Do yêu cầu cao về chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, nên nhiều sinh viên kế toán đã xin thực tập sớm để học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Vậy công việc của thực tập sinh kế toán là gì? Đãi ngộ, quyền lợi của TTS kế toán là gì? Cùng TOPCV tìm hiểu nhé!
Thực tập sinh kế toán là gì?
Thực tập sinh kế toán là người hỗ trợ thực hiện các hạng mục chuyên môn như duy trì hồ sơ chính xác về doanh thu, chi phí, bảng lương nhân sự, hàng tồn kho, báo cáo tài chính,.... Đây là một vị trí công việc không chính thức trong doanh nghiệp, làm việc dưới sự quản lý của kế toán viên. TTS kế toán có thể lựa chọn làm việc tại tổ chức công cộng, tổ chức phi chính phủ, công ty tư nhân hoặc cơ quan nhà nước,....
Hiện nay, các doanh nghiệp thường xuyên tuyển vị trí này để "ươm mầm" nguồn nhân lực chính thức, có kinh nghiệm, chuyên môn trong tương lai. Vị trí này thường dành cho sinh viên năm 3, năm cuối hoặc vừa tốt nghiệp, đang chờ bằng. Đa số các doanh nghiệp sẽ không yêu cầu quá cao đối với thực tập sinh nên khả năng trúng tuyển khá cao. Tuy nhiên, trong thời gian thực tập bạn vẫn cần nỗ lực học tập và làm việc hết mình.
Công việc của thực tập sinh kế toán
Công việc của vị trí thực tập sinh khá đa dạng, tùy vào vị trí được phân công như kế toán tổng hợp, kế toán công nợ, kế toán kho, kế toán nội bộ hoặc kế toán thuế. Tuy nhiên, nhìn chung công việc của thực tập sinh chủ yếu là hỗ trợ thu thập, ghi chép số liệu và chuẩn bị báo cáo. Chi tiết công việc nói chung gồm:
- Hỗ trợ kế toán viên chuẩn bị và kiểm toán tài khoản.
- Hỗ trợ thu thập dữ liệu thô cho các tài khoản kế toán viên.
- Hỗ trợ phân tích thu chi, công nợ, đối chiếu ngân hàng và các tài khoản kiểm soát.
- Xử lý hồ sơ kế toán cũng như các truy vấn điện thoại.
- Tiếp nhận hồ sơ kế toán và xử lý theo yêu cầu của phòng kế toán.
- Hỗ trợ chuẩn bị báo cáo thu nhập, báo cáo tài chính theo hướng dẫn của kế toán viên.
- Hỗ trợ cập nhật dữ liệu trong cơ sở dữ liệu, rà soát chi phí và hồ sơ biên chế.
- Hỗ trợ các công việc, dự án kế toán khác theo yêu cầu.
Tìm việc Thực tập sinh Kế toán trên TopCV!
Yêu cầu để trở thành thực tập sinh kế toán
Mỗi doanh nghiệp sẽ có yêu cầu khác nhau đối với vị trí thực tập sinh. Về cơ bản, ứng viên cần đáp ứng những yêu cầu dưới đây khi ứng tuyển vị trí này.
Về chuyên môn
Kế toán được xem là công việc khó nhằn, yêu cầu cao về chuyên môn. Tuy nhiên, đối với vị trí này, yêu cầu về trình độ chuyên môn sẽ được giảm bớt, không quá khắt khe như nhân viên chính thức. Theo đó, chỉ cần bạn là sinh viên đang học ngành kế toán tại các trường cao đẳng đại học,... thì có thể ứng tuyển vị trí thực tập sinh.
Bên cạnh đó, một vài doanh nghiệp yêu cầu điểm GPA của sinh viên thực tập phải từ 7.0 trở lên. Nếu thực tập sinh sở hữu chứng chỉ kế toán viên công chứng (CPA) thì sẽ được nhà tuyển dụng ưu ái hơn.
>>> Xem thêm: Những phần mềm kế toán được sử dụng phổ biến hiện nay
Về kỹ năng
Kinh nghiệm xin việc kế toán thành công của những người đi trước cho thấy, thực tập sinh kế toán không yêu cầu cao về kinh nghiệm nhưng các kỹ năng đóng vai trò không kém chuyên môn. Những kỹ năng TTS kế toán cần có bao gồm:
- Kỹ năng tin học văn phòng, thành thạo Microsoft Office, đặc biệt Excel.
- Biết sử dụng các phần mềm kế toán như Fast Accounting, Misa Sme.net,.....
- Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm để phối hợp cùng các phòng ban và mở rộng mối quan hệ, giúp ích công việc trong tương lai.
- Cẩn thận, tỉ mỉ và nhanh nhạy với con số.
- Có thể làm việc dưới áp lực cao.
Để phát triển kỹ năng mềm, bạn nên rèn giữa ngay từ khi đi học thông qua tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ. Đồng thời, nên tham gia thêm các khóa học tin học, phần mềm kế toán. Một số chứng chỉ cần thiết nhân sự vị trí kế toán cần có gồm: MOS, chứng chỉ phần mềm kế toán MISA, chứng chỉ hoàn thành khóa học tin học kế toán,....
Về thái độ
Kỳ thực tập không chỉ là điều kiện đủ để tốt nghiệp mà còn mang lại cơ hội được đào tạo, học hỏi dành cho thực tập sinh. Đa số các vị trí thực tập đều không yêu cầu kinh nghiệm mà quan trọng hơn hết là thái độ ứng viên. Trong đó, sự cầu tiến, ham học hỏi là thái độ mà doanh nghiệp đều cần ở thực tập sinh. Ngoài ra, bạn cần có thái độ vui vẻ, khiêm nhường, trung thực, sự bình tĩnh và đạo đức nghề nghiệp. Hãy thể hiện bản thân là người nỗ lực hết mình, luôn chú tâm hoàn thành công việc đúng giờ và mong muốn gắn bó làm việc tại công ty.
Đãi ngộ và quyền lợi khi làm thực tập sinh kế toán
Hiện tại, các doanh nghiệp tuyển thực tập sinh có hỗ trợ lương cùng một vài đãi ngộ hấp dẫn khác như:
- Hỗ trợ đóng dấu hoàn thành thực tập cùng số liệu để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp.
- Được nhận lương hỗ trợ thực tập dao động từ 1.5-3 triệu đồng/tháng.
- Được đào tạo kiến thức và các kỹ năng nghiệp vụ.
- Được áp dụng kiến thức lý thuyết tại trường vào công việc thực tế.
- Mở rộng mối quan hệ và được nhiều anh chị có kinh nghiệm trong nghề chỉ bảo.
- Có cơ hội trở thành nhân viên chính thức sau khi tốt nghiệp.
Lộ trình từ thực tập sinh kế toán đến nhân viên chính thức
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp thực hiện chính sách tuyển dụng thực tập sinh "ươm mầm" trở thành nhân viên chính thức, gắn bó lâu dài. Vì vậy, nếu thực sự nghiêm túc, muốn phát triển trở thành kế toán viên thì thực tập sinh nên chuẩn bị kỹ kiến thức, kỹ năng và thể hiện thật tốt trong kỳ thực tập để có cơ hội nhận được lời đề nghị làm việc chính thức.
Đầu tiên, bạn nên chuẩn bị nền tảng kiến thức nghiệp vụ thật vững và CV xin việc đầy đủ. Sau đó, tìm kiếm đơn vị thực tập phù hợp và gửi CV ứng tuyển.
Trong thời gian thực tập, bạn cần nỗ lực học hỏi, trau dồi kinh nghiệm và hoàn thành đúng hạn nhiệm vụ được giao. Khi không thể hoàn thành hoặc vướng lịch học, bạn nên thẳng thắn báo với cấp trên để được giao nhiệm vụ khác phù hợp hơn.
Sau khi hoàn thành thời gian thực tập, doanh nghiệp sẽ xem xét và đánh giá kết quả cũng như thái độ làm việc của bạn để đưa ra quyết định đề nghị trở thành nhân viên chính thức. Hãy cho cấp trên thấy bạn thực sự có thiện chí muốn gắn bó lâu dài với công ty.
>>> Xem thêm: Cẩm nang xin việc ngành Kế toán - Kiểm toán
Cách viết CV thực tập sinh kế toán chuẩn
Nghe có vẻ lạ nhưng CV thực tập sinh kế toán là một giấy tờ không thể thiếu trong bộ hồ sơ xin việc thực tập tập sinh kế toán. Bởi không phải sinh viên nào cũng được nhà trường giới thiệu đơn vị thực tập, nhiều bạn vẫn phải tự lực tìm kiếm, đặc biệt các bạn sinh viên năm 3.
Để biết CV thu hút nhà tuyển dụng, ứng viên nên chọn lọc những thông tin cần thiết đưa vào CV như thông tin cá nhân, trình độ học vấn, mục tiêu nghề nghiệp, các kỹ năng mềm, chứng chỉ liên quan (nếu có),.... Bạn đọc có thể tham khảo cách viết CV dưới đây:
Mở đầu CV
Trong phần này, ứng viên cần trình bày đầy đủ thông tin cá nhân một cách ngắn gọn, xúc tích và khớp với thông tin trên bằng cấp và các loại giấy tờ khác. Ngoài ra, ứng viên cần chuẩn bị một ảnh chân dung thật rõ nét để sử dụng trong phần mở đầu. Ví dụ:
- Họ và tên: Nguyễn Ngọc A.
- Ngày tháng năm sinh: 14/09/2002
- Địa chỉ: 145 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội.
Trình độ chuyên môn
Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có chuyên môn, được đào tạo bài bản và có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Theo đó, ứng viên có thể viết tốt nghiệp ngành kiểm toán, kế toán của trường ABC, thành tích học tập tính đến thời điểm viết CV như thế nào. Với phần này, ứng viên nên trình bày ngắn gọn, xúc tích các nội dung cần thiết, không nên lan man, dông dài.
Kinh nghiệm làm việc
Đa số TTS kế toán là sinh viên năm 3, 4 hoặc mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, khi viết CV, ứng viên không nên bỏ qua phần này. Thay vào đó, ứng viên hãy liệt kê những công việc làm thêm và những kỹ năng, kinh nghiệm nhận được.
Ví dụ: Từ năm 2, tôi làm thu ngân part time tại shop quần áo. Đến đầu năm 3, tôi bắt đầu làm thêm tại Trung tâm piano XYZ ở vị trí giáo vụ. Trong suốt thời gian làm việc, tôi được rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,....
Mục tiêu nghề nghiệp
Đa số bạn ở vị trí thực tập sinh đều là sinh viên năm cuối nên việc xác định mục tiêu nghề nghiệp lâu dài thường khá mông lung nhưng ứng viên không thể bỏ qua. Ứng viên có thể chia thành mục tiêu dài hạn và ngắn hạn:
- Mục tiêu ngắn hạn: Thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao trong thời gian thực tập.
- Mục tiêu dài hạn: Được trở thành nhân viên kế toán chính thức của công ty sau khi tốt nghiệp và phấn đấu trở thành kế toán trưởng trong vòng 5 năm.
>>> Xem thêm: CV Thực tập sinh Kế toán
Tìm việc làm thực tập sinh kế toán ở đâu?
Sinh viên tìm việc làm thực tập sinh kế toán Hà Nội, thực tập sinh kế toán TP.HCM,... không thiếu. Nhu cầu tuyển dụng vị trí này của các doanh nghiệp cũng rất cao. Tuy nhiên, không phải ứng viên nào cũng biết tìm kiếm và tiếp cận tin tuyển dụng đúng cách. Bên cạnh, tỉnh táo trước các thông tin về việc làm lương cao, tìm hiểu rõ thông tin công ty tuyển dụng... sinh viên cần lựa chọn một địa chỉ tìm việc làm đáng tin cậy. Tính đến hiện tại, TopCV là nền tảng tìm kiếm việc làm dẫn đầu thị trường Việt Nam, được nhiều người lao động tin tưởng sử dụng.
Ứng viên chỉ cần truy cập vào TOPCV là đã có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm thực tập sinh kế toán hấp dẫn. TopCV hiện sở các đầu việc mới nhất trên mọi lĩnh vực, ngành nghề và đến từ các nhà tuyển dụng uy tín nên ứng viên không lo bị lừa đảo. Mỗi ngày, ứng viên có cơ hội tiếp cận hơn 30.000 tin tuyển dụng việc làm mới từ hàng nghìn doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam trên TOPCV. Để tối ưu kết quả tìm kiếm việc làm và tiết kiệm thời gian, ứng viên có thể sử dụng 2 bộ lọc "Địa điểm làm việc" và lọc "Lĩnh vực/Ngành nghề" của TOPCV.
Tạm kết
Hi vọng với những chia sẻ trên của TOPCV sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về công việc, yêu cầu của thực tập sinh kế toán cũng như cách viết CV ứng tuyển ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bạn đang là sinh viên năm cuối, muốn tìm kiếm việc làm thực tập sinh kế toán, hãy truy cập ngay TOPCV để không bỏ lỡ những cơ hội việc làm kế toán hấp dẫn nhé!