Giám đốc dự án là vị trí có vai trò quan trọng cho các doanh nghiệp. Vì đây chính là vị trí góp phần tạo nên những giá trị cốt lõi, thúc đẩy quá trình đi lên của doanh nghiệp. Vậy, giám đốc dự án là gì, hãy cùng tìm hiểu về vị trí này trong bài viết dưới đây của TopCV.
Giám đốc dự án là gì?
Giám đốc dự án là người có trách nhiệm quản lý dự án, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Nhiệm vụ chính của vị trí này là bạn phải đưa ra một kế hoạch quản lý dự án mà mọi người đồng ý và tin tưởng là thực tế. Một GĐ dự án cần có trách nhiệm bảo đảm dự án được hoàn thành theo tiến độ và ngân sách dự án, gồm các thay đổi được phê duyệt và đáp ứng các mục tiêu khác, từ đó mang lại giá trị và lợi ích cho tổ chức.
Tầm quan trọng của giám đốc dự án đối với doanh nghiệp
Giám đốc dự án sẽ có vai trò quản lý các hoạt động trong suốt quá trình mà dự án triển khai. Họ giám sát những người điều phối các nhóm, giám sát các nhà quản lý dự án để đảm bảo rằng các công việc được hoàn thành theo đúng tiến độ và ngân sách đề ra.
Giám đốc quản lý dự án sẽ là người thường xuyên làm việc với các bên liên quan, đánh giá tiến độ, báo cáo và quản lý sự kỳ vọng của đối tác xuyên suốt dự án.
Ngoài ra họ còn có vai trò quản lý tài chính, các chiến lược rủi ro và đề xuất ra những phương án để giải quyết nếu có vấn đề phát sinh trong dự án.
Mô tả công việc của Giám đốc dự án
Mỗi Giám đốc dự án sẽ làm những công việc khác nhau tùy thuộc vào các lĩnh vực, dự án. Tuy vậy đa số các Giám đốc dự án đều phải đảm nhiệm những công việc sau:
Xác định phạm vi, lập kế hoạch
Trước khi bắt đầu thực hiện bất kỳ một dự án nào, Giám đốc quản lý dự án đều phải lên một bản kế hoạch chi tiết. Đây là bước vô cùng quan trọng và không thể thiếu để vạch trước những công việc cần phải làm trong suốt thời gian dự án đó diễn ra. Trong bản kế hoạch phải nêu được đầy đủ các nội dung sau:
- Đặt ra mục tiêu và cách thức thực hiện để đạt được điều đó.
- Đưa ra các mốc thời gian cụ thể thực hiện các bước của dự án.
- Đề ra tiến độ thực hiện dự án theo từng mốc thời gian cụ thể.
- Phân công, sắp xếp công việc chi tiết cho từng thành viên cùng tham gia dự án.
- Phân tích đánh giá rủi ro có thể xảy ra khi triển khai dự án, từ đó đề ra các biện pháp phòng khi có vấn đề phát sinh.
- Thông tin các thước đo đánh giá hiệu quả sau khi kết thức dự án.
Triển khai và quản lý dự án
Trong thời gian triển khai dự án, Giám đốc quản lý dự án phải luôn theo sát công việc của cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ ban lãnh đạo giao cho. Bên cạnh đó, khi có yêu cầu từ lãnh đạo hoặc đối tác, Giám đốc quản lý phải truyền tải kế hoạch thực hiện hoặc những thay đổi cho cấp dưới và đưa ra mốc thời gian cụ thể cần hoàn thành công việc, kiểm tra, theo dõi thực hiện...để đảm bảo dự án đạt kết quả tốt nhất.
Việc sát sao từng việc của cấp dưới giúp cho Giám đốc dự án đánh giá được hiệu quả công việc, nắm bắt tiến trình làm việc của cấp dưới. Đồng thời, trong quá trình thực hiện dự án, Giám đốc dự án phải thường xuyên báo cáo tình hình triển khai dự án về tiến độ, chất lượng, chi phí, những thay đổi (nếu có),.... Liên tục cập nhật thông tin, chỉ thị của Công ty để thông báo đến các Nhà thầu và các thành viên trong tổ thi công.
Dẫn dắt, phát triển đội nhóm
Là một lãnh đạo giỏi không chỉ lập kế hoạch, phân chia công việc hợp lý mà còn phải ghi nhận công sức và đánh giá nhân viên sao cho công bằng nhất. Nhờ đó đưa ra những phần thưởng xứng đáng, khích lệ và tạo động lực làm việc cho nhân sự.
Bên cạnh đó, giám đốc dự án là người trực tiếp chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân và kiến thức cần thiết cho nhân viên để hoàn thành dự án đạt kết quả tốt nhất.
Bàn giao công việc khi kết thúc dự án
Trong giai đoạn bàn giao cho đơn vị quản lý, Giám đốc dự án phải theo dõi, kiểm soát chặt chẽ chi phí, chất lượng, giấy tờ liên quan,.... Nếu xảy ra các lỗi ngoài ý muốn phải lên kế hoạch khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, Giám đốc dự án còn là người trực tiếp tổng kết, đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án, bao gồm: lên kế hoạch, tổ chức thi công, nghiệm thu, thanh toán, quyết toán, bàn giao hạng mục theo từng giai đoạn và toàn bộ công trình khi kết thúc, kiểm tra hồ sơ thanh quyết toán các gói thầu và báo cáo kết quả với cấp trên.
Trách nhiệm của giám đốc dự án
Điều phối, quản lý dự án
Là người đứng đầu, trực tiếp tiếp nhận dự án, Giám đốc dự án phải lên kế hoạch, phân chia công việc cụ thể cho từng thành viên tham gia cùng. Đồng thời, luôn theo sát những việc làm của cấp dưới để nắm được tiến trình, những sai sót (nếu có) để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.
Trực tiếp ký hợp đồng với đối tác
Bên cạnh quản lý, giám sát và tổ chức chỉ đạo kỹ năng lập kế hoạch, Giám đốc dự án còn chịu trách nhiệm đứng ra ký kết hợp đồng hợp tác trong kinh doanh hoặc thanh toán liên quan đến các dự án đang thi công. Chính vì vậy, đây là một trong những vị trí rất có tầm ảnh hưởng đối với doanh nghiệp, nắm trong tay quyền hạn rất lớn, quyết định không nhỏ đến mở rộng mối quan hệ với các đối tác.
Nghiên cứu phát triển nhân lực cho doanh nghiệp
Giám đốc dự án sẽ phối hợp với bộ phận HR của doanh nghiệp để lên kế hoạch, thực hiện công tác tuyển dụng, bố trí điều hành nhân sự. Đồng thời, phát triển thương hiệu, tìm kiếm dự án, tư vấn cho chủ thầu để đi đến ký kết hợp đồng.
Xử lý vấn đề phát sinh
Trong quá trình triển khai dự án, giám đốc dự án phải có trách nhiệm chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan bao gồm: Không đảm bảo đúng tiến độ, vấn đề phát sinh,...Và phải tìm ra được những về đề để giải quyết.
>> Bạn đang muốn ứng tuyến vị trí Giám đốc dự án?
Những kỹ năng Giám đốc dự án giỏi cần có
Quản lý dự án là một công việc đòi hỏi cao về chuyên môn và kỹ năng. Một Giám đốc dự án giỏi, chuyên nghiệp không chỉ có năng lực về khối ngành mà còn cần trang bị cho đầy đủ những kỹ năng quan trọng sau:
Lập kế hoạch
Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với vị trí Giám đốc dự án. Kỹ năng này như một bản CV thể hiện rõ năng lực chuyên môn. Để dự án diễn ra suôn sẻ, không gặp các vấn đề liên quan chồng chéo nhau như thời gian, ngân sách, nhân sự,... Giám đốc dự án cần lên một bản kế hoạch rõ ràng từng giai đoạn.
Không những thế, dựa vào bản kế hoạch, Giám đốc dự án và đội nhóm sẽ dễ dàng theo dõi hoạt động đang diễn ra và nắm bắt hiệu quả công việc. Từ đó, đưa ra điều chỉnh kịp thời nếu chưa đạt mức tiến độ đã đề ra.
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
Thuyết phục, thỏa hiệp làm hài lòng các bên chính là một kỹ năng quan trọng đối với các Giám đốc quản lý dự án. Không chỉ là người trực tiếp làm việc với đối tác mà đôi khi họ còn phải giải quyết mâu thuẫn, tìm ra biện pháp để đi đến thỏa hiệp. Người có kỹ năng đàm phán, thuyết phục tốt sẽ kết nối được mọi người giúp các bên hợp tác vui vẻ, suôn sẻ hơn.
Khả năng lãnh đạo
Bất cứ người Giám đốc dự án nào cũng cần phải có khả năng lãnh đạo. Khả năng này thể hiện qua việc quản lý nhóm, quản lý cấp dưới, tổ chức, điều phối, sắp xếp công việc hợp lý, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ. Đồng thời, Giám đốc dự án cần thiết lập tầm nhìn, lập chiến lược, giám sát, đánh giá chất lượng công việc,....
Không chỉ dừng lại ở việc quản lý, Giám đốc dự án còn là người truyền cảm hứng, dẫn dắt các thành viên trong nhóm của mình đi đúng hướng, thích nghi với mọi vấn đề.
Kiểm soát chi phí
Giám đốc dự án không có kỹ năng kiểm soát chi phí sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc việc triển khai dự án. Đặc biệt với những dự án có ngân sách eo hẹp nếu không biết cách kiểm soát, cân đối chi phí sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Chính vì vậy, Giám đốc dự án phải dự trù chi tiết chi phí cho từng giao đoạn thi công và đưa ra biện pháp xử lý nếu không may bị thiếu hụt kinh phí. Làm tốt điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa sự tiêu hao ngân sách cho dự án và công ty.
Xây dựng, phát triển đội nhóm
Giám đốc dự án là “cầu nối” gắn kết các thành viên trong nhóm đoàn kết, cùng nhau làm việc, chia sẻ ý tưởng để hướng đến mục tiêu chung. Đồng thời, tạo ra nhiều cuộc thảo luận để các thành viên hiểu được vị trí, vai trò của nhau trong công việc, bởi chỉ có sự liên kết đội nhóm mới tạo nên một dự án thành công.
Không những thế, Giám đốc dự án còn là người tạo ra danh sách nhiệm vụ, phân chia công việc cho cấp dưới một cách hợp lý, công bằng vừa được lòng nhân viên vừa giúp bản thân dễ dàng đánh giá chất lượng dự án.
>> Có thể bạn quan tâm: Tìm việc làm Project Manager, tuyển dụng Project Manager
Mức thu nhập của giám đốc dự án
Tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm, giám đốc dự án có thể nhận mức lương khác nhau. Cụ thể:
- Từ 1 - 2 năm kinh nghiệm, mức lương dao động từ 12 - 31 triệu đồng/ tháng.
- Với kinh nghiệm 2 - 5 năm, mức lương dao động từ 40 - 50 triệu đồng/ tháng.
- Với những người hơn 5 năm kinh nghiệm, mức lương có thể đạt mốc hớn 100 triệu đồng/tháng.
Tìm việc làm giám đốc dự án ở đâu?
Có hai cách tìm việc là tìm qua các website tuyển dụng trực tiếp của các công ty hoặc qua các nền tảng tuyển dụng như TopCV. Ngoài ra cũng có thể tìm hiểu qua người thân, bạn bè, hay như các mối quan hệ của chính bản thân mình.
Trên đây là tất cả các thông tin cần lưu ý khi ứng tuyển vào vị trí giám đốc dự án. Hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc hiểu rõ hơn về vị trí cao cấp này. Nếu bạn đang muốn ứng tuyển vị trí này, truy cập ngay TopCV để Tạo CV chuẩn, độc, lạ và gửi hồ sơ ngay trong hôm nay nhé!
Nguồn ảnh: Sưu tầm