1/ Ví dụ CV tìm việc Business Development
Bui Thu Trang trangbt@topcv.vn 0965206270
Objective Self-motivated and success-driven business development manager with 7+ years of experience in solution selling and new business development. Eager to support Majestic Inc. with superb knowledge of omnichannel processes, including online marketing and value-added services. In previous roles negotiated a $2.5M contract and boosted company sales by 30% among others.
Work Experience Business Development Manager - TopCV, Hanoi, Vietnam (2013–2015)
Key achievement:
Business Development Manager - Happy Time, Hanoi, Vietnam (2011–2013)
Key achievements:
Education 2015 Foreign Trade University, Hanoi - MBA
Skills
Certifications
Languages
Interests: Mediterranean cuisine, Nordic walking |
2/ Cấu trúc tốt nhất cho một bản CV tìm việc Copywriting
Cách trình bày cũng quan trọng không kém những nội dung trong CV Business Development. Bởi hình thức tốt giúp NTD dễ đọc, dễ hình dung về bạn và những kinh nghiệm bạn có thể làm. Một bản CV chỉn chu sẽ luôn gây thiện cảm với NTD.
Trong CV tìm việc Business development cần:
- Đặt họ tên, thông tin liên hệ to và rõ ràng ở phần đầu CV.
- Thời gian kinh nghiệm cần sắp xếp theo thứ tự: Từ gần nhất đến xa nhất.
- Nên sử dụng các font chữ cơ bản như Arial, Calibri, Quicksand, Time News Roman. Trình bày CV dễ đọc với các đầu mục to rõ, các khoảng trắng được sắp xếp hợp lý. Nếu bạn chưa tự tin về khả năng trình bày CV của mình, hãy tham khảo các mẫu CV của TopCV.
- Để tránh bị lỗi định dạng, hãy luôn luôn gửi định dạng PDF cho nhà tuyển dụng.
3/ Cách viết Mục tiêu/ Mô tả cho CV tìm việc Business Development
Đây là phần không bắt buộc có trong CV Business Development. Tuy nhiên thêm 2-3 dòng Mục tiêu/ Mô tả ở đầu CV sẽ giúp bản CV trở nên phong phú hơn. Đặc biệt với những bạn ít hoặc chưa có kinh nghiệm làm việc.
Nếu bạn đã có ít nhất 2 năm kinh nghiệm, có thể viết Mô tả ngắn gọn bản thân để thể hiện điểm mạnh và thành tựu đạt được. Trong mô tả tập trung nêu ngắn gọn số liệu thành tích và kết quả để thu hút chú ý. Đồng thời nêu cách bạn có thể giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh.
Còn nếu ứng tuyển trái ngành, thực tập, part-time hoặc entry-level thì viết Mục tiêu nghề nghiệp sẽ phù hợp hơn. Nhà tuyển dụng chưa yêu cầu quá cao về kinh nghiệm của bạn ở những vị trí này. Hãy tập trung vào những kỹ năng chuyển đổi bạn có và thể hiện mình phù hợp với công việc này.
4/ Cách viết phần Kinh nghiệm trong CV tìm việc Business Development
Bắt đầu ghi những công việc gần đây nhất, cho đến xa nhất.
Những phần không thể thiếu đó là: Tên công việc, Tên công ty, thời gian làm việc, tầm 4-6 gạch đầu dòng mô tả trách nhiệm và thành tựu của bạn.
Nhớ bắt đầu câu mô tả với những động từ. Ví dụ với CV Tiếng Anh có thể sử dụng: managed, built, negotiated, enhanced, etc.
Bổ sung số liệu thể hiện kết quả công việc bất cứ chỗ nào có thể. Càng chi tiết càng tốt!
Cuối cùng là điều chỉnh nội dung CV cho phù hợp với yêu cần công việc mình ứng tuyển.
5/ Cách viết phần Học vấn trong CV tìm việc Business Development
Phần Học vấn tuy không quá quan trọng nhưng vẫn rất cần thiết phải để vào CV Business Development. Công thức ghi học vấn đó là:
- Tên trường và địa điểm.
- Niên khóa.
- Bằng cấp.
Nếu điểm GPA tại trường của bạn cao, đủ tự tin thì có thể ghi vào đây. Đó cũng là cách để NTD thấy năng lực học tập của bạn.
Ngoài ra một mẹo để làm phần Học vấn của bạn trở nên khác biệt hơn đó là những khóa học Online, ngắn hạn bên ngoài về chuyên môn về Sales, Business, Business Development,...
Chứng chỉ, chứng nhận hay những thành tích cá nhân cũng có thể gộp luôn vào phần này cho gọn hơn.
>>> Xem thêm: Business development executive và những điều bạn quan tâm với việc làm này
6/ Cách viết phần Kỹ năng trong CV tìm việc Business Development
Trước tiên, cùng điểm qua một số kỹ năng để làm CV của bạn phù hợp với mô tả công việc Business Development.
Một số kỹ năng để ghi CV tìm việc Business Development | |
Customer acquisition/ Kỹ năng thu hút khách hàng D2C e-commerce solutions Financial planning/ Kỹ năng lên kế hoạch tài chính Logistics requirements/ Kỹ năng quản lý chuỗi cung ứng MS Office (PowerPoint, Excel, Word) Omnichannel processes Presentation skills/ Kỹ năng thuyết trình Product development/ Khả năng phát triển sản phẩm Sales management/ Kỹ năng quản lý bán hàng Sales marketing budget/ Kỹ năng quản lý ngân sách truyền thông | Team management/ Kỹ năng quản lý đội nhóm Analytical skills/ Kỹ năng phân tích Teamwork skills/ Kỹ năng làm việc nhóm Critical thinking/ Tư duy phản biện Decision making/ Kỹ năng ra quyết định Interpersonal skills/ Kỹ năng giao tiếp Leadership skills/ Kỹ năng lãnh đạo Problem solving/ Kỹ năng giải quyết vấn đề Rapport building/ Khả năng xây dựng đồng điệu Time management/ Kỹ năng quản lý thời gian |
Cách đưa Kỹ năng vào trong CV một cách ấn tượng
- Đầu tiên làm danh sách liệt kê tất cả những kỹ năng bạn có: bao gồm cả soft skills và những hard skills (kỹ năng chuyên môn), kỹ năng cụ thể của ngành.
- Đọc kỹ JD và xác định từ khóa nổi bật và bắt buộc có. Ghi lại vào 1 danh sách thứ hai.
- Nối kết 2 danh sách trên để chọn ra những kỹ năng công ty yêu cầu mà bạn đang sở hữu.
- Viết tách riêng Kỹ năng thành một phần nổi bật trong CV.
- Minh chứng cho những kỹ năng này trong phần Kinh nghiệm làm việc hoặc Học vấn, Chứng chỉ để tăng tính thuyết phục.
- Hãy thành thực trong CV Business Development của mình, đừng nêu những gì bạn không có. NTD sẽ có cách để kiểm tra kỹ năng ghi trong CV ứng viên.
7/ Cách viết các phần bổ sung cho CV tìm việc Business Development.
Nếu CV của bạn vẫn chưa đủ đầy đặn, có thể cân nhắc bổ sung phần Thông tin khác trong CV. Ở phần này có thể đưa ra: Hoạt động tình nguyện/ khác, dự án cá nhân, xuất bản, sở thích…
Tuy nhiên, hãy chọn lọc thông tin để đưa vào cho phù hợp công việc mình ứng tuyển. Hoặc phân tích ra thông tin thêm đó, giúp NTD hiểu hơn gì về con người chuyên nghiệp của bạn.
Ví dụ bạn thích đọc sách. Bạn có thể nêu rõ đọc sách, tài liệu gì liên quan đến Business Development nhé.
8/ Cách viết Cover Letter tìm việc Business Development
Với những bạn ít kinh nghiệm, hoặc mới chuyển ngành thì một bản Cover Letter sẽ khá cần thiết để thuyết phục NTD rằng bạn là người phù hợp.
Dưới đây là một mẫu nội dung Cover Letter đơn giản để tham khảo:
Thông tin liên hệ của bạn Thông tin liên hệ của nhà tuyển dụng Kính gửi anh/chị [Tên], Đoạn 1: Bạn đang ứng tuyển vị trí gì, công ty nào, vì sao bạn biết đến vị trí này? Một lý do (kỹ năng, kinh nghiệm gì) khiến bạn nghĩ rằng mình hợp vị trí này. Đoạn 2: Kể một câu chuyện trong quá khứ bạn đã sử dụng kỹ năng trên để giải quyết vấn đề như thế nào, đóng góp cho công ty ra sao. Đoạn 3: Kết thư.
Xin cảm ơn, [Tên bạn] |
Bạn có thể tham khảo các mẫu Cover Letter của TopCV tại đây.
_____
>>> Có thể bạn quan tâm: Business development manager là gì?
Trên đây là những hướng dẫn của TOPCV để bạn có một bản CV nhân sự thật chi tiết. Nếu bạn muốn dịch CV Việt-Anh hoặc được tư vấn CV bởi chuyên gia, hãy đăng ký tư vấn CV cùng TopCV tại đây.
Nếu bạn có góp ý thêm cho nội dung bài viết, vui lòng gửi ý kiến đóng góp qua email: huongnghiep@topcv.vn.