Lương hưu – hưu trí là một trong những chế độ dành cho những người lao động lớn tuổi. Quy định về lương nghỉ hưu là được xem là sự bảo đảm về tài chính cho người lao động khi vào tuổi nghỉ hưu. Vậy, lương hưu là gì? Những vấn đề gì xoay quanh cách tính lương hưu? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây của TopCV.
Lương hưu là gì? Bao nhiêu tuổi thì được nhận lương hưu?
Lương hưu là gì?
Lương hưu – chế độ hưu trí – là chế độ, khoản phí được chi trả cho những người lao động đã đến độ tuổi về hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật.
Chế độ này sẽ giúp bảo đảm cho người lao động khi về già sẽ có khoản chi phí cần thiết để chi trả cho nhu cầu sống cơ bản, chăm sóc sức khỏe của bản thân.
Bạn sẽ được hưởng lương hưu khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội trước đó.
Vậy, cách tính lương hưu thế nào? Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? Hãy cùng theo dõi phần tiếp theo của bài viết.
Bao nhiêu tuổi thì được nhận lương hưu?
Trước thời điểm Bộ luật lao động 2019 được thi hành và có hiệu lực, thì độ tuổi nghỉ hưu được quy định:
- Đối với lao động nam: 60 tuổi
- Đối với lao động nữ: 55 tuổi
Tuy nhiên, sau khi Bộ luật lao động 2019 được thi hành và có hiệu lực, độ tuổi để được nghỉ hưu đã tăng lên bắt đầu từ ngày 01/01/2021 như sau:
- Đối với lao động nam: 60 tuổi 03 tháng, mỗi năm sẽ tăng thêm 03 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
- Đối với lao động nữ: 55 tuổi 04 tháng, mỗi năm tăng thêm 04 tháng tuổi đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Do đó, người lao động khi đáp ứng điều kiện hưởng lương lưu ở trên sẽ được hưởng chế độ lương hưu và đi kèm với một điều kiện để hưởng lương hưu khác là đã đóng bảo hiểm đủ 20 năm. Ngoài ra, một số trường hợp đặc biệt sẽ được xét duyệt để hưởng lương hưu, bạn có thể tham khảo các trường hợp này tại Bộ luật lao động 2019.
Cách tính lương hưu mới nhất
Cách tính lương hưu hàng tháng
Khi đã xét đủ các điều kiện trên, cách tính lương hưu như sau:
Lương hưu hưởng hàng tháng = mức bình quân của tiền lương đóng bảo hiểm * tỷ lệ lương hưu.
Trong đó:
* Tỷ lệ hưởng lương hưu cụ thể đối với từng trường hợp như sau (tính từ năm 2019):
- Lao động nữ:
Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 15 năm) * 2%
- Lao động nam:
Về hưu từ 1/1/2018: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 16 năm) * 2%
Về hưu từ 1/1/2019: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 17 năm) * 2%
Về hưu từ 1/1/2020: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 18 năm) * 2%
Về hưu từ 1/1/2021: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 19 năm) * 2%
Về hưu từ 1/1/2022: Tỷ lệ lương hưu = 45% + (Thời gian đóng BHXH – 20 năm) * 2%
* Mức bình quân lương tháng khi tham gia BHXH
Mức bình quân này sẽ khác nhau tùy từng trường hợp.
Mức bình quân lương = (Tổng tiền lương tháng đã đóng BHXH theo quy định nhà nước + Tổng tiền lương tháng theo chế độ người sử dụng lao động đóng)/Tổng số tháng đã tham gia BHXH.
Theo quy định hưởng lương hưu, mức lương hưu cơ sở năm 2021 được giữ nguyên là 1,49 triệu đồng. Do đó đây cũng là mức thấp nhất mà người lao động có thể nhận được hàng tháng.
* Đối với người nghỉ hưu trước tuổi quy định
Trường hợp này được quy định tại khoản 3, Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tóm tắt như sau:
- Nếu nghỉ hưu trước tuổi, mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ bị giảm tỷ lệ hưởng lương hưu xuống 2%.
- Đối với thời gian nghỉ hưu lẻ đến đủ 6 tháng, giảm 1%, trên 6 tháng thì không giảm do nghỉ hưu trước tuổi.
Ngoài những trường hợp trên, bạn có thể tìm hiểu thêm về các TH khác như bị suy giảm chức năng lao động từ 61% trở lên, người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm,… tại Bộ Luật lao động 2019.
Quy định và cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối
Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối được quy định như sau:
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/1995:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 5 năm cuối/60 tháng
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/1995 đến 31/12/2000:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 6 năm cuối/60 tháng
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/2001 đến 31/12/2006:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 8 năm cuối/60 tháng
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/2007 đến 31/12/2015:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 10 năm cuối/60 tháng
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/2016 đến 31/12/2019:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 15 năm cuối/60 tháng
* Trường hợp người lao động bắt đầu tham gia BHXH từ 1/1/2020 đến 31/12/2024:
Lương hưu = Tổng tiền lương đóng BHXH trong 20 năm cuối/60 tháng
Đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu
Về quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu, Điều 73, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định rằng:
Người lao động sẽ được hưởng lương hưu khi đủ tuổi về hưu (nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi) và sau khi đã đóng đủ 20 năm Bảo hiểm xã hội trở lên.
Trong trường hợp người lao động đủ điều kiện nhưng chưa đóng đủ thời gian tham giam Bảo hiểm xã hội, thì sẽ được đóng đến khi đủ thời gian quy định để hưởng lương hưu.
Để nhận được lương hưu, người lao động cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định và nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội huyện hoặc tỉnh/quận nơi tham gia đóng bảo hiểm xã hội.
20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ, cơ quan bảo hiểm sẽ giải quyết, tổ chức chi trả lương hưu cho người lao động theo hàng tháng. Trong trường hợp hồ sơ không được chấp nhận sẽ có phản hồi rõ ràng cho người lao động về lý do bằng văn bản.
Trên đây là một số thông tin về lương hưu cũng như cách tính lương hưu cơ bản nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong vấn đề này.
Cảm ơn bạn đã theo dõi.