Nhu cầu nhân sự của ngành Logistics đang ngày càng tăng cao khi quý I/2023, ngành Logistics ước tính thiếu hụt khoảng 14.000 - 18.000 vị trí khác nhau (Kinh tế Xanh). Hãy cùng TopCV tham khảo những vị trí HOT và mức lương ngành Logistics sắp tới ngay nhé.
Xu hướng tuyển dụng ngành Logistics năm 2023
Logistics đang là một trong những nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao trong năm 2023 và giai đoạn tiếp nối sau đó. Cuộc khảo sát từ VOLAMA - Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, có đến 50% doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng thêm 15 - 20% nhân viên trong thời gian tới.

Cũng theo Hiệp hội này, đến năm 2030, Việt Nam sẽ cần bổ sung đến 2.2 triệu nhân lực ngành Logistics và nhu cầu 200.000 nhân lực chất lượng cao có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, năng lực ngoại ngữ. Tuy vậy, hiện tại có đến khoảng 60 - 80% doanh nghiệp được phỏng vấn bởi Công Ty Nghiên cứu và Tư vấn công nghiệp Việt Nam cho biết, nhân lực đội ngũ Logistics (nhân viên và quản lý) chỉ ở mức trung bình thấp.
Những số liệu này như một “cảnh báo đỏ” cho chất lượng và nhu cầu của ngành Logistics. Vì vậy, nếu bạn đang tìm hiểu về những vị trí và mức lương ngành Logistics, thì đây sẽ là một ngành có tiềm năng và xu hướng phát triển tốt trong tương lai. Bên cạnh đó, hiện tại Nhà nước đang đưa ra nhiều giải pháp để cung ứng nhân sự Logistics cho thị trường. Điều này càng khẳng định hơn về nhu cầu và xu hướng ngày càng tích cực của ngành Logistics.

Các vị trí ngành Logistics - cấp bậc nhân viên
Hiện tại, có khá nhiều vị trí ngành Logistics khác nhau mà bạn có thể tìm hiểu. Dưới đây sẽ là những vị trí ngành Logistics từ cấp bậc nhân viên phổ biến hiện nay. Bao gồm:
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu - Logistics
Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu - Logistics sẽ là vị trí đầu tiên mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về những vị trí HOT và mức lương ngành Logistics như thế nào. Đây là một trong những vị trí tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện tìm kiếm khách hàng, hoàn tất hồ sơ,... của doanh nghiệp với các đối tác bên ngoài. Tùy theo từng ngành nghề, vai trò của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu - Logistics sẽ khác nhau.
Nhiệm vụ phổ biến của nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu - Logistics:
- Tìm kiếm nguồn khách hàng đang có nhu cầu xuất nhập khẩu để phát triển mạng lưới khách hàng cho doanh nghiệp. Bao gồm cả các đối tác trong và ngoài nước.
- Làm việc, đàm phán, thuyết phục khách hàng lựa chọn dịch vụ xuất nhập khẩu do doanh nghiệp cung cấp.
- Hỗ trợ cho khách hàng thực hiện các vấn đề liên quan đến hoàn thiện hợp đồng, ký kết giao dịch.
- Làm việc với đối tác, theo dõi quá trình, tiến độ hợp đồng đang được thực hiện để đảm bảo hợp đồng được thực hiện với những gì ký kết.
- Thực hiện xử lý những phát sinh, mâu thuẫn, vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện đơn hàng, hợp đồng của khách hàng.
- Báo cáo và thực hiện những công việc khác theo yêu cầu từ quản lý trực tiếp.

Nhân viên thu mua (Purchasing Officer)
Trong ngành Logistics, Nhân viên thu mua là một vị trí phổ biến và còn có tên gọi khác là nhân viên mua hàng. Nhân viên thu mua sẽ thực hiện tìm kiếm các đơn vị phân phối, cung cấp nguyên liệu của doanh nghiệp. Vai trò của nhân viên thu mua rất quan trọng bởi vị trí này đảm bảo cho công ty luôn duy trì được trạng thái vận hành xuyên suốt, không bị gián đoạn.
Nhiệm vụ phổ biến của vị trí nhân viên thu mua:
- Phối hợp cùng các bộ phận khác, tiếp nhận yêu cầu thu mua nguyên liệu, sản phẩm. Lập danh sách các nhà cung cấp uy tín để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp. Thường xuyên đánh giá hoạt động và chất lượng nhà cung cấp để thay đổi kịp thời khi cần thiết.
- Khảo sát giá cả nguyên liệu từ các nhà cung cấp và lựa chọn mức giá, nhà cung cấp phù hợp. Lập các báo cáo chi tiết liên quan đến nguồn nguyên liệu để xin phê duyệt mức giá từ cấp trên.
- Thực hiện quá trình mua - nhận hàng, nguyên vật liệu theo quy trình của doanh nghiệp.
- Theo dõi quá trình mua hàng, nhận hàng hóa, kiểm tra, kiểm duyệt chất lượng và số lượng, các loại giấy tờ liên quan đến hoạt động thu mua.
- Thực hiện các công việc, lập báo cáo và hỗ trợ công việc theo yêu cầu từ quản lý.

Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu (Docs-Cus)
Một công việc khác mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về vị trí HOT và mức lương ngành Logistics chính là Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu. Vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến văn bản, chứng từ, tài liệu trong quá trình xuất - nhập khẩu hàng hóa. Mỗi mảng tương ứng, công việc của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu sẽ khác nhau.
Nhiệm vụ phổ biến của nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu:
- Chuẩn bị các loại chứng từ, hồ sơ liên quan đến hàng hóa, xuất nhập khẩu, ví dụ như C/O, mẫu kiểm định,...
- Kiểm tra những chứng từ liên quan trong quá trình nhập khẩu hàng, khai báo E-manifest khi hàng hóa cập bến với hải quan.
- Khi hàng hóa đến cảng, sân bay cần thực hiện các lệnh thông báo hàng đến, lệnh D/O giao hàng hoặc tiến hành chuẩn bị các chứng từ ủy quyền nếu cần thiết,...
- Đối với hàng xuất khẩu, cần thực hiện làm các vận đơn (bill), chuẩn bị các giấy tờ, văn bản cần thiết để không ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu hàng hóa.
- Chuẩn bị, soạn thảo hợp đồng thương mại (contract), các loại hóa đơn thương mại (invoice), bảng kê khai chi tiết hàng hóa (Packing list), chứng từ, hồ sơ liên quan đến hàng hóa, các loại hợp đồng thuê kho bãi,... hoặc chứng từ, hợp đồng, hồ sơ theo yêu cầu.

Chuyên viên thanh toán quốc tế
Chuyên viên thanh toán quốc tế là vị trí đóng vai trò quan trọng đối với những doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường xuyên phải thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế. Bởi vị trí này sẽ yêu cầu phải có kiến thức sâu rộng, tỉ mỉ và hiểu biết về thị trường quốc tế. Do đó, đây cũng là một công việc HOT mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về những vị trí và mức lương ngành Logistics.
Nhiệm vụ phổ biến của Chuyên viên thanh toán quốc tế:
- Tìm hiểu và ghi nhớ những quy trình thanh toán đối với từng quốc gia, thị trường khác nhau.
- Nắm bắt nhanh các thông tin được cung cấp trong chứng từ kèm theo và thông tin từ các bộ phận khác liên quan đến hoạt động thanh toán, giao dịch tiền tệ cần thực hiện.
- Thực hiện quá trình thanh toán, giao dịch tiền tệ đúng với những thỏa thuận được nêu trong hợp đồng thương mại, đúng số giao dịch trong hóa đơn,...
- Đảm bảo tính hợp pháp, đúng đắn từ những chứng từ tiếp nhận từ khách hàng, đối tác khi thực hiện giao dịch.
- Lưu trữ hồ sơ, hợp đồng, các hóa đơn liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế theo yêu cầu.
- Những công việc khác liên quan đến tư vấn, hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ thanh toán,... và theo yêu cầu từ quản lý, cấp trên trực tiếp.

Nhân viên hiện trường Logistics (Operation staff)
Nhân viên hiện trường Logistics cũng là một công việc không còn quá xa lạ khi bạn tìm hiểu về những vị trí HOT và mức lương ngành Logistics như thế nào. Vị trí này thường sẽ làm việc tại các khu vực cảng, kho bãi, hải quan, cơ quan thuế,... Vai trò của nhân viên hiện trường là đảm bảo cho quá trình lưu thông hàng hóa được nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Nhiệm vụ phổ biến của Nhân viên hiện trường Logistics:
- Trực tiếp nhận, xử lý thông tin, các loại chứng từ có liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa. Đa số sẽ là những vấn đề liên quan đến khách hàng, đơn vị hải quan, thuế, vận chuyển,...
- Chịu trách nhiệm liên quan đến giao nhận chứng từ xuất - nhập khẩu từ bộ phận Sale, bộ phận chứng từ xuất nhập khẩu.
- Phối hợp cùng với các cơ quan nhà nước như Thuế, Hải quan để hoàn thiện được thủ tục xuất - nhập khẩu đối với lô hàng hóa được giao phụ trách.
- Quản lý, giám sát, kiểm tra, theo dõi tình trạng hàng hóa tại cảng, kho để chuẩn bị luân chuyển đến phương tiện vận chuyển tiếp theo.
- Đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc liên quan đến xuất - nhập hàng hóa đúng tiến độ và thời gian.
- Thực hiện các báo cáo, yêu cầu và hỗ trợ công việc khác theo yêu cầu từ quản lý, cấp trên trực tiếp.

Điều phối viên Logistics (Logistics coordinator)
Điều phối viên Logistics đóng vai trò thiết yếu đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bởi họ sẽ đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người dùng - đối tác kịp thời. Vị trí nhân viên điều phối sẽ có trách nhiệm giám sát toàn bộ các hoạt động, khía cạnh trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn đang tìm hiểu về những vị trí HOT và mức lương ngành Logistics như thế nào, đây sẽ là một công việc bạn có thể tham khảo.
Nhiệm vụ phổ biến của Điều phối viên Logistics:
- Phối hợp các nhà cung cấp dịch vụ vận tải để đảm bảo vận chuyển hàng hóa nhanh chóng và hợp lý.
- Trả lời các câu hỏi của khách hàng và giới thiệu khách hàng đến các kênh thích hợp.
- Xem xét, kiểm tra các đơn đặt hàng và chứng từ vận chuyển để đảm bảo tính chính xác.
- Thực hiện sắp xếp các hoạt động vận chuyển đặc biệt khi cần thiết.
- Theo dõi, khắc phục nhanh chóng những vấn đề có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa xuất - nhập khẩu.
- Quản lý ngân sách phân phối và vận chuyển, chuẩn bị các loại hóa đơn, giấy từ cần thiết.
- Lập kế hoạch và theo dõi việc vận chuyển các sản phẩm cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng.

Nhân viên kho vận hậu cần Logistics
Nhân viên kho vận hậu cần Logistic là vị trí đóng vai trò hỗ trợ quan trọng cho những nhân viên hiện trường và những nhân viên khác trong công ty xuất nhập khẩu. Họ chịu trách nhiệm liên quan đến quá trình lập kế hoạch, vận hành, quản lý luồng hàng hóa trong kho, đảm bảo đáp ứng được các mục đích kinh doanh. Do đó, đây cũng là một vị trí phù hợp khi bạn tìm hiểu về các công việc và mức lương ngành Logistics.
Nhiệm vụ phổ biến của Nhân viên kho vận hậu cần Logistics:
- Tiếp nhận, lưu trữ các loại hàng hóa, phân bổ không gian trong kho để đảm bảo có thể lưu trữ theo yêu cầu.
- Phân phối, vận chuyển hàng hóa từ kho này sang kho khác, hoặc từ kho đến những điểm vận chuyển, điểm phân phối, điểm bán lẻ,... theo kế hoạch, mục tiêu đã được cung cấp. Đảm bảo hàng hóa được chọn và vận chuyển đến đúng người, đúng nơi yêu cầu.
- Thực hiện thu thập, kiểm kê các thông tin liên quan đến hàng hóa được lưu trữ trong kho như số lượng, chất lượng, loại sản phẩm, hàng hóa,... Đảm bảo tính chính xác theo đúng những số liệu trong phần mềm quản lý kho.
- Chuẩn bị báo cáo cho quản lý cấp cao bằng cách thu thập, phân tích và tóm tắt dữ liệu về việc sử dụng vật liệu.
- Thực hiện những công việc khác theo yêu cầu từ quản lý, cấp trên trực tiếp.

Nhân viên hải quan (khai báo hải quan)
Nhân viên hải quan hay nhân viên khai báo hải quan là một trong những vị trí yêu cầu có chuyên môn đặc thù và thực hiện những công việc liên quan đến thủ tục xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan,... Công việc này thường bao gồm nhiều hạng mục khác nhau nhưng đều đảm bảo cho mục đích cuối cùng là hàng hóa được xuất - nhập theo đúng quy định pháp luật. Trong các công ty Logistics, vị trí khai báo hải quan đóng vai trò cực kỳ quan trọng khi thị trường giao thương hàng hóa đang sôi động và phức tạp hơn hiện nay.
Nhiệm vụ phổ biến của nhân viên khai báo hải quan:
- Đại diện cho doanh nghiệp làm việc trực tiếp với các cơ quan hải quan về những vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu.
- Xác định phân loại hàng hóa theo các hệ thống mã hóa thuế quan, đảm bảo doanh nghiệp - cơ quan có thể dễ dàng hơn trong quá trình quản lý và thực hiện giám sát hàng hóa.
- Kiểm tra, rà soát các mã hàng hóa trước khi thực hiện xuất - nhập khẩu để đảm bảo đúng với quy định của nhà nước.
- Thanh toán các khoản lệ phí, chi phí theo quy định của pháp luật cho Cục hải quan. Sau khi thanh toán thực hiện xử lý các loại chứng từ theo quy định để thông quan hàng hóa nhanh chóng, kịp thời. Soạn thảo các loại giấy tờ, hóa đơn,... liên quan đến hoạt động xuất - nhập khẩu để thuận lợi khi thực hiện khai báo hải quan.
- Thực hiện các hoạt động khai báo hải quan chi tiết như kho xuất hàng, nhập hàng, giá trị lô hàng, số lượng, quy cách đóng gói,... Đây là những căn cứ để cơ quan hải quan kiểm soát, quản lý những lô hàng hóa xuất nhập khẩu hiệu quả hơn.

Nhân viên chăm sóc khách hàng Logistics
Nhân viên chăm sóc khách hàng Logistics (Customer Service Logistics) cũng là một công việc mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về những vị trí HOT và mức lương ngành Logistics là bao nhiêu. Vị trí này đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn, giải quyết những thắc mắc, phản hồi từ khách hàng, đối tác về hoạt động xuất - nhập khẩu, Logistics của doanh nghiệp.
Nhiệm vụ phổ biến của nhân viên chăm sóc khách hàng Logistics:
- Liên hệ với khách hàng để nhận thông tin về booking hoặc thông tin của lô hàng.
- Thực hiện đặt chỗ đối với các hàng tàu, hãng hàng không cho các lô hàng đã tiếp nhận thông tin ở trên.
- Hỗ trợ liên hệ với các đại lý phân phối hàng hóa, xin báo giá, làm báo giá với các đại lý đó.
- Hỗ trợ chuẩn bị thông tin về chứng từ hàng xuất/nhập khẩu phù hợp với loại hình vận chuyển (ví dụ đường hàng không/đường biển).
- Theo dõi quá trình lô hàng xuất/nhập khẩu được vận chuyển, cần nắm rõ những thông tin như ngày hàng đến, ngày hàng đi, chi tiết đơn hàng,...
- Kết hợp cùng bộ phận kế toán công nợ và hàng tàu, thực hiện làm đề nghị thanh toán, làm kế hoạch hàng hóa.
- Giải quyết các khiếu nại liên quan đến hàng hóa, lập các báo cáo và thực hiện những công việc khác theo yêu cầu từ cấp trên, quản lý trực tiếp.

Các vị trí ngành Logistics - cấp bậc quản lý
Bên cạnh các cấp bậc nhân viên, quản lý cũng là một trong những nhóm công việc mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về các vị trí, mức lương ngành Logistics như thế nào. Dưới đây là một số vị trí thuộc cấp quản lý phù hợp mà bạn có thể tham khảo:
Warehouse Manager (Trưởng phòng kho vận)
Warehouse Manager - trưởng phòng kho bãi (kho vận) sẽ chịu trách nhiệm về những vấn đề liên quan đến kho vận, bãi vận chuyển,... trong doanh nghiệp Logistics. Đối với các công ty xuất nhập khẩu, bộ phận kho đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, hoạt động. Do đó, trưởng phòng quản lý kho bãi cũng là một vị trí mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về cơ hội việc làm và mức lương ngành Logistics.
Nhiệm vụ phổ biến của Warehouse Manager:
- Điều hành, điều phối, giám sát mọi hoạt động liên quan đến vận hành kho bãi, chất lượng hàng hóa, số lượng hàng hóa, nhân sự thuộc bộ phận kho của doanh nghiệp.
- Xây dựng các kế hoạch liên quan đến quản lý kho, dòng nguyên liệu để đáp ứng nhu cầu luân chuyển hàng hóa.
- Đào tạo, quản lý, phân phối nhiệm vụ cho nhân viên bộ phận kho bãi để đáp ứng được mục tiêu đã đề ra trước đó.
- Điều phối, tổ chức những hoạt động xuất - nhập hàng hóa, kiểm kê, bảo quản hàng hóa đúng chất lượng.
- Đề xuất, tham mưu cho ban giám đống những sáng kiến, ý tưởng, nhận định chuyên môn liên quan đến quá trình vận chuyển, định tuyến, lưu trữ hàng hóa trong kho vận,...

Logistics Manager (Quản lý/trưởng phòng)
Logistics Manager là nhân sự sẽ chịu trách nhiệm liên quan đến giám sát việc mua - bán, phân phối sản phẩm trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng bộ phận chuyên môn mà công việc của Logistics Manager sẽ khác nhau. Để thăng tiến lên vị trí này, bạn có thể cần làm việc từ 3 - 5 năm trong lĩnh vực Logistics.
Nhiệm vụ phổ biến của Logistics Manager:
- Xây dựng các kế hoạch, đưa ra chiến lược phù hợp để quản lý các hoạt động Logistics theo chuyên môn của mình được hiệu quả hơn. Ví dụ như chăm sóc chất lượng dịch vụ khách hàng, phân loại hàng hóa, vận chuyển,...
- Thường xuyên giám sát hiệu quả công việc của bộ phận phụ trách, thiết lập các chỉ số đánh giá hiệu suất công việc phù hợp. Đưa ra những sáng kiến để cải thiện hoạt động của bộ phận.
- Đảm bảo quản lý, phụ trách điều hành những vấn đề chung liên quan đến kinh doanh lĩnh vực Logistics của doanh nghiệp.
- Làm việc với khách hàng, nhà cung cấp trong - ngoài nước, thiết lập mối quan hệ tốt đẹp và bền vững.

Logistics Director (Giám đốc chuỗi cung ứng)
Logistics Director là vị trí bao quát toàn bộ các hoạt động trong quá trình Logistics - chuỗi cung ứng diễn ra. Đối với những doanh nghiệp hoạt động chuyên về Logistics, Logistics Director thường sẽ đóng vai trò như vị trí CEO - giám đốc điều hành. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, thương mại đa dạng, Logistics Director sẽ là người phụ trách bộ phận sản xuất - cung ứng sản phẩm.
Nhiệm vụ thường gặp của Logistics Director:
- Quản lý toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng, bao gồm như mua bán, kiểm soát tồn kho, lựa chọn nhà cung cấp, phân phối sản phẩm,...
- Phân tích các dữ liệu, số liệu cần thiết để đưa ra những kế hoạch, chiến lược đảm bảo quá trình cung ứng được diễn ra hiệu quả với mức chi phí tối ưu nhất.
- Kết nối với nhà cung cấp, người sử dụng, đảm bảo xây dựng và phát triển mối quan hệ bền vững với những nhóm khách hàng, đối tác này.
- Thực hiện các nhiệm vụ, yêu cầu khác để đảm bảo được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Mức lương ngành Logistics
TopCV sẽ chia sẻ mức lương trung vị của các vị trí ngành Logistics. Mức lương trung vị của các vị trí ngành Logistics được trích từ Báo cáo thị trường tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 của TopCV. Trong đó:
• Mức lương trung vị thấp: Mức lương phổ biến nằm trong khoảng trung vị thấp mà nhà tuyển dụng đang sẵn sàng chi trả cho từng vị trí/chức danh tìm kiếm.
• Mức lương trung vị cao: Mức lương phổ biến nằm trong khoảng trung vị cao mà nhà tuyển dụng đang sẵn sàng chi trả cho từng vị trí/chức danh tìm kiếm.
Mức lương nhân viên từ 1 đến 3 năm kinh nghiệm
Đơn vị: triệu VND
Vị trí nhân viên | Trung vị thấp | Trung vị cao |
Logistics | 10,0 | 15,0 |
Mức lương nhân viên trên 3 năm kinh nghiệm
Đơn vị: triệu VND
Vị trí nhân viên | Trung vị thấp | Trung vị cao |
Logistics | 15,0 | 20,0 |
Trên đây là những thông tin chia sẻ về các vị trí HOT và mức lương ngành Logistics là bạn có thể tham khảo. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ lựa chọn được định hướng việc làm logistics phù hợp hơn với mong muốn, sở thích của mình.
Ngoài ra, nếu bạn cũng đang quan tâm đến cơ hội việc làm ở những vị trí trên, hãy truy cập ngay vào chuyên mục Tìm việc làm của TopCV. Tại TopCV đang cung cấp rất nhiều công cụ hỗ trợ ứng viên tìm việc hiệu quả lên đến 80%. Ví dụ như công cụ tạo CV online, kiểm tra tính cách - định hướng công việc, tính năng tìm việc làm theo địa điểm, năng lực, mức lương,...