi đáp ứng những yêu cầu cụ thể của ngân hàng. Trường hợp này, bạn cần sở hữu những tố chất nổi trội như mức độ nhận diện tốt hay khả năng làm việc xuất sắc,... thì mới được xem xét.
Lưu ý trong quá trình ứng tuyển ngành ngân hàng
Mỗi cấp độ sẽ có những lưu ý riêng khi tham gia các cuộc thi tuyển dụng ngành ngân hàng. Dưới đây là những yếu tố cụ thể bạn cần chú ý:
Với vị trí thực tập sinh ngân hàng
Thực tập sinh ngân hàng là một cơ hội để bạn có thể giành được vị trí nhân viên chính thức sau khi tốt nghiệp Đại học, Thạc sĩ hoặc MBA. Về bản chất, thực tập tại ngân hàng là một “cuộc phỏng vấn kéo dài”.
Trong đó, ngân hàng sẽ đánh giá hiệu suất làm việc của bạn rồi mới quyết định có nên tuyển dụng chính thức hay không. Do đó ngay cả khi đã nhận được cơ hội thực tập, bạn còn phải biểu hiện tốt trong khoảng thời gian này.
Hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập là chìa khóa để bạn trúng tuyển. Tuy nhiên khi kết thúc thời gian này, bạn vẫn có thể nhận được những kết quả sau:
- Lý tưởng: Bạn nhận được đề nghị làm việc với mức lương hấp dẫn tại ngân hàng.
- Có thể chấp nhận: Bạn nhận được đề nghị làm việc toàn thời gian nhưng không lý tưởng. Lúc này bạn có thể tham gia phỏng vấn tuyển dụng ngành ngân hàng tại các tổ chức khác để nhận được đề nghị tốt hơn.
- Không tốt: Bạn không được đề nghị trở thành nhân viên chính thức tại ngân hàng. Hãy thử sức một lần nữa với vị trí tương tự hoặc xem xét các công việc ở lĩnh vực khác.
Với vị trí Lateral Hires
Nếu bạn đã tốt nghiệp Đại học hoặc hoàn thành chương trình Thạc sĩ thì vẫn có thể ứng tuyển vào các vị trí Lateral Hires thông qua các cuộc tuyển dụng ngành ngân hàng. Sau khi hoàn thành phỏng vấn, bạn sẽ bắt đầu làm việc ngay với vị trí Chuyên viên phân tích hoặc Trợ lý.
Tuy nhiên vị trí Lateral Hires không dành cho tất cả mọi người mà thường ưu tiên cho những trường hợp sau:
- Người ra trường không quá 2-3 năm. Nếu nằm ngoài phạm vi này, bạn khó có thể ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên phân tích, Trợ lý cũng như các vị trí cấp trung khác.
- Người đang làm việc trong lĩnh vực liên quan chặt chẽ như tư vấn, định giá giao dịch, tài chính doanh nghiệp, kiểm toán,...
Với trình độ MBA
Nếu bạn có ý định sử dụng bằng cấp, chứng chỉ MBA để tìm việc làm ngân hàng tại TP HCM, Hà Nội hay bất cứ nơi nào khác thì cần lưu ý những vấn đề sau:
- Kinh nghiệm liên quan: Bạn không có nhiều thời gian để tích lũy kinh nghiệm liên quan trong vài tháng trước khi bắt đầu phỏng vấn. Do đó hãy tham gia các hoạt động, sự kiện liên quan tới ngành ngân hàng ngay trong quá trình theo học MBA để tăng cơ hội phỏng vấn thành công.
- Mức độ uy tín của bằng MBA: Điều này có liên quan tới định hướng công việc và khu vực địa lý. Ví dụ nếu tìm việc làm ngân hàng tại Hà Nội thì bạn nên theo học chương trình MBA của Đại học Ngoại Thương hoặc Đại học Kinh tế Quốc Dân. Đây đều là những cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng ở khu vực miền Bắc.
- Nắm vững về hoạt động ngân hàng: Bạn cần tìm hiểu và học tập những hoạt động, giao dịch phổ biến trong ngân hàng.
- Trau dồi kỹ năng mềm: Với trình độ MBA, người phỏng vấn không chỉ đánh giá qua bằng cấp mà còn xem xét kỹ năng mềm cùng những phẩm chất khác của ứng viên. Trong đó, một số kỹ năng cần thiết trong ngành ngân hàng có thể kể tới như khả năng chịu áp lực, tính cẩn thận - tỉ mỉ, trung thực và có trách nhiệm,...
>>> Top việc làm siêu HOT mọi ngành nghề
Trên đây là tổng quan thông tin về tuyển dụng ngành ngân hàng mà bạn cần nắm rõ nếu muốn ứng tuyển vào lĩnh vực này. Hy vọng những chia sẻ kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn thành công đạt được vị trí nhân viên ngân hàng chính thức trong tương lai. Đừng quên truy cập TopCV để cập nhật tin tức tuyển dụng việc làm ngân hàng nhanh chóng nhất cũng như tạo CV ứng tuyển.