Quản lý cửa hàng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự phát triển của cửa hàng. Hãy cùng TopCV tìm hiểu rõ hơn về vị trí quản lý cửa hàng là gì và công việc cũng như nhiệm vụ của vị trí này trong bài viết dưới đây nhé.
Quản lý cửa hàng là gì?
Quản lý cửa hàng cửa hàng trưởng (Store Manager) là vị trí đứng đầu của mỗi cửa hàng hoặc chi nhánh kinh doanh của doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm liên quan đến quản lý và giám sát toàn bộ hoạt động và sự phát triển của cửa hàng. Có nghĩa là họ sẽ thực hiện quản lý và giám sát những vấn đề liên quan đến hàng hoá, nhân sự, hoạt động cũng như khách hàng đến tại cửa hàng.
Vị trí Quản lý cửa hàng/Cửa hàng trưởng có mức đãi ngộ hấp dẫn và mở ra cơ hội thăng tiến rộng mở. Tìm việc Quản lý cửa hàng/Cửa hàng trưởng trên TopCV ngay hôm nay để khai phóng sự nghiệp của bạn!
|
Bản mô tả công việc quản lý cửa hàng
Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp cũng như lĩnh vực khác nhau thì vai trò của quản lý cửa hàng sẽ khác nhau. Tuy vậy nhìn chung công việc của quản lý cửa hàng thường sẽ bao gồm các nhiệm vụ như sau:
Quản lý nhân viên trong cửa hàng
Đầu tiên của quản lý cửa hàng chính là thực hiện quản lý đội ngũ nhân viên tại cửa hàng. Với nhiệm vụ này họ sẽ cần:
- Nên các kế hoạch và điều phối công việc cho nhân viên tại cửa hàng một cách phù hợp nhất.
- Sắp xếp các ca làm việc cũng như phân bố vị trí làm việc cho nhân viên.
- Thực hiện kiểm tra cũng như đánh giá thái độ, hiệu quả làm việc của nhân viên tại cửa hàng theo từng tháng, quý hoặc năm.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc họp theo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng để tiếp nhận báo cáo công việc từ nhân viên.
- Kịp thời xử lý những vấn đề còn tồn đọng.
Tuyển dụng, hướng dẫn, đào tạo nhân viên
Bên cạnh quản lý nhân viên trong cửa hàng, quản lý cửa hàng cũng sẽ phải thực hiện tuyển dụng và hướng dẫn cho các nhân viên. Cụ thể với nhiệm vụ này thì quản lý cửa hàng sẽ cần thực hiện:
- Phối hợp cùng với bộ phận tuyển dụng và lên các kế hoạch liên quan đến số lượng nhân sự cần thiết trong cửa hàng.
- Tham gia trực tiếp vào quá trình tuyển dụng và đánh giá các ứng viên tiềm năng cho cửa hàng.
- Tiếp nhận các thông tin liên quan đến nhân viên mới và thực hiện hướng dẫn công việc.
- Tổ chức các khóa đào tạo và huấn luyện kỹ năng, cần thiết cho các nhân viên trong cửa hàng.
Tại TopCV, bạn có thể tìm kiếm nhiều vị trí việc làm hấp dẫn trong ngành Kinh doanh/Bán hàng. Click để khám phá tin tuyển dụng mới nhất!
|
Giám sát, quản lý quy trình bán hàng
Giám sát và quản lý quy trình bán hàng là một trong những câu trả lời mà bạn có thể nhận được khi tìm hiểu về công việc của quản lý cửa hàng là gì. Theo đó với nhiệm vụ này thì họ sẽ cần phải thực hiện các công việc như:
- Theo dõi và giám sát những vấn đề liên quan đến chi phí, doanh thu và lợi nhuận của cửa hàng theo định.
- Đánh giá hiệu quả của sản phẩm hoặc dịch vụ nào đang bán chạy, đang tồn kho để có được phương án xử lý phù hợp nhất.
- Đưa ra những phương án liên quan đến vấn đề cải thiện chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ đang được bán tại cửa hàng.
- Cùng với bộ phận kinh doanh để đưa ra những kế hoạch liên quan đến thúc đẩy doanh số trong các sản phẩm và dịch vụ.
- Sản xuất quá trình trưng bày sản phẩm để phù hợp và kích thích được nhu cầu mua sắm của khách hàng tốt hơn.
Quản lý hoạt động của cửa hàng
Như đã nêu ở trên phần khái niệm của quản lý cửa hàng là gì, thì vị trí này cũng sẽ cần phải đảm nhiệm luôn vấn đề quản lý mọi hoạt động của cửa hàng. Đặc biệt, nếu bạn là một trong những cửa hàng trưởng của doanh nghiệp có quy mô nhiều cửa hàng khác nhau, bạn sẽ cần phải thực hiện những nhiệm vụ như:
- Lập các báo cáo liên quan đến kết quả kinh doanh của cửa hàng định kỳ như ngày, tuần, tháng hoặc quý để gửi về doanh nghiệp.
- Báo cáo những vấn đề liên quan đến sản phẩm tồn kho hoặc hàng hóa bị lỗi, hỏng.
- Lập các kế hoạch liên quan đến số lượng sản phẩm dịch vụ cần cung cấp cho cửa hàng và báo cáo lại cho doanh nghiệp.
- Quản lý các vấn đề liên quan đến chế độ lương, thưởng và phúc lợi cho nhân viên tại cửa hàng.
Phân tích, khảo sát khách hàng
Quản lý cửa hàng cũng sẽ phải là những người hiểu về khách hàng, những người sẽ tạo ra doanh thu cho cửa hàng. Để có thể thực hiện được vấn đề đó thì quá khứ cửa hàng sẽ cần:
- Phối hợp cùng bộ phận marketing trong cửa hàng (nếu có) để tiến hành tìm hiểu và phân tích nhu cầu của thị trường và nhóm khách hàng mục tiêu.
- Tìm hiểu và phân tích những chiến lược liên quan đến sản phẩm và dịch vụ cùng phân khúc của đối thủ cạnh.
- Thường xuyên cập nhật các xu hướng liên quan đến ngành hàng và sản phẩm, dịch vụ mà cửa hàng đang kinh doanh.
Tìm hiểu thêm: Trưởng nhóm bán hàng là gì và công việc như thế nào?
Lập kế hoạch phát triển cửa hàng
Một trong những nhiệm vụ khác khi bạn tìm hiểu về công việc của quản lý cửa hàng là gì chính là lập các kế hoạch liên quan đến sự phát triển và tăng trưởng của cửa hàng. Với nhiệm vụ này thì quản lý cửa hàng thường sẽ cần thực hiện các công việc như:
- Lập kế hoạch liên quan đến sự phát triển và tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng theo ngắn hạn và dài hạn.
- Lập các kế hoạch nhân sự để có thể đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận nói trên.
- Phối hợp cùng bộ phận marketing để đưa ra những chiến lược liên quan đến tiếp thị và quảng cáo sản phẩm dịch vụ của cửa hàng.
- Kế hoạch liên quan đến phát triển thương hiệu và xây dựng hình ảnh của cửa hàng.
Chăm sóc, giải quyết khiếu nại khách hàng
Nhiệm vụ cuối cùng mà bạn có thể tìm hiểu về công việc của quản lý cửa hàng là gì chính là những vấn đề liên quan đến chăm sóc và giải quyết khiếu nại của khách hàng. Bao gồm như:
- Thực hiện tiếp nhận trực tiếp các phàn nàn và phản hồi từ khách hàng và giải quyết, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.
- Định kỳ thực hiện các chương trình khảo sát để kiểm tra chất lượng phục vụ khách hàng và mức độ hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm mà dịch vụ tại cửa hàng.
- Phối hợp cùng các nhân viên và bộ phận khác trong cửa hàng để đảm bảo được quy trình Chăm sóc khách hàng và hậu mãi được diễn ra theo đúng quy định.
Bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới tại vị trí Quản lý cửa hàng? Tìm việc ngay trên TopCV để nhanh chóng kết nối với các doanh nghiệp uy tín!
|
Kỹ năng, yêu cầu cần có của quản lý cửa hàng là gì?
Có thể hoàn thành được những nhiệm vụ nói trên thì yêu cầu và kỹ năng cần có của quản lý cửa hàng là gì? Dưới đây sẽ là những kỹ năng và yêu cầu cơ bản của vị trí quản lý cửa hàng mà bạn có thể tìm hiểu.
Những kỹ năng chuyên môn, học vấn
Để có thể trở thành quản lý cửa hàng bạn sẽ cần phải đáp ứng một số yếu tố liên quan đến vấn đề chuyên môn, kinh nghiệm và học vấn. Tùy thuộc vào yêu cầu tuyển dụng của mỗi doanh nghiệp mà xác định chính xác những kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm và học vấn cần có của quản lý cửa hàng là gì. Tuy vậy nhìn chung thường sẽ bao gồm:
- Kỹ năng chuyên môn: Thường sẽ là những kỹ năng liên quan đến quản lý và bán hàng tại cửa hàng trực tiếp. Bạn cũng sẽ được ưu tiên hơn nếu có thêm các kiến thức chuyên môn liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh.
- Kinh nghiệm làm việc: Thông thường các doanh nghiệp sẽ yêu cầu ứng viên nên có kinh nghiệm từ 3 đến 5 năm ở trong lĩnh vực bán hàng, hoặc đã làm việc từ 1 đến 2 năm ở vị trí tương đương.
- Yêu cầu về học vấn: Bạn có thể nhận được sự xem xét ưu tiên hơn nếu tốt nghiệp các chuyên ngành liên quan đến quản trị kinh doanh, marketing, kinh tế hoặc những ngành liên quan khác,...
Các kỹ năng mềm hỗ trợ công việc
Bên cạnh những yêu cầu ở trên thì quản lý cửa hàng cũng là một trong những địa chỉ đòi hỏi bạn nên có thêm các kỹ năng mềm để hỗ trợ công việc tốt hơn. Ví dụ như một số kỹ năng cần thiết như sau:
- Kỹ năng giao tiếp hiệu quả bằng lời nói và bằng văn bản.
- Có khả năng đa nhiệm và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau cùng một lúc.
- Có kỹ năng quản lý lãnh đạo ra quyết định.
- Có tầm nhìn xa tốt và biết xác định được những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến quá trình bán hàng tại cửa hàng.
- Có khả năng đào tạo và thuyết trình tốt.
- Những kỹ năng khác liên quan đến lập kế hoạch, kỹ năng làm việc nhóm,...
Mức thu nhập của quản lý cửa hàng là bao nhiêu?
Mức thu nhập của quản lý cửa hàng sẽ có tùy thuộc vào quy mô cửa hàng mà họ sẽ quản lý. Bên cạnh đó nó cũng sẽ tùy thuộc vào chính sách lương, thưởng của từng doanh nghiệp. Tuy vậy bạn cũng có thể tham khảo mức lương trung bình sau đây:
- Mức lương trung bình: 17 triệu đồng/tháng.
- Dải lương phổ biến: 13.8 - 20.2 triệu đồng/tháng.
- Mức lương thấp nhất: 5 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất: 57.5 triệu đồng/tháng.
Tìm hiểu thêm: Trưởng phòng kinh doanh là gì? Có phải nghề hái ra tiền không?
Hi vọng với bài viết ngày hôm nay bạn sẽ hiểu hơn về quản lý cửa hàng là gì mà công việc cũng như nhiệm vụ của quản lý cửa hàng là gì. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm công việc liên quan đến vị trí quản lý cửa hàng, hãy truy cập ngay và chuyên mục tìm việc làm của TopCV.
Đây là một trong những hệ sinh thái tuyển dụng và kết nối việc làm hàng đầu tại Việt Nam. TopCV áp dụng công nghệ cốt lõi liên quan đến trí tuệ nhân tạo AI. Từ đó sẽ giúp bóc tách chi tiết và kết nối nhanh chóng những bản CV và JD có những điểm tương thích với nhau. Giúp quá trình tìm việc của ứng viên và tuyển dụng của doanh nghiệp được hiệu quả thành công không.