Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo hiểm giúp bạn được hưởng các chính sách an sinh xã hội như bảo hiểm thất nghiệp, lương hưu, v.vv.. Mỗi cá nhân khi tham gia bảo hiểm xã hội sẽ có một mã số riêng. Vậy, cách tra cứu bảo hiểm xã hội như thế nào? Hãy cùng tham khảo ngay 4 cách tra cứu bảo hiểm xã hội chính xác ngay sau đây.
Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là gì?
Khái niệm về bảo hiểm xã hội được quy định tại Khoản 1, điều 3, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, tóm tắt như sau: Bảo hiểm xã hội là chính sách để bù đắp thu nhập cho những người lao động khi họ bị giảm mức thu nhập. Nguyên nhân bị giảm mức thu nhập có thể bao gồm như ốm đau, bệnh tật, tai nạn giao thông, thai sản, nghỉ hưu, chết hoặc đã hết tuổi lao động.
Khoản tiền được chi trả sẽ dựa trên số tiền mà người lao động đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội trước đó. BHXH được nhà nước bảo hộ theo pháp luật, đảm bảo an toàn cho người lao động và thành viên trong gia đình về đời sống.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ có 5 chế độ chính bao gồm chế độ hưu trí; chế độ ốm đau; chế độ tử tuất; chế độ thai sản; chế độ bảo hiểm thất nghiệp; chế độ bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động. Mỗi loại chế độ sẽ giúp người lao động được hưởng những quyền lợi khác nhau trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, con người.
Mã số bảo hiểm xã hội là gì?
Mã số bảo hiểm xã hội chính là cụm dãy số bao gồm 10 ký tự, mã số này được cơ quan BHXH Việt Nam cấp cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Đây sẽ là mã số định danh duy nhất đẻ người tham gia BHXH tham chiếu vào và hưởng các quyền lợi liên quan.
Phân loại bảo hiểm xã hội
Hiện tại, có 2 loại bảo hiểm xã hội là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện, cụ thể như sau.
* Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Là hình thức tham gia bảo hiểm xã hội trên tinh thần tự nguyện, không có tính bắt buộc với người lao động. Với loại bảo hiểm này, người lao động có thể lựa chọn tham gia hoặc không tùy thuộc vào tình hình tài chính, điều kiện ngoại cảnh khác.
* Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc dành cho người sở hữu lao động và người lao động. Loại bảo hiểm này được quy định theo pháp luật và thường khi ký kết hợp đồng lao động sẽ luôn có điều khoản về bảo hiểm xã hội. Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, người sử dụng lao động sẽ chi trả một phần và người lao động sẽ chi trả phần còn lại theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp này người sử dụng lao động sẽ phải chi trả nhiều hơn.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được áp dụng khi người lao động bắt đầu ký kết hoặc tham gia các hợp đồng có thời hạn trên 3 tháng hoặc vô thời hạn.
Cách tra cứu bảo hiểm xã hội chính xác
Hiện tại, có 3 cách tra cứu bảo hiểm xã hội bạn có thể áp dụng như sau:
Tra cứu mã số bảo hiểm xã hội ngay trên sổ bảo hiểm xã hội
Đây là cách tra cứu bảo hiểm xã hội đơn giản nhất để bạn có thể kiểm tra bảo hiểm xã hội của bản thân. Theo điều 3, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, tính từ ngày 1/1/2016, người lao động sẽ chịu trách nhiệm giữ, bảo quản sổ bhxh của bản thân. Các cơ quan khác như cơ ban quản hiểm hoặc chủ sở hữu lao động sẽ phải có trách nhiệm bàn giao sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Ngay trên sổ bảo hiểm xã hội sẽ có mã số bảo hiểm xã hội được in kèm với tên người tham gia. Trong trường hợp nếu người lao động chưa được bàn giao sổ bảo hiểm, có thể tra bảo hiểm xã hội theo những các dưới đây.
Cách tra cứu bảo hiểm xã hội ngay trên thẻ bảo hiểm y tế
Ngoài sổ bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT cũng sẽ giúp bạn biến được chính xác về thông tin mã số bảo hiểm xã hội. 10 mã số cuối cùng trên ô 15 số (thẻ cũ) và 10 số (thẻ mới từ ngày 1/4/2021) chính là mã số dùng chung và là duy nhất của BHXH, BHYT.
Cách tra cứu số sổ bảo hiểm xã hội online
Để tra cứu sổ bảo hiểm xã hội Online, bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây.
- Bước 1: Truy cập vào https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx (Website chính thức của BHXH Việt Nam).
- Bước 2: Chọn mục “Tra cứu trực tuyến”.
- Bước 3: Chọn mục “Tra cứu mã số BHXH”.
- Bước 4: Bạn điền thông tin chính xác theo yêu cầu, ở đây bảo gồm thông tin về Tỉnh/TP, Phường/Xã, Quận/Huyện, CMND, Họ và tên, v.v.. Lưu ý, mục thông tin địa chỉ, bạn điền thông tin địa chỉ tại nơi bạn đăng ký bảo hiểm xã hội.
Sau đó, bạn thực hiện tích chọn xác thực “Tôi không phải là người máy”, bấm chọn tiếp “Tra cứu” để có thể xem được thông tin sổ BHXH của mình.
Cách tra cứu bảo hiểm xã hội bằng tin nhắn
Hiện tại, đây được xem là cách nhanh nhất để bạn có thể thực hiện tra cứu các thông tin cơ bản về Bảo hiểm xã hội. Cách này sẽ giúp bạn tìm hiểu được thông tin trong điều kiện bạn không sử dụng được internet, mất số điện đăng ký. Tuy nhiên, hình thức này sẽ phát sinh một số phí để tra cứu.
Đối với hình thức này, bạn thực hiện tra cứu theo bảng sau:
Hình thức tra cứu | Cú pháp tin nhắn | Tổng đài | Cước phí |
Tra cứu thời gian tham gia bảo hiểm | TC BHXH [Mã số BHXH ] | 8179 | 1.500 đồng/tin nhắn |
BH QT [Mã số BHXH ] | 8709 | 1.000 đồng/tin nhắn | |
Tra cứu thời gian tham gia BHXH theo năm | TC BHXH [Mã số BHXH ] [năm a] [năm b] | 8179 | 1.500 đồng/tin nhắn |
BH QT [Mã số BHXH ] [năm a] [năm b] | 8709 | 1.000 đồng/tin nhắn | |
Tra cứu tình trạng hồ sơ bảo hiểm xã hội | TC HS [Mã số BHXH ] | 8179 | 1.500 đồng/tin nhắn |
BH HS [Mã số BHXH ] | 8709 | 1.000 đồng/tin nhắn |
>> Xem thêm: Cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Tạm kết
Trên đây là một số thông tin về bảo hiểm xã hội, các chế độ bảo hiểm xã hội cũng như 3 cách tra cứu bảo hiểm xã hội đơn giản mà bạn có thể áp dụng. Hy vọng với bài viết hôm nay, TopCV đã giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn về loại bảo hiểm này. Nếu bạn chưa biết biết cách tính bảo hiểm xã hội, truy cập ngay công cụ tự động của TopCV để cập nhật một cách nhanh chóng, chính xác!
Nguồn ảnh: Sưu tầm