Telesale hiện đang là công việc HOT với mức thu nhập hấp dẫn. Dưới đây, TopCV sẽ chia sẻ cho bạn đọc một số kinh nghiệm phỏng vấn telesale, các câu hỏi thường gặp cùng gợi ý trả lời!
642b8d9cbaa42.jpg)
Telesale là gì? Tại sao telesale ngày càng HOT?
Telesale là hoạt động quảng bá, tư vấn và bán sản phẩm/ dịch vụ thông qua điện thoai. Nhân viên telesale là người trực tiếp gọi điện, giới thiệu và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của công ty.
Hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào từ kinh doanh, y tế, giáo dục đến du lịch, ngôn ngữ,... đều cần số lượng lớn nhân viên telesale. Đây là cơ hội việc làm rộng mở dành cho các ứng viên lựa chọn làm fulltime hoặc parttime.
Bên cạnh đó, lương cứng của nhân viên telesale khá cao so với thị trường, trung bình tầm 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức lương thực nhận của telesale có thể cao hơn. Vì họ được tính thêm khoản tiền hoa hồng cũng như các phụ cấp, chế độ đãi ngộ đi kèm. Tổng doanh thu của một nhân viên telesale fulltime có thể lên đến 30 triệu đồng/tháng.
Chính vì vậy, công việc telesale ngày càng được ứng viên săn đón. Nếu thực sự nghiêm túc theo đuổi công việc telesale thì ứng viên nên chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi phỏng vấn để đạt kết quả cao nhất!
>>>Xem thêm: Việc làm telesale là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?
642b8dc6f00e0.jpg)
Kinh nghiệm phỏng vấn telesale theo nhóm câu hỏi
Nhân viên telesale là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, gián tiếp thể hiện hình ảnh của công ty nên nhiều nhà tuyển dụng đòi hỏi khá cao mức độ chuyên nghiệp của ứng viên. Vậy làm thế nào để trả lời suôn sẻ câu hỏi của nhà tuyển dụng và tạo ấn tượng tốt? Dưới đây, TopCV sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm phỏng vấn telesale theo từng nhóm câu hỏi.
Nhóm câu hỏi tình huống
Đây là câu hỏi chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đặt ra để kiểm tra độ nhạy bén và khả năng xử lý tình huống của ứng viên. Một vài câu hỏi tình huống thường gặp trong phỏng vấn gồm:
- Sau lời chào của bạn, khách hàng lập tức dập máy. Trường hợp đó lặp đi lặp lại nhiều lần thì bạn sẽ làm gì?
- Trong trường hợp muốn khách hàng chờ máy, bạn sẽ làm gì để họ không thấy khó chịu?
- Ngay tại đây, bạn hãy chọn một sản phẩm bất kỳ của công ty và gọi điện giới thiệu cho khách hàng
Với nhóm câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ ấn tượng tốt với ứng viên có tốc độ trả lời câu hỏi hoặc xử lý tình huống nhanh. Để làm tốt điều này, ứng viên nên tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về công ty ứng tuyển cũng như các sản phẩm và phân khúc khách hàng.
Nếu chưa nắm được thông tin từ câu hỏi của nhà tuyển dụng, ứng viên nên đề nghị họ làm rõ. Đây cũng là cách để ứng viên kéo dài thời gian suy nghĩ thêm để đưa ra cách giải quyết tốt nhất. Ngoài ra, các ứng viên chủ động, tích cực và luôn thể hiện sự cầu tiến cũng dễ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
642b8dd4921a2.jpg)
Nhóm câu hỏi chuyên môn
Theo kinh nghiệm phỏng vấn telesale, những câu hỏi liên quan đến chuyên môn gồm có:
- Theo bạn hiểu, công việc của telesale là làm gì?
- Bạn hãy chỉ ra sự khác biệt giữa B2B và B2C?
- Bạn biết gì về công ty và sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi?
Cách duy nhất để trả lời tốt nhóm câu hỏi này chính là tích cực trau dồi và rèn luyện kiến thức về telesale, cũng như đơn vị ứng tuyển cùng sản phẩm/dịch vụ của họ.
Về công việc telesale, ứng viên cần nắm chắc định nghĩa, yêu cầu về kỹ năng cần có và các khái niệm cơ bản về B2B, B2C, inbound, outbound,.... Về công ty, sản phẩm/dịch vụ của công ty, ứng viên nên tìm hiểu kỹ trước khi tham gia phỏng vấn thông qua website nội bộ hoặc nguồn tin liên quan.
Trong trường hợp câu hỏi nằm ngoài tầm hiểu biết của bản thân, ứng viên nên thẳng thắn thừa nhận thiếu sót của bản thân. Thay vào đó, ứng viên nên trình bày quan điểm cá nhân, tuyệt đối không được im lặng.
Nhóm câu hỏi hành vi
"Bạn nghĩ sao khi nhiều khách hàng tỏ thái độ ngờ vực, không tin tưởng khi nhắc đến telesale?", "Thông thường, bạn sẽ gọi bao nhiêu cuộc gọi cho một khách hàng?", "Vị khách nào khiến bạn ấn tượng nhất đến bây giờ? Điều gì ở họ để lại ấn tượng cho bạn?",.... Đây là những câu hỏi hành vi nhà tuyển dụng đặt ra cho ứng viên trong buổi phỏng vấn trực tiếp.
Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng sẽ nắm được cách xử lý tình huống của ứng viên trong quá khứ. Vì thế, với nhóm câu hỏi này, ứng viên nên đưa ra câu trả lời dựa trên kinh nghiệm thực tế của bản thân và giải thích lý do làm như thế.
Bên cạnh đó, ứng viên cần nhấn mạnh vào tâm huyết và sự nghiêm túc với nghề của bản thân để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Kinh nghiệm phỏng vấn khi trả lời nhóm câu hỏi này chính là kết hợp kể chuyện với chia sẻ kinh nghiệm thực tế cùng quan điểm cá nhân để đạt hiệu quả tối ưu.
>>> Tham khảo: Telesales ngân hàng – những điều bạn cần biết
642b8dfa9eaed.jpg)
Kinh nghiệm phỏng vấn telesale theo các câu hỏi cụ thể
Nhiều người nhầm tưởng rằng khi phỏng vấn telesale chỉ cần giọng nói tốt, truyền cảm thì sẽ được tuyển. Tuy nhiên, điều này không đúng hoàn toàn. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đặt ra yêu cầu khá cao đối với ứng viên về chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Bạn cần học hỏi và trau dồi kinh nghiệm phỏng vấn telesale để dễ trúng tuyển. Sau đây là 7 câu hỏi phỏng vấn telesale thường gặp và gợi ý cách trả lời khéo léo, ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Lý do muốn làm nhân viên telesale
Đây là câu hỏi để nhà tuyển dụng đánh giá sự đam mê và nghiêm túc với công việc của ứng viên. Vì thế, ứng viên nên suy nghĩ thật kỹ để đưa ra câu trả lời hoàn hảo, không quá mơ mộng hoặc lý do xa vời, không liên quan. Cách trả lời tốt nhất chính là cân nhắc đưa một vài tố chất của bản thân phù hợp với công việc telesale vào.
Ví dụ: Tôi rất thích hỗ trợ khách hàng và làm công việc có sự tương tác giữa người với người. Ngoài ra, tôi có khả năng giao tiếp và thấu hiểu tâm lý đối phương khá tốt nên tôi nghĩ bản thân thực sự phù hợp với công việc của một nhân viên telesale.
Bạn học được gì sau những sai lầm đã gặp phải?
Với câu hỏi này, ứng viên nên đưa ra ví dụ cụ thể để nhà tuyển dụng hiểu và nắm bắt được mức độ hậu quả do sai lầm gây ra. Tuy nhiên, ứng viên chỉ nên đề cập đến những lỗi vô tình phạm phải và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Từ đó, nhận mạnh bài học bản thân rút ra sau sai lầm đó.
Ví dụ: Trong thời gian làm việc tại Công ty XYZ, khi được phân công làm việc cùng 3 bạn khác nhưng tôi đã làm theo ý mình, không phối hợp cùng mọi người. Tuy công việc hoàn thành đúng thời gian nhưng hiệu quả chỉ đạt được 75%. Sau lần đó, tôi rút ra được bài học về tầm quan trọng của làm việc nhóm trong công việc.
642b8e073c672.jpg)
Khó khăn của công việc telesale là gì?
Theo kinh nghiệm phỏng vấn telesale, với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá mức độ hiểu biết về nghề telesale và xác định mức độ phù hợp của ứng viên. Trong trường hợp này, ứng viên không nên kể lể quá nhiều khó khăn, thay vào đó hãy nhấn mạnh khó khăn trong công việc là động lực để bạn cố gắng. Bên cạnh đó, ứng viên có thể chia sẻ thêm câu chuyện về sự khó khăn đã từng gặp trong quá khứ, có thể không liên quan đến công việc telesale và cách vượt qua như thế nào.
Công việc của telesale một tuần diễn ra như thế nào?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết khả năng lên kế hoạch công việc của ứng viên đến đâu và mức độ hiểu biết về nhiệm vụ của nhân viên telesale. Chính vì thế, ứng viên nên trình bày những công việc của telesale và sắp xếp chúng một cách hợp lý để nhà tuyển dụng thấy bạn có khả năng tổ chứ, sắp xếp công việc và am hiểu về nghề telesale.
Điểm yếu của bạn là gì?
Thực chất, không ứng viên nào muốn phô điểm yếu của mình trước mặt nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, ứng viên không nên giấu mà trả lời không trung thực rằng bản thân không có điểm yếu. Bởi không ai hoàn hảo đến mức không có khuyết điểm. Thay vào đó, ứng viên nên nêu rõ điểm yếu của bản thân, đồng thời nhấn mạnh bản thân đang nỗ lực khắc phục nó.
642b8e107bc14.jpg)
Tại sao chúng tôi nên chọn bạn?
Đây là câu hỏi phỏng vấn chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đặt ra cho ứng viên. Để đưa ra câu trả lời "ăn điểm", ứng viên nên tìm hiểu kỹ thông tin về công ty, vị trí ứng tuyển, văn hóa và môi trường làm việc của doanh nghiệp. Đồng thời, "PR" các kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và điểm nổi bật của tính cách để nhà tuyển dụng thấy được độ phù hợp ra sao.
Tuy nhiên, ứng viên nên trình bày những điều bản thân có đi kèm các minh chứng, có thể là các tình huống trong công việc áp dụng kỹ năng, kinh nghiệm đó. Với những uwnggs viên chưa có kinh nghiệm, hãy thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy sự nhiệt tìn, ham học hỏi và mong muốn phát triển bản thân của bạn.
Tại sao bạn nghĩ rằng mình thành công với nghề telesale?
Theo kinh nghiệm phỏng vấn telesale, thay vì hỏi thẳng điểm mạnh, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi này để xem ứng viên có nhìn nhận đúng thế mạnh của bản thân hay không. Đây là cơ hội để ứng viên thể hiện ưu điểm của bản thân phù hợp với vị trí telesale.
Tuy nhiên, không nên nói quá về năng lực của mình, ứng viên hãy khiêm tốn mà vẫn đảm bảo các điểm mạnh của mình được truyền tải đến nhà tuyển dụng. Những điểm mạnh ứng viên nên đề cập đến gồm khả năng vượt qua sự từ chối của khách hàng, khả năng thuyết phục, xử lý tình huống linh hoạt,....
>>> Tin liên quan:
Tìm việc làm Nhân Viên Telesales tại Hà Nội, tuyển dụng Nhân Viên Telesales tại Hà Nội
Tìm việc làm Nhân Viên Telesales tại Hồ Chí Minh, tuyển dụng Nhân Viên Telesales tại Hồ Chí Minh
642b8e277b04f.jpg)
Kinh nghiệm viết CV ứng tuyển Telesale
Kinh nghiệm phỏng vấn telesale nhất định không được bỏ qua CV ứng tuyển. Chiếc CV đầy đủ thông tin, thể hiện sự chuyên nghiệp sẽ là điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng, giúp tăng cơ hội được vào vòng phỏng vấn trực tiếp. Chính vì thế, trong CV ứng tuyển vị trí telesale không thể thiếu những nội dung sau:
- Các kinh nghiệm liên quan: Thay vì trình bày những kinh nghiệm không liên quan, ứng viên nên đưa những thông tin liên quan đến kinh nghiệm làm telesale vào CV.
- Các kỹ năng liên quan: Đây là nội dung không thể thiếu trong CV ứng tuyển vị trí telesale. Trong CV ứng viên cần nêu rõ kỹ năng quan trọng như giao tiếp, tư vấn chăm sóc khách hàng, xử lý tình huống linh hoạt, thuyết phục khách hàng,... Tuy nhiên, ứng viên vẫn nên trung thực với những gì mình thực sự có.
- Các thành tích: Những chứng nhận khen thưởng liên quan đến vị trí telesale được xem như một bằng chứng cho thấy khả năng và mức độ phù hợp của ứng viên. Đây cũng là yếu tố được các nhà tuyển dụng thực sự quan tâm và tác động đến kết quả phòng vấn.
642b8e3e93b12.jpg)
Với những chia sẻ về kinh nghiệm phỏng vấn telesale ở trên, TopCV hi vọng mang lại những thông tin hữu ích giúp bạn đọc chuẩn bị kỹ lưỡng kiến thức cần thiết và vượt qua buổi phỏng vấn vị trí telesale suôn sẻ.
Nếu bạn đang muốn trở thành nhân viên telesale, hãy truy cập ngay TopCV để không bỏ qua những việc làm telesale hấp dẫn. Ngoài cung cấp thông tin việc làm cho ứng viên, TopCV còn cung cấp nhiều mẫu CV chuyên nghiệp phù hợp với đặc thù từng ngành nghề/lĩnh vực. Từ đó, giúp ứng viên tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.