Ngành F&B được dự báo có thể đạt doanh thu hơn 720 nghìn tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên đi kèm với đó là tình trạng thiếu nhân lực vẫn đang tiếp diễn. Để nắm rõ hơn những vị trí HOT và mức lương ngành F&B, hãy cùng theo dõi bài viết sau của TopCV.vn.
Xu hướng tuyển dụng và mức lương ngành F&B năm 2023
Theo báo cáo của Ipos.vn, lĩnh vực kinh doanh ẩm thực đạt doanh thu gần 610.000 tỷ đồng trong năm 2022, tăng 39% so với năm trước. Năm 2023, thị trường F&B tiếp tục sôi động hơn và có thể đạt doanh thu tới 720.300 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2022, Việt Nam có khoảng 338.600 nhà hàng, quán cà phê. Số lượng nhà hàng dịch vụ F&B tại Việt Nam có xu hướng tăng dần đều với tốc độ tăng trưởng khoảng 2%.
Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng đi kèm với những lo ngại về thiếu nhân lực trong ngành. Theo iPOS, 99,1% các doanh nghiệp F&B đều quan tâm về nhân lực. Cụ thể, 49,5% các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực và 37% lo lắng về thiếu nhân lực chuyên nghiệp.
Đây là khó khăn chung của ngành F&B nhưng cũng là cơ hội hấp dẫn cho những người lao động đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực này. Đặc biệt là những người lao động làm việc lâu năm và sở hữu nhiều kinh nghiệm trong ngành.
Theo Báo Thanhnien.vn, mức lương ngành F&B dự báo tăng từ 5% - 10% trong nửa đầu năm 2023, nhu cầu tuyển dụng ở mức đỉnh điểm. Mức lương cụ thể từng vị trí sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: quy mô công ty, vị trí làm việc, thâm niên làm việc, khối lượng công việc,...
Tổng hợp vị trí nhân viên ngành F&B
Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của ngành ẩm thực và đồ uống, các vị trí trong lĩnh vực này đang trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Dưới đây là một số vị trí HOT nhất trong ngành F&B ở cấp độ nhân viên:
Đầu bếp
Công việc của đầu bếp liên quan đến việc chuẩn bị, chế biến và thực hiện các món ăn trong nhà hàng, khách sạn hoặc các quán ăn. Trong đó một số vị trí đầu bếp phổ biến có thể kể đến như đầu bếp trưởng, đầu bếp bánh, đầu bếp chính, v.vv.. Cụ thể, công việc của đầu bếp có thể bao gồm:
- Lên kế hoạch thực đơn cho nhà hàng hoặc khách sạn, bao gồm quyết định các món ăn, nguyên liệu cần sử dụng và cách thực hiện chúng.
- Chọn nguyên liệu: Đầu bếp cần có kiến thức về các nguyên liệu và cách sử dụng chúng. Việc chọn nguyên liệu tốt và phù hợp giúp đảm bảo chất lượng của món ăn.
- Chuẩn bị và chế biến thực phẩm thành các món ăn theo yêu cầu. Việc này bao gồm cắt, nấu, rang, xào, nướng hoặc hấp.
- Thực hiện các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe của khách hàng.
- Đảm bảo chất lượng món ăn trước khi phục vụ cho khách hàng.
- Làm sạch bếp: Sau khi kết thúc ca làm việc, đầu bếp phải dọn dẹp và lau chùi khu vực bếp để đảm bảo sạch sẽ và an toàn cho lần sử dụng tiếp theo.
Nhân viên phụ bếp
Nhân viên phụ bếp là những người hỗ trợ cho đầu bếp thực hiện các món ăn nhanh chóng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công việc của nhân viên phụ bếp bao gồm những nhiệm vụ sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu cần thiết cho các món ăn như rau củ quả, thịt, cá, gia vị, dầu ăn, bột mì, và các loại đồ uống khác.
- Sơ chế các nguyên liệu theo đúng công thức và quy trình đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Dọn dẹp bếp, rửa sạch dụng cụ và thiết bị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bảo quản nguyên liệu và dụng cụ trong kho chứa đảm bảo chúng được lưu trữ trong điều kiện an toàn và không gây ô nhiễm thực phẩm.
Nhân viên phục vụ
Công việc của nhân viên phục vụ là rất quan trọng trong ngành F&B. Đây là những người đại diện cho nhà hàng hoặc quán ăn đón tiếp khách hàng và cung cấp dịch vụ ăn uống. Các nhiệm vụ chính của nhân viên phục vụ bao gồm:
- Chào đón khách hàng và dẫn khách đến bàn của mình.
- Giới thiệu thực đơn và giải đáp các câu hỏi của khách hàng về các món ăn
- Ghi lại đơn đặt hàng của khách hàng và chuyển cho nhân viên bếp.
- Cung cấp thực phẩm và đồ uống cho khách hàng đúng thời gian và đúng chất lượng.
- Đảm bảo vệ sinh trong khu vực phục vụ.
- Thu tiền và trả lại tiền thừa cho khách hàng sau khi họ đã hoàn thành việc ăn uống và thanh toán tiền.
>>> Có thể bạn quan tâm: CV Nhân viên phục vụ
Nhân viên thu ngân
Nhân viên thu ngân là người đảm bảo quá trình thanh toán của khách hàng được thực hiện một cách dễ dàng và chuyên nghiệp. Nhiệm vụ chính của nhân viên thu ngân thường là:
- Tiếp nhận thanh toán từ khách hàng và kiểm tra tính chính xác của số tiền để đảm bảo không có sự cố trong quá trình giao dịch.
- Xử lý các giao dịch thanh toán bằng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng.
- Giải đáp các câu hỏi của khách hàng về vấn đề thanh toán.
- Làm báo cáo về doanh số bán hàng.
- Đảm bảo sự an toàn và bảo mật của tiền và thẻ tín dụng tại quầy thu ngân để tránh các rủi ro về mất mát hoặc trộm cắp.
>>> Có thể bạn quan tâm: CV Nhân viên thu ngân
Nhân viên tiệc
Nhân viên tiệc là những người được thuê để phục vụ và hỗ trợ các sự kiện, tiệc tùng và hội nghị. Họ sẽ đảm bảo quá trình tổ chức tiệc được thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Công việc của nhân viên tiệc sẽ bao gồm nhiều nhiệm vụ khác nhau nhưng thường là:
- Chuẩn bị cho các sự kiện tiệc chuyên nghiệp và hiệu quả thông qua các hoạt động như sắp xếp bàn ghế, trang trí, dọn dẹp và cài đặt âm thanh và ánh sáng.
- Phục vụ đồ ăn và thức uống khách hàng tại tiệc, đảm bảo rằng mọi thứ được phục vụ đúng theo thứ tự và tiêu chuẩn của nhà hàng.
- Làm việc phối hợp theo nhóm để phục vụ khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Chào đón và hướng dẫn khách hàng đến chỗ ngồi của mình.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bằng cách kiểm tra nhiệt độ và sự tươi mới của thực phẩm liên tục.
- Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức sự kiện.
Nhân viên đón tiếp
Nhân viên đón tiếp là người đại diện cho nhà hàng hoặc quán ăn trong việc đón tiếp khách hàng và hướng dẫn khách hàng đến bàn ăn của mình. Vị trí này sẽ thực hiện các nhiệm vụ như:
- Chào và đón tiếp khách hàng, sau đó dẫn họ đến bàn ăn của mình với thái độ nhiệt tình, thân thiện.
- Phân bổ bàn cho khách hàng một cách hợp lý và chuyên nghiệp.
- Giải đáp các câu hỏi của khách hàng về nhà hàng hoặc quán ăn để giúp họ có thể lựa chọn các món ăn, thức uống phù hợp với nhu cầu của mình.
- Quản lý và giám sát khu vực đón tiếp để đảm bảo luôn sạch sẽ và gọn gàng.
Bartender
Bartender là người chịu trách nhiệm chuẩn bị và phục vụ đồ uống trong các quán bar hoặc nhà hàng. Họ nắm vững kiến thức về các loại rượu và cách pha trộn chúng để tạo ra các loại cocktail và đồ uống khác. Các nhiệm vụ cụ thể cho người pha chế có thể bao gồm:
- Tương tác với khách hàng để lấy đơn đặt hàng đồ uống và đưa ra các gợi ý dựa trên sở thích của họ.
- Chuẩn bị và phục vụ các đồ uống có cồn và không cồn.
- Giữ vệ sinh và sự tổ chức của khu vực quầy bar.
- Cung cấp và bổ sung hàng tồn kho quầy bar.
- Xử lý thanh toán của khách hàng và quản lý máy tính tiền.
Barista
Công việc của barista khá tương tự với bartender nhưng khác ở chỗ họ sẽ là chuẩn bị và phục vụ đồ uống trong các quán cà phê. Họ sở hữu kiến thức sâu rộng về các loại cà phê và cách pha chế chúng để tạo ra nhiều loại đồ uống khác nhau. Nhiệm vụ mà barista phải đảm nhận có thể là:
- Pha chế đồ uống từ cà phê như cappuccino, latte, americano, espresso, v.vv.. nóng hoặc lạnh và trang trí chúng để tạo ra một hình dạng đẹp mắt.
- Điều chỉnh thức uống pha chế đúng theo yêu cầu của khách hàng.
- Dọn dẹp vệ sinh quầy bar, xử lý rác thải để phục vụ khách hàng tiếp theo.
- Tư vấn và giới thiệu cho khách hàng khách hàng về các loại cà phê và đồ uống khác nhau.
- Giữ gìn và bảo trì các trang thiết bị trong quầy bar, bao gồm máy pha cà phê, máy xay cà phê, bình pha trà, v.vv..
Tổng hợp vị trí quản lý ngành F&B
Sau nhiều năm tích lũy kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đạt được các vị trí quản lý. Mức lương ngành F&B đối với vị trí cấp quản lý khá cao. Cụ thể các ví trí sau:
Trưởng nhóm phục vụ
Vị trí trưởng nhóm phục vụ có nhiệm vụ chính là quản lý và giám sát các nhân viên phục vụ trong nhà hàng và đảm bảo rằng chất lượng phục vụ của nhà hàng đạt được một mức độ tốt nhất. Các nhiệm vụ cụ thể của trưởng nhóm phục vụ bao gồm:
- Quản lý và giám sát các nhân viên phục vụ dưới quyền thực hiện các hoạt động đúng quy trình và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Đào tạo và phát triển nhân viên trong đội, nhóm sao cho đáp ứng các yêu cầu công việc trong nhà hàng, quán ăn.
- Đảm bảo chất lượng phục vụ đạt mức độ tốt nhất và mang lại trải nghiệm thoải mái, hài lòng cho mọi khách hàng.
- Phản hồi, giải quyết khiếu nại của khách hàng nếu phát sự cố bất ngờ và vượt qua thẩm quyền của nhân viên phục vụ.
- Đảm bảo an toàn và vệ sinh tại khu vực phục vụ được phân công.
Giám sát khu vực
Người giám sát khu vực là một trong những vị trí quan trọng nhất trong một nhà hàng hoặc quán ăn. Họ chịu trách nhiệm quản lý và giám sát hoạt động của một khu vực cụ thể và đảm bảo rằng mọi hoạt động trong khu vực đó đều được thực hiện theo quy định của nhà hàng, quán ăn.
Những trách nhiệm chính của giám sát khu vực bao gồm:
- Quản lý và giám sát các nhân viên trong khu vực để đảm bảo rằng họ đang làm việc đúng quy trình và đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Đảm bảo khách hàng trong khu vực đang tiếp nhận dịch vụ một cách chuyên nghiệp và nhanh chóng từ nhân viên.
- Quản lý và giám sát hoạt động kinh doanh của khu vực, bao gồm quản lý doanh số bán hàng và lợi nhuận.
- Giám sát vệ sinh khu vực đang quản lý để tránh các tai nạn và rủi ro về sức khỏe cho khách hàng cũng như nhân viên trong quá trình qua di chuyển qua lại
- Đào tạo và phát triển nhân viên để giúp họ có thể đáp ứng được yêu cầu công việc mà nhà hàng, quán ăn đề ra.
Quản lý sự kiện
Ngành F&B cũng cần các chuyên gia quản lý sự kiện để đảm bảo rằng các sự kiện được tổ chức một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Các nhiệm vụ cụ thể của một người quản lý sự kiện thường bao gồm:
- Lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện theo yêu cầu của nhà hàng, khách sạn.
- Quản lý ngân sách sự kiện để đảm bảo rằng các chi phí được kiểm soát và sử dụng hiệu quả, tránh lãng phí ngân sách.
- Tìm kiếm và liên hệ với đối tác về thiết kế sự kiện, biểu diễn nghệ thuật, dẫn chương trình, v.vv để triển khai sự kiện đúng kế hoạch đã đề ra.
- Giám sát và quản lý hoạt động sự kiện để đảm bảo mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ và hạn chế tối đa những sự cố phát sinh.
- Triển khai các công tác an ninh và dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau khi diễn ra sự kiện.
>>> Có thể bạn quan tâm: CV ứng tuyển Tổ chức sự kiện
Quản lý nhà hàng
Trong ngành F&B, quản lý nhà hàng là một trong những vị trí rất quan trọng và được đánh giá cao. Vị trí này sẽ đảm bảo rằng mọi hoạt động trong nhà hàng đều diễn ra suôn sẻ, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Những trách nhiệm chính của một quản lý nhà hàng bao gồm:
- Quản lý quản lý và đào tạo nhân viên trong nhà hàng, đảm bảo các nhân viên thực hiện đúng quy trình và các tiêu chuẩn được đặt ra.
- Quản lý mọi hoạt động trong nhà hàng luôn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi và giải quyết các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình vận hành.
- Quản lý tài chính, ngân sách của nhà hàng, bao gồm quản lý chi phí, thu nhập và lợi nhuận.
- Quản lý marketing và quảng cáo, đảm bảo nhà hàng được quảng bá và tiếp cận với đúng khách hàng mục tiêu.
- Quản lý quan hệ khách hàng, mang tới sự hài lòng và trải nghiệm thoải mái nhất khi họ tới với nhà hàng.
- Quản lý an toàn và vệ sinh, cam kết nhà hàng luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định pháp luật.
Giám đốc F&B
Giám đốc F&B là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động F&B của công ty. Đây là một trong những vị trí quản lý cấp cao quan trọng với nhiều trách nhiệm nặng nề, bao gồm:
- Lập kế hoạch chiến lược và định hướng phát triển F&B cho công ty, đảm bảo rằng công ty đang vận hành đúng hướng để đạt được sự phát triển bền vững trong tương lai.
- Quản lý và giám sát hoạt động F&B của các chi nhánh/đơn vị trong công ty, đảm bảo rằng các chi nhánh đang hoạt động hiệu quả và đóng góp tích cực cho sự phát triển của công ty.
- Điều hành và quản lý tài chính cho bộ phận F&B hiệu quả để đạt được lợi nhuận cao nhất có thể.
- Quản lý và phát triển hệ thống nhân sự cho bộ phận F&B để xây dựng một đội ngũ chất lượng cao và có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty.
- Điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh F&B của công ty.
- Tìm kiếm và khai thác các cơ hội kinh doanh về F&B mới nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và khách hàng.
- Xây dựng và duy trì mối quan hệ với các đối tác và khách hàng trung thành, đáng tin cậy..
Trên đây là một số thông tin về các vị trí HOT và mức lương ngành F&B. Ngành F&B đang phát triển mạnh mẽ với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho người lao động.
Nếu bạn đang tìm kiếm một công việc trong ngành F&B có thể truy cập ngay vào TopCV.vn để tìm hiểu về các vị trí và mức lương tương ứng. Với nhiều tính năng như: Hỗ trợ tạo CV để ứng tuyển online, hỗ trợ tìm kiếm việc làm theo lĩnh vực, ngành, năm kinh nghiệm, v.vv.. sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận với những cơ hội việc làm hấp dẫn nhất và phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân.
>>> Xem thêm: Danh sách mẫu CV xin việc tiếng Anh / Việt / Nhật chuẩn 2023