Tiếng Anh đang là ngoại ngữ phổ biến và như một yếu tố ưu tiên khi tìm kiếm việc làm hiện nay. Vậy, học giỏi tiếng Anh thì làm nghề gì để có mức thu nhập tốt? Hãy cùng TopCV giải đáp ngay câu hỏi học giỏi tiếng Anh thì làm nghề gì ngay sau đây nhé.
Nhu cầu nhân sự biết tiếng Anh hiện nay
Trong quá trình hội nhập vào thị trường quốc tế, nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ cao, ngoại ngữ tốt ngày càng tăng. Trong đó, tiếng Anh được xem là một trong những lợi thế cạnh tranh trong “cuộc đua” tìm kiếm việc làm.
Theo khảo sát từ ManpowerGroup Việt Nam, phần lớn người lao động Việt chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về ngoại ngữ trong bối cảnh tăng cường số hóa, hội nhập như hiện nay. Khảo sát từ tổ chức này cho thấy, có đến 24% doanh nghiệp được hỏi cho biết, tỷ lệ nhân viên sử dụng tiếng Anh tốt rất thấp, chỉ dưới 50% tổng số nhân viên của tổ chức.
Đặc biệt, khoảng 30% doanh nghiệp cho biết, tổ chức của họ có ít hơn 10% nhân viên có đủ năng lực tiếng Anh phục vụ cho công việc. Những số liệu trên đã phần nào phản ánh được nhu cầu về nhân sự có khả năng tiếng Anh. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về cơ hội việc làm khi có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo.
Giải đáp học giỏi tiếng Anh thì làm nghề gì với 11 công việc lương cao
Vậy, học giỏi tiếng Anh thì làm nghề gì? Bạn có thể tham khảo ngay 11 công việc sau đây để có thể tìm được lời giải đáp cho câu hỏi học giỏi tiếng Anh thì làm nghề gì lương cao.
Biên dịch viên tiếng Anh
Biên dịch viên tiếng Anh là người sẽ thực hiện dịch văn bản hoặc tài liệu từ ngôn ngữ khác sang tiếng Anh, và ngược lại. Công việc này ít phải chịu áp lực về thời gian và không đòi hỏi phản ứng tức thì. Tuy nhiên, biên dịch yêu cầu độ chỉn chu trong bản dịch cao hơn so với phiên dịch.
Nhiệm vụ phổ biến của Biên dịch viên tiếng Anh như sau:
- Thực hiện tìm hiểu các thông tin liên quan đến nhiệm vụ hoặc văn bản cần dịch.
- Dịch thuật nội dung trong tài liệu hoặc văn bản theo yêu cầu từ tổ chức, doanh nghiệp hoặc từ khách hàng.
- Trong khi hoàn thành bản dịch cần thực hiện chỉnh sửa nội dung và văn phong sao cho phù hợp hơn với ngữ cảnh, yêu cầu từ khách hàng.
- Thường xuyên trau dồi thêm khả năng ngoại ngữ, kỹ năng văn phòng và tìm hiểu các văn hóa liên quan để bản dịch phù hợp ngữ cảnh.
- Mức lương trung bình tham khảo của vị trí biên dịch viên tiếng Anh: 10 -20 triệu đồng/tháng.
>>> Xem thêm: Biên dịch là gì? Sự khác nhau giữa biên dịch và phiên dịch
Phiên dịch viên tiếng Anh
Bên cạnh biên dịch viên, phiên dịch viên cũng là công việc được nhiều sinh viên ngành ngôn ngữ Anh lựa chọn. Nếu bạn đang phân vân học giỏi tiếng Anh để làm gì thì có thể tham khảo lĩnh vực này. Phiên dịch viên sẽ thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi từ ngôn ngữ khác sang tiếng Anh và ngược lại một cách trực tiếp tại các cuộc hội thoại.
Nhìn chung, phiên dịch viên là công việc khá áp lực. Nghề này yêu cầu tính chính xác, linh hoạt, và nhạy bén trong quá trình thực hiện công việc.
Nhiệm vụ phổ biến của Phiên dịch viên tiếng Anh như sau:
- Thường xuyên trau dồi và xây dựng kiến thức liên quan đến từ vựng chuyên ngành.
- Tiếp nhận và tìm hiểu các thông tin liên quan đến buổi phiên dịch và chuẩn bị trước nội dung.
- Tham gia vào các buổi hội nghị, gặp mặt, các buổi họp liên quan để thực hiện phiên dịch.
- Cần truyền đạt đúng giọng điệu cũng như cảm xúc của người nói đến người nghe một cách chính xác.
- Mức lương trung bình tham khảo của vị trí Phiên dịch viên tiếng Anh: 13 - 20 triệu đồng/tháng.
Quản trị khách sạn - nhà hàng
Ngành quản trị nhà hàng khách sạn cũng là một trong những đáp án cho câu hỏi học giỏi tiếng Anh thì làm nghề gì. Nhiệm vụ chính của nhà quản trị là đảm bảo tất cả hoạt động của khách sạn hoặc nhà hàng được diễn ra ổn định nhất.
Nhiệm vụ phổ biến của Quản trị khách sạn - nhà hàng như sau:
- Quản lý các hoạt động tài chính của nhà hàng khách sạn: Theo dõi chất báo cáo về chi phí cũng như doanh thu, lợi nhuận. Lập các bản kế hoạch liên quan đến phương án sử dụng chi phí để tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Đánh giá hiệu quả của quá trình kinh doanh.
- Quản trị nhân sự nhà hàng khách sạn: Tham gia vào quá trình tuyển dụng nhân sự. Sắp xếp lịch làm việc cho nhân viên theo tuần hoặc tháng. Giám sát công việc và thực hiện đánh giá năng lực.
- Quản trị chăm sóc khách hàng: Tiếp nhận những khiếu nại và câu hỏi thắc mắc từ khách hàng, giải quyết thỏa đáng những khiếu nại đó để đảm bảo mức độ hài lòng của khách hàng. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác nhà hàng hoặc khách sạn.
- Mức lương trung bình tham khảo của vị trí Quản trị khách sạn - nhà hàng: Cấp nhân viên từ 6 - 10 triệu đồng/tháng, cấp quản lý từ 15 - 20 triệu đồng/tháng.
Tiếp viên hàng không
Tiếp viên hàng không hiện đang là nghành nghề được nhiều bạn trẻ săn đón. Bên cạnh mức lương đáng mơ ước, các tiếp viên hàng không còn được chu du vòng quanh thế giới miễn phí. Yêu cầu tối thiểu cho vị trí này là khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát nhằm phục vụ công việc.
Nhiệm vụ phổ biến của Tiếp viên hàng không như sau:
- Tiếp nhận và nắm bắt danh sách khách hàng sẽ thực hiện chuyến bay do mình phụ trách.
- Kiểm tra và dọn dẹp chỗ ngồi trước khi hành khách lên máy bay.
- Kiểm tra các thiết bị bên trong máy bay để đảm bảo hoạt động bình thường trước khi chuyến bay cất cánh.
- Thực hiện soát vé tại khu vực an ninh, trước khi lên máy bay và kiểm tra chỗ ngồi của khách hàng.
- Hỗ trợ cho khách hàng sắp xếp các hành lý xách tay cũng như vật dụng cá nhân của mình để ổn định chỗ ngồi trong thời gian sớm nhất.
- Thông báo, phổ biến về các quy định an toàn trên chuyến bay để hành khách nắm rõ trước khi khởi hành.
- Cung cấp các dịch vụ của hãng hàng không cho khách hàng trong suốt hành trình bay, ví dụ như đồ ăn, thức uống, sách tạp chí,...
- Thực hiện các công việc khác liên quan đến đảm bảo an toàn và giúp chuyến bay thuận lợi.
- Mức lương trung bình tham khảo của vị trí Tiếp viên hàng không: 20 - 25 triệu đồng/tháng.
Giáo viên tiếng Anh
Giáo viên tiếng Anh là công việc cần sử dụng kỹ năng sư phạm để truyền tải các kiến thức, nội dung có liên quan đến tiếng Anh. Từ đó giúp người học đạt được mục tiêu trong việc tiếp cận và sử dụng tiếng Anh. Nếu tìm hiểu học giỏi tiếng Anh thì làm nghề gì, thì giáo viên ngoại ngữ cũng là một trong những nghề có thu nhập cao.
Nhiệm vụ phổ biến của Giáo viên tiếng Anh như sau:
- Chuẩn bị các giáo án liên quan đến nhiệm vụ giảng dạy của bản thân.
- Thực hiện hoạt động giảng dạy cho nhóm lớp được phân công. Phối hợp cùng trợ giảng quản lý lớp học trong thời gian giảng dạy của mình.
- Kiểm tra, chấm điểm theo định kỳ các cho học viên, sinh viên, học sinh của mình.
- Theo dõi tiến độ, quá trình học tập của học viên để có thể điều chỉnh giáo án, phương pháp giảng dạy phù hợp.
- Gặp mặt phụ huynh theo định kỳ và theo yêu cầu của nhà trường, trung tâm đào tạo.
- Lập các báo cáo, thực hiện các công việc khác theo yêu cầu.
- Mức lương trung bình tham khảo của vị trí Giáo viên tiếng Anh: 15 - 30 triệu/tháng tùy vào kinh nghiệm và hình thức làm việc.
Chuyên viên tuyển dụng
Các doanh nghiệp nước ngoài khi xúc tiến đầu tư vào thị trường Việt Nam thường gặp vấn đề về tuyển dụng và khác biệt ngôn ngữ. Do đó, nhu cầu tìm kiếm các chuyên viên tuyển dụng thành thạo tiếng Anh đối với những tổ chức này là rất lớn.
Do đó, đây cũng là một trong những công việc mang đến cho bạn mức lương tốt khi tìm hiểu về học giỏi tiếng Anh thì làm nghề gì. Chuyên viên tuyển dụng sẽ có trách nhiệm tìm kiếm và quản lý nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
Nhiệm vụ phổ biến của Chuyên viên tuyển dụng như sau:
- Tiếp nhận các yêu cầu tuyển dụng nhân sự từ các bộ phận hoặc phòng ban trong tổ chức, doanh nghiệp.
- Lập các kế hoạch liên quan đến phương thức tuyển dụng, chi phí cần có để đáp ứng được yêu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực thiếu hụt nói trên.
- Sàng lọc và đánh giá hồ sơ ứng tuyển/CV của ứng viên.
- Liên hệ với ứng viên và thông báo về lịch phỏng vấn trực tiếp. Sắp xếp và chuẩn bị cho buổi phỏng vấn trực tiếp giữa doanh nghiệp và ứng viên được diễn ra một khúc suôn sẻ.
- Gửi các thông báo tuyển dụng đến cho ứng viên.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu từ quản lý trực tiếp hoặc doanh nghiệp.
- Mức lương trung bình tham khảo của vị trí Chuyên viên tuyển dụng: 10 - 25 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào kinh nghiệm làm việc.
Content Creator tiếng Anh
Content Creator (tiếng Việt: nhà sáng tạo nội dung) hiện đang là nghành nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm. Nhân viên Content Creator giữ vai trò quan trọng trong thành công của các chiến dịch truyền thông. Đặc biệt nếu bạn giỏi tiếng Anh, bạn có thể đạt được mức thu nhập khủng với công việc này.
Nhiệm vụ phổ biến của Content Creator tiếng Anh thường gặp như sau:
- Tìm hiểu và phân tích những vấn đề liên quan đến thương hiệu, sản phẩm dịch vụ, khách hàng mục tiêu.
- Xây dựng các chiến lược nội dung cần có để có thể hoàn thành được mục tiêu về marketing, truyền thông chung của doanh nghiệp.
- Lên các ý tưởng, sáng tạo và triển khai những nội dung phù hợp theo đúng chiến lược đã đề ra trước đó.
- Theo dõi mà đánh giá hiệu quả của các ấn phẩm nội dung đã được triển khai.
- Thực hiện chỉnh sửa và lập tức báo cáo liên quan đến quá trình triển khai nội dung theo yêu cầu.
- Mức lương trung bình tham khảo của vị trí Content Creator tiếng Anh: 10 - 35 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, hình thức làm việc.
Công nghệ thông tin
Học giỏi tiếng anh thì làm nghề gì? Học giỏi tiếng Anh nên làm công nghệ thông tin. Hiện nay, nhân sự công nghệ thông tin đang nhận được mức đãi ngộ rất cao. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những lĩnh vực "khát" nhân sự. Nếu giỏi tiếng Anh, cơ hội nghề nghiệp của bạn vô cùng rộng mở.
Một số vị trí cũng như mức lương tham khảo mà bạn có thể tham khảo đối với lĩnh vực công nghệ thông tin như sau:
- Web developer: Là vị trí thực hiện lập trình và phát triển các ứng dụng liên quan đến website. Mức lương tham khảo khoảng từ 15 - 25 triệu đồng/tháng.
- Game developer: Lập trình và phát triển các ứng dụng liên quan đến game. Mức lương trung bình tham khảo khoảng 20 - 30 triệu/đồng tháng.
- Tester: Thực hiện kiểm thử các phần mềm hoặc ứng dụng sau khi đã được lập trình. Mức thu nhập trung bình tham khảo khoảng 5 - 15 triệu đồng/tháng.
- Một số vị trí tham khảo khác: Kỹ sư phần mềm với mức thu nhập trung bình tham khảo khoảng 11 - 25 triệu đồng/tháng,, kỹ sư công nghệ thông tin có mức thu nhập trung bình tham khảo khoảng 11 - 35 triệu đồng/tháng,...
Xuất nhập khẩu - logistics
Ngành logistics - xuất nhập khẩu đang có xu hướng phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Dự kiến đến năm 2030, Theo Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, ngành này sẽ cần khoảng hơn 2.2 triệu nhân lực. Trong đó, khoảng 200.000 nhân lực có kỹ năng nghiệp vụ, năng lực ngoại ngữ tốt.
Xuất nhập khẩu - logistics là những ngành liên quan đến xuất - nhập khẩu hàng hóa, quản lý quá trình vận chuyển, lưu kho hàng hóa của doanh nghiệp, xí nghiệp, tổ chức. Do đó, đây cũng là một ngành mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về vấn đề học giỏi tiếng Anh thì làm nghề gì.
Một số vị trí công việc phổ biến trong ngành Xuất nhập khẩu - Logistics mà bạn có thể tham khảo như sau:
- Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu: Mức lương trung bình tham khảo khoảng 8 - 15 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên thu mua: Mức lương trung bình tham khảo khoảng 13 - 20 triệu đồng/tháng.
- Nhân viên chứng từ: Mức lương trung bình tham khảo khoảng 11 - 15 triệu đồng/tháng.
- Các vị trí khác kèm mức lương trung bình tham khảo như: Chuyên viên vận hành 8 - 20 triệu đồng/tháng, nhân viên khai báo hải quan 11 - 15 triệu đồng/tháng, nhân viên hiện trường 8 - 15 triệu đồng/tháng,...
Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) - An ninh mạng
Nhóm ngành trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng và khoa học phân tích dữ liệu cũng đang thu hút nhiều bạn trẻ hiện đây. Nếu bạn giỏi tiếng Anh, đây sẽ là một trong những nhóm ngành mang đến cho bạn thu nhập tốt và ổn định. Một số vị trí thuộc từng nhóm ngành mà bạn có thể tham khảo như:
Trí tuệ nhân tạo với mức lương từ 1.000 - hơn 5.000 USD/tháng, các vị trí phổ biến trong lĩnh vực này ví dụ như:
- Lập trình ngôn ngữ tư duy NLP.
- AI Engineer, AI Scientist.
- Machine Learning Engineer, Business Intelligence (BI) Developer, Product Manager,...
An ninh mạng với mức lương thường từ 15 - 40 triệu đồng/tháng, các vị trí phổ biến trong lĩnh vực này ví dụ như:
- Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu.
- Chuyên viên quản trị cơ sở dữ liệu.
- Kỹ sư phân tích an ninh mạng.
- Kiến trúc sư bảo mật.
- Các vị trí về khoa học phân tích dữ liệu: Data Analyst, Business Analyst, Data Engineer, Data Scientist,...
Hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề học giỏi tiếng Anh thì làm nghề gì phù hợp. Bên cạnh đó, nếu bạn đang tìm kiếm các cơ hội việc làm liên quan đến những ngành nghề, vị trí nói trên, hãy truy cập ngay vào TopCV. Với công nghệ lõi là trí tuệ nhân tạo và Big Data, TopCV sẽ nhanh chóng giúp bạn có thể kết nối với nhà tuyển dụng phù hợp, từ đó tăng tỷ lệ tìm kiếm việc làm thành công cao hơn.