Mức lương cơ sở là gì? Mức lương cơ sở qua các năm có gì thay đổi? Đây là những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tìm hiểu về vấn đề lương. TopCV sẽ giải đáp về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Lương cơ sở là gì? Lương cơ sở được xây dựng trên yếu tố gì?
Lương cơ sở là gì?
Không ít người vẫn bị nhầm lẫn giữa lương cơ sở và lương cơ bản. Vậy mức lương cơ sở là gì?
Lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để:
- Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật với các đối tượng theo quy định.
- Tính các loại chi phí phát sinh để phục vụ cho các hoạt động, sinh hoạt, các khoản trích nộp của doanh nghiệp để chi trả chế độ của người lao động được hưởng khi làm việc tại doanh nghiệp đó.
Ngoài ra mức lương cơ sở còn được hiểu là mức lương thấp nhất. Mức lương cơ sở chỉ áp dụng trong các cơ quan Nhà nước.

Lương cơ sở được xây dựng trên yếu tố nào?
Lương cơ sở được quy định rõ ràng trong Nghị định 72/2018/NĐ-CP của Chính phủ, mức lương qua các giai đoạn cũng được xác định bằng con số cụ thể.
Mức lương cơ sở qua các năm cụ thể như sau:
- Lương cơ sở năm 2013-2016: Theo Nghị định số 66/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 thì mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/1 tháng tính từ ngày 01/7/2013.
- Lương cơ sở năm 2016-2017 Theo Nghị định 47/2016/NĐ-CP và Nghị quyết 99/2015/QH13 mức lương cơ sở là 1.210.000 đồng/tháng. Áp dụng từ ngày 1/5/2016.
- Lương cơ sở năm 2018-2019: Theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 thì từ ngày 1/7/2018 đến 30/6/2019 mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/ tháng.
- Lương cơ sở năm 2019-2020: Theo Nghị quyết số 70/2018/QH14 ngày 9/11/2018 thì từ ngày 1/7/2019 đến 30/6/2020 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
- Lương cơ sở năm 2020 trở đi: Theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12 tháng 11 năm 2019 thì mức lương cơ sở là 1.600.000 đồng/ tháng tình từ ngày 1/7/2020.
>> Xem thêm: Cách tính lương Gross/Net
Bản chất của lương cơ sở
Lương cơ sở là mức lương được tính làm căn cứ đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…
Ngoài ra mức lương cơ sở cũng là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp. Theo quy định thì mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở không được áp dụng trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài khu vực Nhà nước.
Chính vì vậy cơ quan cần phải nắm được lương cơ sở là gì để xác định các khoản lương, phụ cấp, chi phí chính xác nhất. Còn người lao động cũng cần phải cập nhật các thông tin về lương cơ sở theo quy định để nắm được quyền lợi cũng như chế độ được hưởng của mình.

Những đối tượng áp dụng lương cơ sở theo quy định
Mức lương cơ sở được áp dụng cho các đối tượng dưới đây:
- Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
- Công chức, cán bộ từ cấp trung ương đến cấp xã.
- Ngoài ra lương cơ sở áp dụng những người làm việc theo chế độ hợp đồng trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội.
- Cá nhân làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động.
- Những người làm việc trong tổ chức cơ yếu, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.
- Các cá nhân là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Các cá nhân là sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân cũng là những đối tượng được hưởng mức lương cơ sở.
Xem thêm: Lương cứng là gì? Phân biệt lương cứng với các loại lương khác
Nguyên tắc áp dụng lương cơ sở là gì?
Mức lương cơ sở được áp dụng dựa vào hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang làm việc trong các tổ chức, cơ quan Nhà nước.
Mức lương cơ sở không có chu kỳ thay đổi cố định. Lương cơ sở phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng của ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên trong nhiều năm trở lại đây, mức lương cơ sở tăng định kỳ mỗi năm 01 lần (vào ngày 01/5 hoặc 01/7 hàng năm).

Yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi của lương cơ sở là gì?
Hiện nay không có chu kỳ thay đổi nhất định với mức lương cơ sở. Bởi theo quy định thì mức lương cơ sở được điều chỉnh dựa trên cơ sở khả năng của ngân sách Nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Trong năm 2020 do ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến tình hình kinh tế, xã hội và cân đối ngân sách của Nhà nước nên Bộ Chính trị cũng đưa ra giải pháp trước mắt chưa điều chỉnh lương cơ sở từ ngày 1/7/2020 tại Kết luận số 77-KL/TW.
Ngày 19/6/2020, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 9, qua đó quyết định chưa điều chỉnh mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020.
Mức lương cơ sở hiện nay vẫn đang được áp dụng là 1.490.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP.
Mỗi một lần thay đổi lương cơ sở, các doanh nghiệp, công ty phải nắm bắt để kịp thời có sự điều chỉnh trong việc tính lương cho nhân viên, đảm bảo thực hiện đúng theo nguyên tắc và quy định. Việc tính toán lương cho nhân viên luôn là công việc quan trọng, lúc này phần mềm HappyTime - Phần mềm Quản lý nhân sự, Chấm công, Tính lương miễn phí cho doanh nghiệp sẽ là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp. Thông qua HappyTime, doanh nghiệp chủ động tính toán lương nhân viên một cách nhanh chóng, giúp tinh gọn quá trình tính lương. Đăng ký tư vấn về HappyTime để biết thêm chi tiết nhé!

Trên đây TopCV đã cung cấp cho bạn tất cả những thông tin cơ bản nhất về mức lương cơ sở. Người lao động và cơ quan cần phải nắm được những thông tin cơ bản về mức lương cơ sở để có căn cứ tính lương, phụ cấp, chi phí và nắm được quyền lợi, chế độ của mình trong quá trình làm việc… Tại đây bạn cũng có thể tìm đọc thêm các thông tin khác về chính sách dành cho người lao động chính xác và nhanh nhất theo quy định.