0
Lưu tin thành công!
Danh sách việc làm đã lưu
Góp ý
Góp ý cho TopCV
Hỗ trợ
Trung tâm hỗ trợ ứng viên
Liên hệ

TopCV cam kết sẽ xử lý các vấn đề của bạn trong vòng tối đa 24h.

Tổng đài: (024) 6680 5588 (Giờ hành chính)

Trong trường hợp không liên lạc được, vui lòng gửi hỗ trợ tới email: hotro@topcv.vn

Xin cảm ơn!

Gửi yêu cầu hỗ trợ
Họ tên *
Email *
Số điện thoại *
Vấn đề cần hỗ trợ *
Gói dịch vụ *
Mô tả vấn đề cần hỗ trợ *
Gửi yêu cầu thành công

TopCV sẽ gửi phản hồi qua email bạn đã nhập trong vòng tối đa 24h.

Liên hệ hotline nếu sau 24h bạn chưa nhận được phản hồi qua email:
(024) 6680 5588 (Giờ hành chính)

Hoặc email trực tiếp cho TopCV tại địa chỉ: hotro@topcv.vn

Xin cảm ơn!

Mẫu CV Business Development Executive (Nhân viên phát triển kinh doanh)

Tham khảo những "mẹo hay" từ TopCV để trình bày CV Business Development Executive (Nhân viên phát triển kinh doanh) chuyên nghiệp, hiện đại, gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Lựa chọn kiểu thiết kế phù hợp với bạn nhất

Tối giản 2

Tham vọng

Tiêu chuẩn

Thanh lịch

Hiện đại 6

Chuyên Nghiệp 1

Ấn tượng 2

Hiện Đại 1

Senior

Outstanding 10

Basic 1

Chuyên gia

Basic 3

Ấn tượng 4

Basic 4

Gradient 1

Trang trọng

Ấn tượng 3

Hiện Đại 4

Cao Cấp

Tinh tế 2

Ấn tượng

Đam mê

Dòng Thời Gian

Hiện Đại 2

Basic 5

Thanh Lịch 1

Thời đại

Thành đạt

Business Development Executive (Nhân viên phát triển kinh doanh) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định thị trường mới và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Khi viết CV Business Development Executive, bạn cần làm nổi bật khả năng phân tích thị trường, kỹ năng đàm phán, thương lượng và thành tích cụ thể trong việc thúc đẩy doanh thu.

Tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết dưới đây để tạo CV Nhân viên phát triển kinh doanh “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng!

Mẫu CV Business Development Executive
Mẫu CV Business Development Executive (Nhân viên phát triển kinh doanh)

>> Có thể bạn quan tâm: Business Development Executive và những điều bạn quan tâm với việc làm này

Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Business Development Executive

Mục tiêu nghề nghiệp thường được đặt ở phần đầu của CV Business Development Executive,  giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng đánh giá mức độ phù hợp của ứng viên với vị trí ứng tuyển. Nội dung này chỉ nên gói gọn trong 3 - 5 câu văn, tập trung trình bày những điểm nổi bật nhất trong CV  xin việc của bạn như:

  • Tóm tắt kinh nghiệm làm việc: Đề cập đến số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh/phát triển thị trường và trình bày 1 - 2 thành tích cụ thể như: tỷ lệ hoàn thành KPI, % tăng trưởng doanh thu, số lượng hợp đồng ký kết, v.vv..
  • Làm nổi bật các kỹ năng cốt lõi: Đề cập đến những kỹ năng quan trọng giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ của Business Development Executive như phân tích thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, đàm phán, phát triển mối quan hệ khách hàng, quản lý mối quan hệ với đối tác, v.vv..
  • Thể hiện định hướng nghề nghiệp rõ ràng:Trình bày mục tiêu phát triển sự nghiệp trong dài hạn/ngắn hạn, song song với việc đóng góp vào sự tăng trưởng của công ty.

Cách NÊN và KHÔNG NÊN viết Mục tiêu nghề nghiệp trong CV dành cho Nhân viên phát triển kinh doanh

NÊN

Với hơn 4 năm kinh nghiệm công tác ở vị trí Nhân viên phát triển kinh doanh tại các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước, tôi có khả năng xây dựng, phát triển chiến lược kinh doanh và mở rộng mạng lưới khách hàng tiềm năng. Trong năm 2024, tôi đã đóng góp vào việc tăng trưởng 15% doanh thu của Công ty TNHH ABC khi hoàn thành 120% KPI trong 4 tháng liên tiếp. Mục tiêu của tôi trong 2 năm tới là trở thành Trưởng nhóm Phát triển kinh doanh, dẫn dắt đội ngũ hoàn thành các mục tiêu chiến lược của Quý công ty.

KHÔNG NÊN

Tôi có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Kinh doanh và có khả năng giao tiếp, đàm phán tốt. Tôi mong muốn tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này và góp phần vào sự phát triển của công ty.

Cách viết Kinh nghiệm làm việc trong CV Nhân viên phát triển kinh doanh

Kinh nghiệm làm việc là một trong những nội dung quan trọng nhất của CV Nhân viên phát triển kinh doanh, giúp bạn thể hiện năng lực chuyên môn và thành tích nổi bật trong quá trình làm việc. Khi xem xét nội dung này, nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến những nhiệm vụ mà bạn đã từng thực hiện, mà đặc biệt chú trọng đến đóng góp cụ thể của bạn tại công ty cũ.

Để trình bày Kinh nghiệm làm việc một cách chuyên nghiệp và thuyết phục, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sau:

  • Liệt kê các công việc theo thứ tự thời gian ngược, bao gồm các thông tin: tên vị trí, tên công ty/doanh nghiệp, thời gian làm việc.
  • Đối với mỗi công việc, bạn tập trung mô tả 3 - 6 nhiệm vụ chính, liên quan trực tiếp đến vị trí Business Development Executive như: phân tích thị trường, mở rộng phân khúc thị trường mới, xây dựng chiến lược bán hàng, tìm kiếm và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng tiềm năng, v.vv..
  • Làm nổi bật thành tích đạt được bằng cách cung cấp số liệu cụ thể về: tỷ lệ hoàn thành KPI, % tăng trưởng doanh thu, số lượng đối tác chiến lược mới, % tăng trưởng thị phần, số lượng thị trường mới, số lượng khách hàng tiềm năng, số lượng danh mục khách hàng đã quản lý, doanh thu từ việc bán thêm (up-sell) hoặc bán chéo (cross-sell), v.vv..
  • Sử dụng động từ mạnh ở đầu câu và lồng ghép những từ khóa về kỹ năng được nhắc đến trong bản mô tả công việc (JD).

>> Có thể bạn quan tâm: Top 27+ câu hỏi phỏng vấn nhân viên kinh doanh thường gặp nhất

Cách NÊN và KHÔNG NÊN viết Kinh nghiệm làm việc trong CV dành cho Nhân viên phát triển kinh doanh (với những ứng viên có kinh nghiệm)

NÊN

Business Development Executive

Công ty TNHH ABC

03/2022 - 02/2025

  • Thu thập, phân tích thông tin về thị trường và phát triển chiến lược kinh doanh, đóng góp vào việc tăng trưởng 10% thị phần sau 2 năm.
  • Mở rộng cơ sở dữ liệu khách hàng và phát triển mạng lưới khách hàng doanh nghiệp, góp phần tăng 15% doanh thu của công ty trong năm 2024.
  • Duy trì và quản lý quan hệ đối tác chiến lược với 15 doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực công nghệ.
  • Quản lý pipeline bán hàng, cải thiện hiệu suất làm việc nhóm bằng cách ứng dụng phần mềm CRM, giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng từ 60 ngày xuống còn 50 ngày.
  • Chủ động tìm kiếm các cơ hội bán hàng thông qua các hội nghị, hội thảo, triển lãm, mạng xã hội, các kênh affiliate, v.vv..

Thành tích nổi bật:

  • Top 3 Nhân viên xuất sắc của bộ phận Kinh doanh năm 2024
  • Hoàn thành 120% KPI trong 4 tháng liên tiếp

Nhân viên kinh doanh

Công ty Cổ phần XYZ

6/2020 - 02/2022

  • Tìm kiếm, tiếp cận 80 khách hàng tiềm năng mỗi tháng thông qua việc gọi điện và gửi email giới thiệu sản phẩm.
  • Đề xuất, triển khai các chiến lược kinh doanh và báo cáo định kỳ về doanh số bán hàng.
  • Đàm phán, thương lượng và ký kết hơn 20 hợp đồng trị trong năm 2021.
  • Chăm sóc khách hàng sau bán và hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng sản phẩm, giúp giữ chân 80% khách hàng sau 12 tháng hợp tác.

Thành tích nổi bật:

  • Đạt top doanh thu 80.000.000 VND trong tháng 11/2021.

KHÔNG NÊN

Business Development Executive

Công ty TNHH ABC

03/2022 - 02/2025

  • Tìm kiếm khách hàng mới.
  • Giới thiệu sản phẩm của công ty cho đối tác.
  • Đàm phán hợp đồng với khách hàng.
  • Báo cáo kết quả doanh số hàng tuần.

Vậy những ứng viên có ít kinh nghiệm chuyên môn nên trình bày ra sao?

Business Development Executive là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, với nhiệm vụ chính là tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới và xây dựng mối quan hệ với khách hàng hiện tại. Nếu chưa có kinh nghiệm làm việc tại vị trí này, bạn nên làm nổi bật kỹ năng phân tích thị trường, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xây dựng mối quan hệ thông qua các công việc bán thời gian, thực tập hoặc hoạt động ngoại khóa.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết mà bạn có thể tham khảo:

  • Liệt kê các công việc part-time, thực tập có liên quan như: Thực tập sinh kinh doanh, Thực tập sinh chăm sóc khách hàng, Thực tập sinh Telesales, v.vv.. Trong đó, bạn cần tập trung mô tả các công việc liên quan đến nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, tư vấn sản phẩm/dịch vụ, v.vv..
  • Bổ sung thông tin về hoạt động ngoại khóa, cuộc thi sinh viên và các dự án kinh doanh cá nhân, trong đó thể hiện rõ các kỹ năng mềm cần thiết đối với vị trí Business Development Executive như: giao tiếp, đàm phán, xây dựng mối quan hệ, làm việc nhóm, v.vv..

Cách NÊN và KHÔNG NÊN viết Kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc Business Development Executive (với những ứng viên chưa có kinh nghiệm)

NÊN

Thực tập sinh Kinh doanh

Công ty ABC Corp

06/2024 - 12/2024

  • Nhận data khách hàng và thực hiện 20+ cuộc gọi/ngày để giới thiệu sản phẩm đến khách hàng tiềm năng.
  • Hỗ trợ thu thập và phân tích thông tin về thị trường, khách hàng để đề xuất chiến lược tiếp cận hiệu quả.
  • Hỗ trợ đội ngũ Kinh doanh trong việc chuẩn bị tài liệu, hợp đồng và theo dõi tiến trình giao dịch với khách hàng.
  • Hỗ trợ, chăm sóc khách hàng trước, trong và sau bán hàng nhằm duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng.

Thành viên ban Đối ngoại

CLB Nhà Doanh nghiệp Tương lai - Đại học Ngoại Thương

08/2021 - 08/2023

  • Lập kế hoạch hợp tác và duy trì mối quan hệ với 100+ doanh nghiệp tiềm năng nhằm quảng bá, nâng cao hình ảnh của Câu lạc bộ.
  • Đàm phán, xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược với 80+ doanh nghiệp để củng cố chuyên môn và xây dựng nguồn lực tài chính mạnh mẽ.
  • Tham dự các hoạt động, sự kiện để kết nối với doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia các chương trình do Câu lạc bộ tổ chức.
  • Nghiên cứu, đề xuất chiến lược đối ngoại của Câu lạc bộ.

KHÔNG NÊN

Thực tập sinh Kinh doanh

Công ty ABC Corp

06/2024 - 12/2024

  • Gọi điện tư vấn sản phẩm.
  • Hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng.
  • Hỗ trợ nhóm Kinh doanh làm báo cáo.

Hướng dẫn trình bày mục Kỹ năng trong mẫu CV Business Development Executive

Trong phần này, bạn cần trình bày rõ ràng cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp với vị trí ứng tuyển. Cụ thể:

  • Kỹ năng cứng là những kiến thức và kỹ năng chuyên môn giúp bạn hoàn thành công việc như: kỹ năng phân tích thị trường, kỹ năng sử dụng phần mềm CRM, kỹ năng đàm phán hợp đồng, kỹ năng sử dụng công cụ phân tích dữ liệu, kỹ năng xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh, v.vv..
  • Kỹ năng mềm là những kỹ năng thực hành xã hội, liên quan đến cách bạn tương tác và làm việc với người khác như: giao tiếp, đàm phán, xây dựng mối quan hệ, giải quyết vấn đề, hợp tác, tư duy phản biện, khả năng thích nghi, v.vv..

Để trình bày phần Kỹ năng một cách hiệu quả trong CV Nhân viên phát triển kinh doanh, bạn có thể tham khảo một số lưu ý sau:

  • Điều chỉnh danh sách kỹ năng theo bản mô tả công việc (JD) của từng vị trí ứng tuyển.
  • Liên kết phần kỹ năng với thành tích đã đạt được trong thực tế. Ví dụ: Để làm nổi bật kỹ năng đàm phán, bạn có thể cung cấp số liệu về tỷ lệ ký kết hợp đồng thành công trong mục Kinh nghiệm làm việc.
  • Bổ sung các chứng chỉ hoặc khóa học liên quan đến những kỹ năng bạn đề cập đến trong CV.

>> Có thể bạn quan tâm: TOP các kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh ở từng lĩnh vực

Vậy NÊN và KHÔNG NÊN trình bày mục Kỹ năng trong CV Nhân viên phát triển kinh doanh như thế nào?

NÊN

1. Kỹ năng cứng

  • Kỹ năng xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh
  • Kỹ năng nghiên cứu, phân tích thị trường
  • Kỹ năng xây dựng và quản lý mối quan hệ với đối tác
  • Kỹ năng sử dụng phần mềm CRM

2. Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý tình huống linh hoạt
  • Tư duy phản biện
  • Kỹ năng quản lý thời gian và làm việc dưới áp lực

KHÔNG NÊN

  • Chăm chỉ, tỉ mỉ
  • Kiên nhẫn và trách nhiệm trong công việc
  • Kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ công việc

Cách viết phần Học vấn trong CV dành cho Business Development Executive

Đối với vị trí Business Development Executive, nhà tuyển dụng thường yêu cầu ứng viên tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan như: Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Marketing, v.vv.. Vì vậy, khi viết CV, bạn cũng cần cung cấp các thông tin cơ bản về Trình độ học vấn như: tên chuyên ngành, tên trường Cao đẳng/Đại học và năm tốt nghiệp. 

Đối với sinh viên mới ra trường hoặc người chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên làm nổi bật phần Học vấn bằng cách bổ sung thêm thông tin về điểm GPA, thành tích/danh hiệu đã đạt được, các môn học liên quan, v.vv.. Ngoài ra, nếu có chứng chỉ hoặc từng tham gia các khóa học chuyên môn, bạn có thể cung cấp các thông tin ngắn gọn trong CV như: tên chứng chỉ, đơn vị đào tạo và thời gian cấp chứng chỉ. 

Dưới đây là cách bạn NÊN và KHÔNG NÊN trình bày phần Học vấn trong CV Nhân viên phát triển kinh doanh

NÊN

Cử nhân Quản trị Kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

  • Thời gian: 2019 - 2023
  • Xếp loại: Xuất sắc - GPA: 3.7/4.0
  • Môn học liên quan: Quản trị bán hàng, Chiến lược kinh doanh, Đàm phán thương mại, Phân tích dữ liệu kinh doanh.

Thành tích nổi bật:

  • Đạt học bổng Xuất sắc 3 năm liên tiếp.
  • Giải Nhì cuộc thi Business Case Competition 2022.

Chứng chỉ liên quan:

  • Chứng chỉ Sales Enablement – HubSpot Academy (2024)
  • Chứng chỉ Salesforce Essentials – Udemy (2023)

Tham khảo các mẫu CV Business Development Executive tại TopCV

Để nhanh chóng tạo hồ sơ xin việc chuyên nghiệp, đúng chuẩn, bạn hãy sử dụng công cụ tạo CV online của TopCV. Công cụ cung cấp nhiều mẫu CV theo ngành nghề và cho phép bạn chỉnh sửa nội dung theo ý muốn.

Tạo CV ngay

>> Tham khảo thêm các mẫu CV theo vị trí công việc của TopCV để nhanh chóng thiết kế hồ sơ xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng.

Tham khảo thêm các mẫu CV trong ngành Kinh doanh/Bán hàng

Nhân viên kinh doanh

mẫu CV Nhân viên kinh doanh
Tham khảo mẫu CV Nhân viên kinh doanh trên TopCV

Tạo CV Nhân viên kinh doanh

>> Khám phá thêm cơ hội việc làm Nhân viên kinh doanh cùng TopCV

Nhân viên Sales thị trường 

 mẫu CV Nhân viên Sales thị trường
Tham khảo mẫu CV Nhân viên Sales thị trường trên TopCV

Tạo CV Sales thị trường

>> Khám phá thêm cơ hội việc làm Sales thị trường cùng TopCV

Sales Representative

Mẫu CV Sales Representative chuyên nghiệp
Tham khảo mẫu CV Sales Representative chuyên nghiệp trên TopCV

Tạo CV Sales Representative

>> Khám phá thêm cơ hội việc làm Sales Representative cùng TopCV

Chuyên viên quan hệ khách hàng

Mẫu CV chuyên viên quan hệ khách hàng
Tham khảo mẫu CV chuyên viên quan hệ khách hàng trên TopCV

Tạo CV Chuyên viên quan hệ khách hàng

>> Khám phá thêm cơ hội việc làm Chuyên viên quan hệ khách hàng cùng TopCV

Trong bài viết trên, TopCV đã hướng dẫn bạn cách viết CV Business Development Executive chi tiết. Để tăng cơ hội ứng tuyển thành công, bạn có thể bổ sung thêm Cover Letter - Thư xin việc thể hiện động lực ứng tuyển và sự phù hợp với vị trí công việc.

Ngoài ra, bạn có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm Business Development (Phát triển kinh doanh) trên TopCV và nộp hồ sơ ứng tuyển ngay trên nền tảng. Chúc bạn sớm tìm được công việc phù hợp và thành công trên con đường sự nghiệp!