Trong thời đại kinh tế biến động này, các vị trí quản lý cao cấp như giám đốc có ảnh hưởng trực tiếp tới sự thành công - thất bại của tổ chức. Để hiểu rõ hơn về những vị trí và mức lương giám đốc, hãy cùng TopCV.vn tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Xu hướng tuyển dụng giám đốc hiện nay
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trên cả nước có gần 34 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý I/2023. Bên cạnh đó là hơn 23 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong quý I/2023 lên gần 57 nghìn doanh nghiệp. Sự gia tăng số lượng doanh nghiệp mới này sẽ kéo theo nhu cầu tuyển dụng các vị trí quản lý cấp cao như giám đốc cũng sẽ tăng vọt.
Bên cạnh đó, theo báo cáo Báo cáo tuyển dụng 2023 mà TopCV vừa công bố, Giám đốc/Director là nhóm có nhu cầu chuyển việc ít nhất khi có tới 27,8% số người được khảo sát chưa có nhu cầu chuyển việc trong 6 tháng tiếp theo. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chiêu mộ nhóm nhân sự này trong thời gian tới sẽ là thách thức không nhỏ của những nhà tuyển dụng nói riêng và doanh nghiệp nói chung.

Về phía các ứng viên đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm giám đốc thì đây là cơ hội vàng để ứng tuyển vào các công ty và doanh nghiệp đang thiếu vắng những vị trí quản lý cấp cao này. Tuy nhiên, ứng viên cũng nên tham gia vào các khóa đào tạo hoặc chương trình học để nâng cao kỹ năng và kinh nghiệm của mình, từ đó gia tăng tỷ lệ phỏng vấn thành công trong tương lai.
Tổng hợp các vị trí giám đốc mới nhất
Thực tế, có rất nhiều vị trí giám đốc trong một bộ máy tổ chức của công ty. Mỗi vị trí sẽ đảm nhận những vai trò và trách nhiệm khác nhau nhưng đều hướng tới mục tiêu chung là giúp tổ chức phát triển bền vững. Dưới đây là tổng hợp các vị trí giám đốc cập nhật mới nhất ở thời điểm hiện nay:
CEO
CEO (Chief Executive Officer) hay giám đốc điều hành là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của một công ty hoặc một tập đoàn lớn. CEO cần phải có các kỹ năng lãnh đạo, quản lý, giao tiếp và đàm phán tốt. Ngoài ra, CEO cũng cần sở hữu kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý, cùng với sự đam mê và tầm nhìn rộng lớn
Công việc của một CEO bao gồm những nhiệm vụ chính sau:
- Lập kế hoạch chiến lược và phát triển các chiến lược dài hạn và ngắn hạn cho công ty thông qua việc thăm dò thị trường, đánh giá các cơ hội mới, đưa ra các dự án phát triển mới và phân tích các rủi ro tiềm ẩn.
- Điều hành hoạt động kinh doanh để giúp công ty đạt được các mục tiêu tài chính và phi tài chính.
- Tạo và duy trì mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh, cổ đông và cộng đồng người dùng.
- Quản lý, theo dõi chi phí và doanh thu của công ty, quản lý ngân sách, phát triển kế hoạch tài chính, đảm bảo sự tài chính ổn định và bền vững.
- Lãnh đạo và quản lý nhân sự thông qua các chương trình tuyển dụng, đào tạo, giám sát và đánh giá các nhân viên, và đưa ra các biện pháp để khuyến khích sự tương tác và hợp tác giữa các bộ phận khác nhau.
- Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới, tạo ra giá trị cho công ty và khách hàng.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động, đưa ra các cải tiến và điều chỉnh khi cần thiết.
- Đại diện cho công ty tại các sự kiện và cuộc họp với các đối tác, khách hàng và thể hiện tầm nhìn và giá trị của tổ chức.
>>> Tìm việc làm CEO không khó với TopCV! Bấm vào đây để khám phá việc làm chất lượng!

CFO
CFO (Chief Financial Officer) hay giám đốc tài chính là người đứng đầu bộ phận tài chính trong một tổ chức. Công việc của CFO bao gồm quản lý và giám sát tiền tệ, kế toán, thuế và các hoạt động khác liên quan tới tài chính của tổ chức. Để trở thành một CFO thành công không chỉ cần kiến thức chuyên môn sâu rộng về tài chính, kế toán, thuế mà còn cần tới kỹ năng lãnh đạo, quản lý, giải quyết vấn đề và giao tiếp.
Các nhiệm vụ chính của CFO bao gồm:
- Theo dõi và phân tích các hoạt động tài chính của công ty, bao gồm quản lý dòng tiền, quản lý ngân sách và quản lý rủi ro tài chính.
- Thiết lập kế hoạch tài chính dài hạn cho công ty, bao gồm kế hoạch đầu tư, kế hoạch chi tiêu và kế hoạch tài chính khác.
- Xác định giá trị các tài sản của công ty, bao gồm cả tài sản vô hình như thương hiệu và quyền sử dụng đất đai, và đưa ra các quyết định liên quan đến việc mua bán tài sản.
- Đưa ra các chiến lược để giảm thiểu rủi ro tài chính cho công ty như rủi ro khi thay đổi tỷ giá, thay đổi giá cả và rủi ro tín dụng.
- Chuẩn bị báo cáo tài chính định kỳ cho các cơ quan quản lý và cổ đông, và giải thích các số liệu trong báo cáo tài chính cho các bên liên quan.
- Hỗ trợ CEO trong việc đề ra kế hoạch kinh doanh và chiến lược tài chính của công ty.
>>> Cập nhật tin tuyển dụng việc làm giám đốc tài chính trên TopCV. Hãy nhanh tay khám phá để chạm tay đến công việc mơ ước với mức thu nhập hấp dẫn

CPO
CPO (Chief Product Officer) hay giám đốc sản phẩm là một trong những chức vụ quan trọng nhất trong công ty công nghệ hoặc công ty sản xuất sản phẩm. CPO chịu trách nhiệm định hình tầm nhìn và chiến lược phát triển sản phẩm của công ty, giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường cạnh tranh.
Trách nhiệm chính của CPO thường bao gồm:
- Quản lý sản phẩm và đảm bảo chúng có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty.
- Dẫn dắt quá trình phát triển sản phẩm, từ việc tạo ý tưởng đến ra mắt sản phẩm mới trên thị trường.
- Theo dõi xu hướng thị trường và nghiên cứu, phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định về việc phát triển sản phẩm mới.
- Quản lý và phát triển đội ngũ nhân sự để đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm của công ty.
- Hợp tác với các bộ phận khác như bộ phận kinh doanh, tiếp thị, kỹ thuật và tài chính để đảm bảo sự liên kết giữa các hoạt động và đạt được mục tiêu của công ty.

CMO
CMO (Chief Marketing Officer) hay giám đốc marketing là người có nhiệm vụ lên chiến lược và triển khai hoạt động marketing của công ty. Nhìn chung, những công việc mà một CMO thường đảm nhận bao gồm:
- Điều hành quá trình lập kế hoạch và triển khai chiến lược marketing của công ty, bao gồm tìm kiếm cơ hội mới, phát triển sản phẩm và dịch vụ, đánh giá thị trường và cạnh tranh.
- Xây dựng, quản lý và bảo vệ thương hiệu của công ty, tạo sự nhận biết và lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức.
- Quản lý các kênh marketing của công ty như quảng cáo, email marketing, SEO, PPC nhằm tăng cường tiếp cận và tương tác với khách hàng.
- Phân tích và đo lường hiệu quả của chiến lược marketing từ đó rút kinh nghiệm cho sự thành công của các chiến dịch marketing kế tiếp.
>>> TOP việc làm giám đốc marketing lương cao, đãi ngộ tốt đang được tuyển dụng trên TopCV. Click khám phá ngay
CCO
CCO (Chief Communications Officer) hay giám đốc truyền thông là chức vụ quan trọng trong các công ty và tổ chức có quy mô lớn. Công việc của CCO là đảm bảo khách hàng hài lòng với công ty và sản phẩm hoặc dịch vụ. CCO cũng chịu trách nhiệm thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng hiện tại và phát triển mối quan hệ lâu dài để biến họ thành khách hàng thân thiết.
Mô tả công việc của CCO thường bao gồm những nhiệm vụ sau:
- Định hướng chiến lược truyền thông của công ty, đảm bảo thông điệp được truyền tải đến đúng đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Xây dựng và bảo vệ thương hiệu của công ty, giúp tăng cường niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ.
- Điều hành, quản lý các hoạt động truyền thông của tổ chức, xử lý khủng hoảng truyền thông kịp thời.
- Xây dựng và quản lý các mối quan hệ với các đối tác, cộng đồng và các bên liên quan khác, nhằm tăng cường uy tín và lòng tin với công ty.
- Điều hành các hoạt động, sự kiện của công ty như hội thảo, triển lãm, buổi họp báo và các hoạt động quảng cáo khác.
>>> Apply các việc làm giám đốc kinh doanh bằng cách bấm vào nút TÌM VIỆC ngay dưới đây

CHRO
CHRO (Chief Human Resources Officer) hay giám đốc nhân sự là một vị trí quan trọng trong công ty, có trách nhiệm quản lý toàn thể nhân sự và phát triển nhân lực cho tổ chức. Để đảm bảo hiệu quả trong công việc, CHRO cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Điều hành hoạt động quản lý nhân sự của công ty, đào tạo và phát triển nhân sự để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh.
- Thực hiện tuyển dụng ứng viên phù hợp cho các vị trí trong công tysao cho đáp ứng những yêu cầu về kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp.
- Quản lý các chính sách và thủ tục liên quan đến nhân sự của công ty như chính sách lương, phúc lợi, bảo hiểm và tài sản nhân viên.
- Quản lý hiệu suất và đánh giá nhân viên một cách công bằng, khách quan và phát triển lộ trình sự nghiệp tại tổ chức.
- Quản lý văn hóa và giá trị công ty được ứng dụng và thể hiện rõ trong các hoạt động nhân sự.

CIO
CIO (Chief Information Officer) hay giám đốc công nghệ thông tin sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động công nghệ thông tin của công ty. Với vai trò quan trọng như vậy, CIO cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng về công nghệ thông tin, kinh nghiệm quản lý dự án và kỹ năng lãnh đạo để vận hành hệ thống trong tổ chức một cách tốt nhất.
Những nhiệm vụ chính và quan trọng của CIO thường bao gồm:
- Lên ý tưởng, phát triển và thực hiện các chiến lược công nghệ thông tin theo mục tiêu kinh doanh của công ty ở từng giai đoạn.
- Quản lý hệ thống thông tin của công ty thông qua việc quản lý cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin và phát triển các ứng dụng mới. Đồng thời thực hiện bảo mật thông tin và đảm bảo tính sẵn sàng của hệ thống
- Điều hành các dự án công nghệ thông tin của công ty, đảm bảo tiến độ và chất lượng của các dự án.
- Quản lý ngân sách (chi phí vận hành và bảo trì, đầu tư vào các giải pháp mới, cập nhật các phần mềm, thiết bị, v.vv..) và những tài sản công nghệ khác.
- Đào tạo và hướng dẫn nhân viên cấp dưới sử dụng các công nghệ thông tin mới sau khi phát triển hoàn thiện.

Tổng hợp mức lương các vị trí giám đốc mới nhất
TopCV sẽ chia sẻ mức lương trung vị của các vị trí giám đốc. Mức lương trung vị của các vị trí giám đốc được trích từ Báo cáo thị trường tuyển dụng 2023 & Nhu cầu tuyển dụng 2024 của TopCV. Trong đó:
• Mức lương trung vị thấp: Mức lương phổ biến nằm trong khoảng trung vị thấp mà nhà tuyển dụng đang sẵn sàng chi trả cho từng vị trí/chức danh tìm kiếm.
• Mức lương trung vị cao: Mức lương phổ biến nằm trong khoảng trung vị cao mà nhà tuyển dụng đang sẵn sàng chi trả cho từng vị trí/chức danh tìm kiếm.
Đơn vị: triệu VND
Các vị trí quản lý | Mức lương trung vị thấp | Mức lương trung vị cao |
Giám đốc kinh doanh | 30,0 | 48,0 |
Giám đốc chi nhánh | 22,0 | 30,0 |
Giám đốc Marketing | 30,0 | 50,0 |
Giám đốc điều hành | 30,0 | 50,0 |
Giám đốc tài chính | 30,0 | 45,0 |
Giám đốc nhân sự | 30,0 | 50,0 |
Giám đốc vận hành | 27,5 | 45,0 |
Giám đốc sản xuất | 25,0 | 35,0 |
Giám đốc công nghệ | 48,0 | 72,0 |
Trên đây là tổng hợp những vị trí HOT và mức lương giám đốc tương ứng cho từng vị trí ở thời điểm hiện tại. Mong rằng thông tin trong bài viết đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Giám đốc lương bao nhiêu?”.
Ngoài ra, nếu bạn đang đặt mục tiêu tìm kiếm công việc ở những vị trí quản lý cấp cao này thì có thể truy cập ngay TopCV.vn. Đây là nền tảng tuyển dụng hàng đầu được nhiều công ty, tập đoàn lớn lựa chọn trong quá trình tuyển dụng. Đến với TopCV.vn, bạn sẽ nhanh chóng tiếp cận được với những cơ hội việc làm giám đốc mới và hấp dẫn nhất từ các tổ chức trên.