Trong những năm qua, báo chí luôn là một trong những ngành học “HOT” đối với giới trẻ. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ vẫn thắc mắc học báo chí ra làm gì? Mức lương ngành báo chí bao nhiêu? Hãy cùng TopCV tìm lời giải trong bài viết dưới đây.
Xu hướng tuyển dụng ngành báo chí trong năm 2023
Hiện nay, vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác về nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành báo chí. Tuy nhiên, với việc không phải chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế, cũng như nhu cầu xem tin tức của người dân ngày càng tăng, dự báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành báo chí trong thời gian sắp tới sẽ tăng cao. Trong những tháng đầu năm 2023, các trang báo lớn như Thanh Niên, VnExpress, VTC News, v.vv.. đồng loạt tuyển dụng các vị trí phóng viên, biên tập viên.
Cùng với đó, sự phát triển của công nghệ thông tin đã góp phần thúc đẩy ngành báo chí phát triển. Chỉ tính riêng trong năm 2021, đã có khoảng 2.300 xuất bản điện tử được phát hành, tăng 20% so với năm 2020. Đồng thời, thống kê cho thấy có hơn 15 triệu người sử dụng sách điện tử, tương đương với 35 triệu bản sách được đọc.
Qua đó, chúng ta có thể thấy chuyển đổi số mang lại cơ hội cho người làm báo. Tuy nhiên, chuyển đổi số cũng kèm theo những thách thức. Giờ đây, người làm việc trong ngành báo chí phải am hiểu về công nghệ, thường xuyên cập nhật những công nghệ mới liên quan đến ngành báo chí. Đây cũng chính là xu hướng tuyển dụng nhân sự ngành báo chí.
>>> TopCV đang cung cấp gần 1500 việc làm Báo chí, Truyền hình hấp dẫn đến từ những doanh nghiệp hàng đầu. Truy cập để ứng tuyển ngay!
Tổng hợp các vị trí ngành báo chí
Báo chí là một ngành khá rộng, sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thử sức ở nhiều vị trí khác nhau. Dưới đây là một số vị trí công việc của ngành báo chí.
Nhà báo, phóng viên
Nhà báo và phóng viên là hai vị trí quen thuộc trong ngành báo chí. Đây là những người “săn tin”, điều tra các vấn đề trong xã hội, tình hình kinh tế, chính trị, các sự kiện thể thao, v.vv.. Sau đó, họ có trách nhiệm viết bài, chuyển thể những thông tin điều tra được thành con chữ và đăng trên báo điện tử hoặc báo giấy.
Mặc dù công việc của phóng viên và nhà báo có nét tương đồng, nhưng thực tế đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, nhà báo được Nhà nước cấp Thẻ nhà báo theo Luật Báo chí ban hành năm 2016. Trong khi đó, phóng viên chưa được cấp Thẻ nhà báo và chỉ được cấp giấy giới thiệu của tòa soạn khi đi tác nghiệp.
Công việc của nhà báo, phóng viên bao gồm những nội dung sau:
- Cập nhật và tổng hợp tin tức về một vấn đề, khía cạnh nào đó trong xã hội.
- Biên soạn các tin tức đã thu thập được thành nội dung, đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng.
- Phỏng vấn, viết bài về các nhân vật nổi tiếng hoặc các sự kiện “HOT” trong xã hội.
- Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của tổng biên tập.
>>> Tìm việc làm Phóng viên ngay trên TopCV!
Copywriter
Copywriter là công việc không còn xa lạ trong thời đại 4.0. Đây là sự lựa chọn hấp dẫn dành cho những bạn trẻ có niềm đam mê với con chữ, thích viết lách. Trong vai trò Copywriter, bạn sẽ tạo ra những nội dung với mục đích xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin với khách hàng hoặc quảng bá sản phẩm/dịch vụ, v.vv..
Công việc của một Copywriter bao gồm những nội dung sau:
- Nghiên cứu và phân tích thị trường, nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu, từ đó đưa ra các ý tưởng, chiến lược cho bài viết.
- Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược quảng cáo theo từng thời điểm, từng đối tượng khách hàng.
- Sáng tạo nội dung, đảm bảo nội dung truyền tải đúng thông điệp nhằm thu hút khách hàng mục tiêu.
- Theo dõi, đánh giá và phân tích kết quả của các chiến lược quảng cáo, từ đó đưa ra các điều chỉnh phù hợp khi cần thiết.
>>>Xem thêm: Copywriter và Content Writer: Bạn có phân biệt được sự khác nhau giữa hai nghề nghiệp này?
Phát thanh viên
Phát thanh viên là những người dẫn dắt các chương trình phát sóng trên đài phát thanh. Họ có trách nhiệm truyền tải thông tin, tin tức về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, v.vv.. tới người dân bằng lời nói. Hiện nay, phát thanh viên có thể công tác tại Đài tiếng nói Việt Nam, kênh truyền hình VOV hay đài radio.
Công việc hàng ngày của một phát thanh viên bao gồm những nội dung sau:
- Lên kế hoạch cho chương trình phát thanh, từ khâu chọn lọc nội dung, tìm hiểu thông tin đến phối hợp với các bộ phận liên quan nhằm đảm bảo chương trình phát sóng đúng tiến độ.
- Xây dựng kịch bản chương trình, kiểm tra và sửa lỗi kịch bản trước khi phát sóng.
- Kiểm tra, đánh giá tính xác thực của thông tin.
- Truyền tải nội dung chương trình đến công chúng thông qua lời nói, sử dụng ngôn từ, giọng nói, phong cách gần gũi với người nghe.
- Trả lời câu hỏi, phản hồi đóng góp từ công chúng.
Kỹ thuật viên phát thanh và truyền hình
Kỹ thuật viên phát thanh và truyền hình là những nhân viên hậu trường, đóng góp thầm lặng trong các chương trình truyền hình. Họ có nhiệm vụ thiết lập, vận hành và bảo trì các thiết bị, hệ thống phát sóng truyền hình và phát thanh.
Công việc kỹ thuật viên phát thanh và truyền hình có thể kể đến như:
- Thiết lập và kiểm tra các thiết bị như máy phát sóng, bộ thu tín hiệu, máy ghi âm, v.vv.. hoạt động tốt, không xảy ra sự cố khi chương trình đang diễn ra.
- Thực hiện kiểm tra và bảo trì các thiết bị phát sóng.
- Xử lý sự cố kỹ thuật, đảm bảo chương trình không bị gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến chất lượng phát sóng.
- Hỗ trợ nhân viên sản xuất chương trình lắp đặt và sử dụng các thiết bị phát sóng.
Biên tập viên
Cùng với Copywriter, biên tập viên là công việc hấp dẫn dành cho những bạn trẻ yêu viết lách. Cụ thể, biên tập viên là người có trách nhiệm biên tập, chỉnh sửa nội dung trước khi nội dung được công bố trên các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, website, v.vv..
Trong vai trò của biên tập viên, bạn phải thực hiện những công việc sau đây:
- Sàng lọc thông tin trong nội dung nhằm đảm bảo thông tin chính xác.
- Sửa lỗi về chính tả, ngữ pháp, văn phong, v.vv.. nhằm tạo ra những nội dung dễ hiểu và thu hút người xem.
- Tìm kiếm các thông tin có liên quan đến lĩnh vực mà biên tập viên đang đảm nhận.
- Lập kế hoạch và quản lý các nội dung được biên tập, đảm bảo công việc hoàn thành đúng tiến độ.
Biên tập phim và video
Biên tập phim, biên tập video còn được biết đến với tên gọi khác là video editor. Đây là người có trách nhiệm chỉnh sửa, biên tập các file video thô từ nhân viên quay phim thành một video hoàn chỉnh. Các video editor có thể tham gia vào nhiều dự án khác nhau như phim ảnh, truyền hình, video quảng cáo, v.vv..
Để có được những video hoàn chỉnh, biên tập video phải thực hiện những công việc sau:
- Cắt và ghép các phân đoạn video thô thành một video hoàn chỉnh.
- Chèn âm thanh, hiệu ứng, đồ họa, từ đó giúp video trở nên hấp dẫn và cuốn hút người xem.
- Chỉnh sửa màu sắc và hiệu ứng cho video nhằm tạo ra một video chất lượng cao.
- Phối hợp với đạo diễn và nhân viên quay phim định hướng nội dung và hình ảnh của video, thiết lập góc quay cho từng phân cảnh.
Thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ họa (hay Graphic Designer) đã và đang trở thành nghề nghiệp lý tưởng của giới trẻ. Bởi nghề thiết kế đồ họa cho phép các bạn trẻ được thỏa mãn đam mê sáng tạo nội dung, hình ảnh. Khi trở thành nhân viên thiết kế đồ họa, bạn có thể thiết kế ấn phẩm truyền thông, logo, brochure, giao diện cho ứng dụng, v.vv..
Mô tả công việc của nhân viên thiết kế đồ họa bao gồm những nội dung sau:
- Nghiên cứu và phân tích các yêu cầu của chiến dịch hoặc chương trình quảng cáo để xác định thông điệp muốn truyền tải.
- Phối hợp với các bộ phận khác đề lên ý tưởng thiết kế cho các sản phẩm đồ họa, đảm bảo sản phẩm truyền tải đúng thông điệp.
- Thiết kế các ấn phẩm truyền thông để phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo hoặc quảng bá thương hiệu như logo, poster, banner, infographic, v.vv..
>>>Xem thêm: Graphic Designer là gì? Học gì để trở thành Graphic Designer
Giám đốc sáng tạo
Giám đốc sáng tạo là vị trí không thể thiếu tại những công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo. Họ là một trong những “đầu tàu” của công ty, giúp xây dựng hình ảnh thương hiệu, đưa ra các ý tưởng, chiến lược kinh doanh của công ty.
Danh sách công việc của giám đốc sáng tạo bao gồm những nội dung sau:
- Xây dựng và phát triển các ý tưởng sáng tạo cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc chiến dịch của công ty.
- Giám sát, theo dõi công việc của nhân viên, đảm bảo công việc triển khai đúng kế hoạch đã đặt ra.
- Phân tích, đánh giá các ý tưởng sáng tạo của nhân viên. Góp ý và chỉnh sửa các dự án sáng tạo và phát triển sản phẩm.
- Cập nhật các xu hướng mới trong ngành để đưa ra các chiến lược phát triển mới, từ đó phục vụ mục đích phát triển của công ty.
- Thúc đẩy sự sáng tạo của nhân viên, khuyến khích nhân viên tham gia đóng góp ý kiến.
Mức lương ngành Báo chí hiện nay
Mức lương ngành Báo chí chung
Dưới đây là bảng tổng hợp mức lương ngành Báo chí/Truyền thông dựa trên Báo cáo Thị trường Tuyển dụng 2024 & Nhu cầu tuyển dụng 2025 của TopCV Việt Nam để bạn tham khảo:
Kinh nghiệm làm việc | Mức lương Marketing/Truyền thông/Quảng cáo | |
Trung vị thấp | Trung vị cao | |
Thực tập sinh | 3.000.000 | 5.000.000 |
Nhân viên (Dưới 1 năm kinh nghiệm) | 6.000.000 | 9.000.000 |
Nhân viên/Chuyên viên (Từ 1 - 4 năm kinh nghiệm) | 8.000.000 | 16.000.000 |
Trưởng nhóm (Từ 4 - 6 năm kinh nghiệm) | 13.000.000 | 20.000.000 |
Quản lý/Trưởng phòng (Từ 6 - 13 năm kinh nghiệm) | 16.000.000 | 26.000.000 |
Giám đốc | 23.000.000 | 39.000.000 |
Mức lương ngành Báo chí viên chức
Ngoài ra, lương của Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên là viên chức được quy định tại Thông tư số 13/2022/TT-BTTTT. Cụ thể:
a) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng I, phóng viên hạng I, biên dịch viên hạng I, đạo diễn truyền hình hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00; b) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng II, phóng viên hạng II, biên dịch viên hạng II, đạo diễn truyền hình hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78; c) Chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng III, phóng viên hạng III, biên dịch viên hạng III, đạo diễn truyền hình hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98. |
Theo đó, mức lương của Biên tập viên, Phóng viên, Biên dịch viên được tính bằng công thức:
Lương = Hệ số lương * Mức lương cơ sở |
Trong đó:
- Hệ số lương là hệ số nhằm thể hiện sự chênh lệch của mức tiền lương đối với các mức lương theo ngạch, theo bậc lương (bậc lương cơ bản) và mức lương tối thiểu vùng.
- Mức lương cơ sở (từ 1/7/2024) là 2,34 triệu đồng (Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Bảng lương đối với Biên tập viên hạng I, Phóng viên hạng I, Biên dịch viên hạng I:
Bậc lương | Hệ số | Mức lương (VNĐ/tháng) |
Bậc 1 | 6.2 | 14.508.00 |
Bậc 2 | 6.56 | 15.350.400 |
Bậc 3 | 6.92 | 16.192.800 |
Bậc 4 | 7.28 | 17.035.200 |
Bậc 5 | 7.65 | 17.877.600 |
Bậc 6 | 8.0 | 18.720.000 |
Bảng lương đối với BIên tập viên hạng II, Phóng viên hạng II, Biên dịch viên hạng II:
Bậc lương | Hệ số | Mức lương (VNĐ/tháng) |
Bậc 1 | 4.4 | 10.296.00 |
Bậc 2 | 4.74 | 11.091.600 |
Bậc 3 | 5.08 | 11.887.200 |
Bậc 4 | 5.42 | 12.682.800 |
Bậc 5 | 5.76 | 13.478.400 |
Bậc 6 | 6.1 | 14.274.000 |
Bậc 7 | 6.44 | 15.069.600 |
Bậc 8 | 6.78 | 15.865.200 |
Bảng lương đối với BIên tập viên hạng III, Phóng viên hạng III, Biên dịch viên hạng III:
Bậc lương | Hệ số | Mức lương (VNĐ/tháng) |
Bậc 1 | 2.34 | 5.475.600 |
Bậc 2 | 2.67 | 6.247.800 |
Bậc 3 | 3.0 | 7.020.000 |
Bậc 4 | 3.33 | 7.792.200 |
Bậc 5 | 3.66 | 8.564.400 |
Bậc 6 | 3.99 | 9.336.600 |
Bậc 7 | 4.32 | 10.108.800 |
Bậc 8 | 4.65 | 10.881.000 |
Bậc 9 | 4.98 | 11.653.200 |
Nhìn chung, ngành Báo chí là ngành khá HOT trong thời điểm hiện tại, đặc biệt là các vị trí copywriter, thiết kế đồ họa, biên tập viên. Hơn hết, mức lương ngành báo chí khá cao so với mặt bằng chung. Điều này làm cho ngành báo chí trở nên hấp dẫn đối với giới trẻ. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm ngành báo chí, thì hãy nhanh tay truy cập TopCV.vn, những công việc hấp dẫn ngành báo chí đang chờ đón bạn.