Ngân hàng hiện đang là một trong những ngành nghề vẫn còn rất hấp dẫn với nhiều bạn trẻ. Tuy vậy, trên thực tế, ngành nghề này sẽ bao hàm nhiều vị trí công việc khác nhau. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến các cơ hội việc làm ngành ngân hàng, hãy cùng TOPCV tìm hiểu các vị trí nhân viên ngân hàng ngay dưới đây nhé.
Cơ hội việc làm ngành ngân hàng
Hiện nay, theo dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước, có khoảng hơn 151 tổ chức tín dụng, 32 quỹ đầu tư, hơn 10 công ty bảo hiểm lớn và trên 100 công ty chứng khoán đang hoạt động tại thị trường Việt Nam. Do đó, nhu cầu nhân sự vào năm 2020 – 2025 được dự đoán có thể tăng khá cao, khoảng 20%/năm.
Điều này cũng đồng nghĩa với cơ hội việc làm ngành ngân hàng ngày càng rộng mở. Với ngành ngân hàng nói riêng và tài chính – ngân hàng nói chung, bạn có thể dự tuyển vào những doanh nghiệp, công ty như sau:
- Ngân hàng thương mại, ngân hàng nhà nước.
- Các công ty tài chính.
- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến tài chính ngân hàng.
- Cục thuế, hải quan.
- Công ty bảo hiểm, công ty tài chính.
- Các quỹ tín dụng, nhân viên kinh doanh.
- Quỹ đầu tư, công ty kiểm toán,…
Tìm hiểu về nhân viên ngân hàng
Nhân viên ngân hàng là công việc có mức lương hấp dẫn, cơ hội thăng tiến cao. Do đó, đây là ngành nghề luôn được săn đón sau khi sinh viên ra trường. Bạn hãy cùng TopCV tìm hiểu kỹ hơn về các công việc của một nhân viên tại ngân hàng nhé.
Nhân viên ngân hàng là gì?
Nhân viên ngân hàng (Bank Clerk) là khái niệm được sử dụng để chỉ những nhân sự làm việc ở lĩnh vực ngân hàng. Họ sẽ có những vai trò, nhiệm vụ khác nhau để đảm bảo cho ngân hàng được hoạt động, phát triển tốt hơn.
Sẽ có nhiều vị trí nhân viên ngân hàng khác nhau. Tùy thuộc vào chuyên môn của mỗi người, vai trò, vị trí của nhân sự, họ sẽ làm những công việc khác nhau. Tuy vậy, mục tiêu chung của toàn bộ nhân viên tại ngân hàng là giúp ngân hàng đạt được mục tiêu về doanh thu của họ.
>>> Xem thêm: Các phòng ban trong ngân hàng – 4 phòng ban chính bạn cần biết
Nhân viên ngân hàng học ngành gì?
Để trở thành nhân viên ngân hàng, bạn cần phải có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp với nghề. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay không nhất thiết yêu cầu nhân sự phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Kể cả những bạn “tay ngang” nhưng nếu được đào tạo đúng chuyên ngành vẫn sẽ có cơ hội làm việc tại ngân hàng.
- Ngành tài chính-ngân hàng: Những nhân sự được cho là phù hợp nhất với nhân viên ngân hàng là những bạn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính ngân hàng. Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ được tuyển dụng vào các vị trí như giao dịch viên, chuyên viên thanh toán quốc tế, nhân viên tín dụng ngân hàng và các vị trí tương đương.
- Ngành marketing: Tại ngân hàng sẽ có nhiều vị trí cho những bạn tốt nghiệp ngành marketing. Nhiệm vụ chính của nhân viên đảm nhận vị trí này là cải tiến dịch vụ, đưa các các chiến lược truyền thông nhằm quảng bá đến khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tạo nên nhiều thông điệp để thu hút khách hàng để sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
- Kế toán: Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này, bạn sẽ đảm nhận làm việc tại vị trí của phòng kế toán hoặc vị trí kiểm toán, kiểm soát viên, giao dịch viên của ngân hàng. Đây là ngành nghề yêu cầu sinh viên phải có tư duy logic và sự tỉ mỉ, cẩn thận.
- IT: Trong thời đại công nghệ phát triển, các ngân hàng đã ứng dụng công nghệ để cải tiến dịch vụ nhằm thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm. Vì vậy, những bạn tốt nghiệp ngành IT có thể ứng tuyển vào ngân hàng với công việc chính là phát triển phần mềm, nhân viên phòng Design,...
- Phân tích dữ liệu: Đây là ngành học khá mới tại thị trường Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm tại các vị trí phân tích tài chính hoặc phân tích rủi ro tại ngân hàng. Từ đó, bạn sẽ phải đưa ra được chiến lược hợp lý để hạn chế được mức rủi ro thấp nhất cho ngân hàng.
- Luật sư: Với kiến thức pháp lý sâu rộng, họ có thể giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các quy định và điều khoản trong các hợp đồng tài chính. Đồng thời, nhân viên này cũng có khả năng phân tích và đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp để bảo vệ lợi ích của khách hàng và ngân hàng.
- Nhân sự: Với sự hiểu biết về quy trình tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân viên, họ có thể đảm nhận vai trò quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ nhân viên chất lượng cao cho ngân hàng.
Nhân viên ngân hàng học những gì?
Khi học ngành tài chính ngân hàng, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về ngành kinh tế. .Bên cạnh đó sinh viên sẽ được trao dồi thêm kiến thức về đầu tư tài chính, kinh doanh ngoại hối, đánh giá doanh nghiệp và quá trình thiết lập, đầu tư dự án.
Đối với ngành ngân hàng bạn sẽ được học thêm về các kỹ năng của nghiệp vụ ngân hàng thương mại phân tích báo tình hình tài chính, quản trị rủi ro, tín dụng và nhiều khía cạnh khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Sau khi học những kiến thức này, sinh viên có một nền tảng kiến thức nền tảng vững chắc, hiểu và có thể áp dụng các kiến thức vào công việc của mình.
Kỹ năng cần có với nhân viên ngân hàng
Để có thể làm tốt ở vị trí nhân viên ngân hàng, bạn cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn cũng như là kỹ năng mềm. Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Kỹ năng mềm
Trong ngành ngân hàng tài chính, kỹ năng mềm rất quan trọng với mỗi nhân viên. Lý do là vì bạn sẽ phải thường xuyên làm việc với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp. Việc trang bị những kỹ năng này sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả và đạt được thành công nhất định trong lĩnh vực.
- Giao tiếp: Kỹ năng này là một trong những yếu tố quan trọng của một nhân viên ngân hàng. Bởi vì công việc thường ngày của bạn sẽ phải tiếp xúc với khách hàng và đối tác. Việc giao tiếp hiệu quả sẽ giúp đối tác có ấn tượng tốt và duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài với ngân hàng.
- Ngoại hình ưa nhìn: Với những vị trí thường xuyên tiếp xúc với khách hàng như giao dịch viên, bên cạnh kỹ năng giao tiếp tốt thì bạn cần phải có ngoại hình ưa nhìn. Có thể nói, bạn chính là hình ảnh đại diện của ngân hàng. Nếu khách hàng có ấn tượng với bạn thì họ sẽ sẽ tin tưởng hơn khi giao dịch với ngân hàng.
- Cẩn thận và tỉ mỉ: Vì tính chất đặc thù của công việc, nhân viên ngân hàng thường xuyên phải tiếp xúc với những con số. Chính vì thế, tính cẩn thận và tỉ mỉ là những yếu tố vô cùng cần thiết. Chỉ cần phạm phải một sai lầm nhỏ, bạn cũng có thể khiến ngân hàng gặp nhiều vấn nghiêm trọng.
- Khả năng tự phát triển bản thân: Bạn cần phải tự trau dồi kiến thức, nâng cao hiệu quả công việc mỗi ngày. Bởi lẽ, đây sẽ là bước đệm giúp bạn có thể đáp ứng được yêu cầu công việc cũng như đạt được những thành tích trong sự nghiệp.
- Sự chăm chỉ, tận tình: Trong lĩnh vực ngân hàng, bạn sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến khách hàng và đối tác. Do vậy, nếu bạn không có sự nhẫn nại và nhiệt tình trong công việc thì khó có thể đàm phán và làm việc lâu dài.
- Kỹ năng làm việc độc lập: Đặc thù công việc trong ngân hàng không chỉ liên quan đến làm việc văn phòng. Mặt khác, bạn cần phải chăm sóc và thiết lập mối quan hệ với khách hàng. Việc trang bị cho bản thân kỹ năng làm việc độc lập sẽ giúp bạn có thể sắp xếp công việc để hoàn thành đúng thời hạn đã giao.
- Trung thực: Tính trung thực sẽ giúp các bạn trở nên chính trực và tuân thủ các nguyên tắc và luật làm việc trong công ty. Từ đó có thể tạo thiện cảm đối với những người xung quanh và trong công ty.
Kỹ năng chuyên môn
Để có được thành công trong sự nghiệp, mỗi nhân viên ngân hàng cần phải có kiến thức chuyên môn tốt. Chính vì vậy , bạn phải liên tục trau dồi và rèn luyện các kỹ năng sau đây:
- Kiến thức chuyên môn tài chính vững chắc: Do tính chất công việc gắn với tiền tệ nên nhân viên ngân hàng cần phải có kiến thức tài chính tốt. Việc trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức, bạn có thể linh hoạt xử lý các sự cố trong việc. Đặc biệt, bạn sẽ có được khả năng tư duy logic để giải quyết số liệu tốt hơn.
- Kỹ năng ngoại ngữ: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, việc có được ngoại ngữ sẽ là lợi thế lớn đối với người lao động. Trong lĩnh vực ngân hàng, nhân viên không chỉ tiếp xúc với đối tác trong nước mà còn ngoài nước. Việc thông thạo ngoại ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết các công việc từ giao dịch, soạn hợp đồng cho đến giải quyết vấn đề của đối tác nước ngoài.
- Kỹ năng tin học văn phòng: Các nghiệp vụ của ngân hàng thường liên quan đến những phần mềm kế toán, quản lý dữ liệu và sử dụng thành thạo máy tính. Vì vậy, mỗi nhân viên cần phải sử dụng thành thạo tin học văn phòng. Có như vậy, bạn mới có thể nhanh chóng giải quyết được công việc và tránh được những sai lầm không đáng có.
Mô tả công việc của nhân viên ngân hàng theo vị trí
Vậy, trong ngân hàng sẽ có những vị trí nào? Trên thực tế, tùy thuộc vào quy mô, tính chất của từng ngân hàng, sẽ có những mô hình nhân sự khác nhau. Tuy vậy, nhìn chung sẽ bao gồm các vị trí phổ biến như sau:
Giao dịch viên
Giao dịch viên (Teller) là nhân viên ngân hàng sẽ làm việc tại các quầy giao dịch, chi nhánh hoặc những điểm giao dịch của ngân hàng. Giao dịch viên được xem là bộ mặt của ngân hàng, do đó, đây là vị trí đóng vai trò quan trọng.
Công việc của giao dịch viên sẽ bao gồm:
- Đón tiếp và hướng dẫn khách hàng thực hiện các thủ tục, giao dịch khi đến ngân hàng.
- Tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng.
- Tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng về các sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp phù hợp với nhu cầu của họ.
- Giới thiệu những chương trình khuyến mãi, ưu đãi hiện có của ngân hàng.
- Tiếp nhận các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng khi đến thực hiện giao dịch. Trong trường hợp những vấn đề đó không thuộc thẩm quyền, cần thông báo cho cấp trên để được xử lý.
- Thực hiện những thao tác nghiệp vụ như giúp khách gửi tiền, rút tiền, chuyển đổi tiền tệ,…
- Đảm bảo được hạn mức thu – chi, tồn quỹ tiền mặt đã được giao trước đó.
- Đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Mức thu nhập trung bình của giao dịch viên khoảng 9.800.000 đồng/tháng. Trong đó, biên độ dao động phổ biến từ 5.800.000 – 16.000.000 đồng/tháng.
Nhân viên kinh doanh
Với bất kỳ doanh nghiệp nào, bộ phận kinh doanh đều đóng vai trò rất quan trọng. Bởi vậy, kinh doanh cũng là một vị trí nhân viên ngân hàng cần thiết. Họ sẽ là những nhân sự có hiểu biết liên quan đến sản phẩm, khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Công việc của nhân viên kinh doanh tại ngân hàng thường bao gồm:
- Gọi điện cho khách hàng theo nguồn thông tin có sẵn, chào bán, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ hiện có của ngân hàng.
- Tiếp thị, giải đáp, tư vấn và thực hiện chăm sóc khách hàng trên hệ thống.
- Tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tiềm năng để giúp gia tăng nguồn doanh thu của ngân hàng.
- Mức thu nhập của nhân viên kinh doanh sẽ bao gồm mức lương cơ bản từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Bên cạnh đó, nhân viên kinh doanh sẽ nhận được lương doanh thu. Mức thu nhập có thể lên đến từ 9.300.000 – 18.600.000 đồng/tháng.
Nhân viên tín dụng ngân hàng
Đối với một số ngân hàng, nhân viên tín dụng sẽ là bộ phận nhân sự mang lại lợi nhuận cho họ. Vị trí nhân viên ngân hàng này sẽ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, làm cầu nối giữa khách hàng có nhu cầu vay vốn với ngân hàng.
Cụ thể, nhiệm vụ của nhân viên tín dụng ngân hàng sẽ bao gồm:
- Tiếp thị, tìm kiếm và tư vấn cho khách hàng có nhu cầu vay vốn.
- Thẩm định về sự uy tín, năng lực, tình hình tài chính,… của khách hàng.
- Hỗ trợ cho khách hàng về những vấn đề liên quan đến thẩm định, báo cáo, hợp đồng tín dụng,…
- Kiểm tra, theo dõi việc khách hàng thực hiện khoản vay tín dụng.
Mức lương trung bình của nhân viên tín dụng ngân hàng khoảng 12.600.000 đồng/tháng. Trong đó, dải lương phổ biến thường gặp là 9.300.000 – 13.900.000 đồng/tháng.
Chuyên viên phân tích tài chính
Đây là vị trí nhân viên ngân hàng đưa ra những kiến nghị, kế hoạch liên quan đến kinh doanh, đầu tư, cho vay vốn của ngân hàng. Họ sẽ giúp ngân hàng sử dụng được nguồn tài chính hợp lý hơn.
Công việc của chuyên viên phân tích tài chính sẽ bao gồm:
- Thiết lập, thẩm định thông tin liên quan đến tài chính của ngân hàng.
- Phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài chính của ngân hàng. Những thông tin phân tích này sẽ bao gồm sự khó khăn, xu hướng phát triển, đưa ra các dự đoán và phương pháp giảm thiểu những vấn đề đó.
- Thực hiện các báo cáo tài chính khác liên quan.
Mức thu nhập trung bình của vị trí này theo khảo sát khoảng 22.600.000 đồng/tháng. Dải thu nhập phổ biến thường gặp khoảng 13.900.000 – 20.900.000 đồng/tháng.
Chuyên viên tư vấn đầu tư
Trong các vị trí nhân viên ngân hàng, chuyên viên tư vấn đầu tư sẽ là nhân sự thực hiện những công việc liên quan đến hoạt động phân tích, nghiên cứu đầu tư. Họ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của ngân hàng cả về quy mô và lợi nhuận.
Công việc của chuyên viên tư vấn đầu tư bao gồm:
- Thực hiện tư vấn và cung cấp các giải pháp đầu tư phù hợp với của khách hàng.
- Tham mưu cho ban lãnh đạo của ngân hàng về những vấn đề liên quan đến đầu tư.
- Thành lập các báo cáo theo yêu cầu.
- Mức thu nhập trung bình của chuyên viên tư vấn đầu tư khoảng 15.200.000 đồng/tháng. Dải lương phổ biến cho vị trí này từ 17.400.000 – 20.900.000 đồng/tháng.
Nhân viên quản lý rủi ro
Đây là một vị trí nhân viên ngân hàng thuộc bộ phận tài chính. Họ sẽ thực hiện những nhiệm vụ liên quan đến phân tích, kiểm soát về những vấn đề rủi ro, hạn chế trong hoạt động của ngân hàng.
Cụ thể, nhiệm vụ của một nhân viên quản lý rủi ro thường gặp như sau:
- Phân tích, đo lường những trường hợp rủi ro, vấn đề, sự cố có thể xảy ra với ngân hàng.
- Đưa ra những cơ sở, tiêu chí, chính sách cũng như những biện pháp phù hợp để giảm thiểu những rủi ro đó.
- Triển khai những chính sách liên quan đến quản lý rủi ro đã được đề ra trước đó. Phổ biến những chính sách này cho các phòng ban.
- Làm các báo cáo định kỳ theo yêu cầu của cấp trên, cập nhật tiến độ liên quan.
Mức thu nhập trung bình cho vị trí này theo khoảng sát khoảng 17.100.000 đồng/tháng. Dải lương phổ biến từ 7.000.000 – 17.100.000 đồng/tháng.
>>> Tạo CV để ứng tuyển nhanh chóng các việc làm Ngân hàng chất lượng!
Những thách thức khi làm nhân viên ngân hàng
Tuy là một trong các nhóm ngành có cơ hội việc làm rộng mở, nhưng khi lựa chọn làm nhân viên ngân hàng, bạn cũng sẽ đối diện với những thách thức như sau:
- Áp lực công việc: Phải thừa nhận rằng, ngân hàng là một trong những ngành nghề mang lại nguồn thu nhập cao, nhưng đi kèm với áp lực công việc lớn. Bởi, bạn sẽ phải luôn làm việc với con số, tài chính, tiền bạc,… và yêu cầu tính chính xác trong quá trình làm việc.
- Đòi hỏi cao về chuyên môn: Là một trong những ngành nghề đặc thù, để có thể hoàn thành nhiệm vụ khi làm nhân viên ngân hàng, bạn phải có kỹ năng chuyên môn. Đặc biệt, để thành công và có cơ hội thăng tiến, bạn sẽ cần phải có kỹ năng chuyên môn tốt.
- Tính kỷ luật và trách nhiệm cao: Khi làm việc trong ngân hàng, nếu bạn không có tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao sẽ khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ tốt. Bởi, hầu hết các vị trí nhân viên ngân hàng sẽ có rất nhiều nhiệm vụ, công việc khác nhau. Rèn luyện tính kỷ luật – trách nhiệm sẽ giúp cho bạn có thể hoàn thành được những nhiệm vụ trong phạm vi công việc của mình.
- Nhiều cám dỗ, cạm bẫy về tài chính: Là một trong những ngày thường xuyên phải tiếp xúc với tài chính, tiền bạc, do đó chắc chắn bạn sẽ gặp phải những cám dỗ liên quan. Vì vậy, đây cũng là một trong những thách thức mà nhiều bạn khi làm nhân viên ngân hàng có thể gặp phải.
>>> Xem thêm: Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn ngân hàng phổ biến hiện nay
Những thách thức khi làm nhân viên ngân hàng
Tuy là một trong các nhóm ngành có cơ hội việc làm rộng mở, nhưng khi lựa chọn làm nhân viên ngân hàng, bạn cũng sẽ đối diện với những thách thức như sau:
- Áp lực công việc: Phải thừa nhận rằng, ngân hàng là một trong những ngành nghề mang lại nguồn thu nhập cao, nhưng đi kèm với áp lực công việc lớn. Bởi, bạn sẽ phải luôn làm việc với con số, tài chính, tiền bạc,… và yêu cầu tính chính xác trong quá trình làm việc.
- Đòi hỏi cao về chuyên môn: Là một trong những ngành nghề đặc thù, để có thể hoàn thành nhiệm vụ khi làm nhân viên ngân hàng, bạn phải có kỹ năng chuyên môn. Đặc biệt, để thành công và có cơ hội thăng tiến, bạn sẽ cần phải có kỹ năng chuyên môn tốt.
- Tính kỷ luật và trách nhiệm cao: Khi làm việc trong ngân hàng, nếu bạn không có tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao sẽ khó có thể hoàn thành được nhiệm vụ tốt. Bởi, hầu hết các vị trí nhân viên ngân hàng sẽ có rất nhiều nhiệm vụ, công việc khác nhau. Rèn luyện tính kỷ luật – trách nhiệm sẽ giúp cho bạn có thể hoàn thành được những nhiệm vụ trong phạm vi công việc của mình.
- Nhiều cám dỗ, cạm bẫy về tài chính: Là một trong những ngày thường xuyên phải tiếp xúc với tài chính, tiền bạc, do đó chắc chắn bạn sẽ gặp phải những cám dỗ liên quan. Vì vậy, đây cũng là một trong những thách thức mà nhiều bạn khi làm nhân viên ngân hàng có thể gặp phải.
Tìm việc làm ngân hàng lương cao ở đâu?
Với tính chất đặc thù của mình, để có thể làm việc tại các vị trí nhân viên ngân hàng, bạn có thể tham khảo một số kênh tìm việc như sau:
- Theo dõi tại website tuyển dụng của ngân hàng: Thông thường, các ngân hàng sẽ có những website, kênh tuyển dụng của riêng mình. Do đó, nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm công việc là nhân viên ngân hàng, bạn có thể tham khảo trực tiếp tại những kênh này.
- Tại các nền tảng tuyển dụng trung gian: Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ 4.0, bạn có thể dễ dàng tìm việc, kết nối với nhà tuyển dụng nhanh hơn quan các kênh tìm việc, nền tảng tuyển dụng trung gian như TopCV
Trên đây là những thông tin liên quan đến những vị trí nhân viên ngân hàng. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về nhân viên ngân hàng và lựa chọn được việc làm ngân hàng với mong muốn của mình. Nhanh tay tạo CV ngay tại CV để ứng tuyển việc làm ngân hàng với mức đãi ngộ vô cùng hấp dẫn nhé!