Bị đuổi việc vô lý chắc chắn là trải nghiệm khó chịu mà bất cứ ai cũng không muốn trải nghiệm. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần phải biết cách phản hồi và hành động đúng đắn sau đó. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau của TopCV.
Cách ứng phó khi bị đuổi việc
Dưới đây là những điều mà bạn cần làm ngay lập tức sau khi nhận quyết định bị đuổi việc từ quản lý hay ban lãnh đạo.
Giữ bình tĩnh
Trong bất kể tình huống nào, điều quan trọng là phải rời khỏi công ty một cách chuyên nghiệp nhất. Việc thể hiện sự tôn trọng và chính trực có thể để lại ấn tượng tích cực đối với cấp trên và đồng nghiệp trong tổ chức. Quan trọng hơn, sau này bạn có thể sẽ cần tới thư giới thiệu hoặc giấy giới thiệu từ một trong những người này nên việc giữ bình tĩnh và chuyên nghiệp trong quá trình chấm dứt hợp đồng sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn là tác hại.

Xác định nguyên nhân
Nguyên nhân khiến bạn bị đuổi việc có thể ảnh hưởng đến các hành động tiếp theo. Vì vậy, quan trọng là phải xác định xem việc sa thải xảy ra có nguyên nhân hay không. Và liệu nguyên nhân này là một phần hay toàn bộ lý do dẫn tới điều này. Trong đó, những nguyên phân bị đuổi việc phổ biến là:
- Hành vi trộm cắp.
- Không tuân thủ chính sách của công ty.
- Thái độ làm việc kém.
- Lạm dụng thời gian của công ty.
Việc sa thải có thể xảy ra vì những lý do ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như thu hẹp quy mô hoặc sáp nhập công ty. Khi xác định rõ nguyên nhân bị thôi việc, bạn có thể lên kế hoạch để đảm bảo quyền lợi tối đa cho bản thân và tiếp tục tiến về phía trước.
Xem xét quyền lợi và những khoản bồi thường
Không ít người lao động thắc mắc rằng bị đuổi việc có được nhận lương không?
Thực tế, nguyên nhân bị đuổi việc sẽ có ảnh hưởng lớn đến những quyền lợi và khoản bồi thường mà nhân viên có thể nhận được.
Nếu công ty cung cấp giấy thông báo sa thải hoặc nghỉ việc, bạn có thể làm việc với luật sư việc để đảm bảo quyền lợi của mình. Hỗ trợ pháp lý có thể đặc biệt hữu ích trong trường hợp bị chấm dứt hợp đồng sai cách, chẳng hạn như công ty vi phạm chính sách, phá vỡ hợp đồng hoặc thực hiện hành động bất hợp pháp.

Theo Điều 42 Bộ luật Lao động 2012 quy định, nếu công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải bồi thường tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ít nhất 2 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động. Ngoài ra bạn cũng có thể được hưởng trợ cấp nếu như đạt yêu cầu. Chi tiết hơn về khoản này sẽ được đề cập ở phần sau của bài viết.
Xem thêm: Các loại bảo hiểm khi đi làm phải đóng
Yêu cầu thư giới thiệu
Nếu bạn có mối quan hệ tốt với sếp hoặc quản lý thì hãy tranh thủ xin thư giới thiệu việc làm từ họ trước khi hoàn tất thủ tục nghỉ việc. Điều này sẽ chứng minh giá trị của bạn với nhà tuyển dụng trong tương lai. Việc xin thư giới thiệu có thể dễ dàng hơn khi bạn còn duy trì liên lạc với người quản lý. Do đó hãy cố gắng tận dụng khoảng thời gian ngắn trước khi nghỉ việc để thực hiện điều này.
Xem xét trợ cấp thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là giải pháp thu nhập cho những người vừa thất nghiệp để giúp họ trang trải chi phí sinh hoạt trong khi tìm kiếm công việc mới. Tuy nhiên không phải người lao động nào cũng được hưởng chính sách này. Bạn có thể theo dõi bài viết: Hướng dẫn cách tính trợ cấp thất nghiệp 2023 chuẩn, dễ thực hiện để hiểu rõ hơn về các quy định cũng như cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi bị đuổi việc.

Hiểu rõ các quyền lợi của bản thân
Trong hợp đồng lao động hoặc sổ tay nhân viên sẽ nêu rõ các quyền mà người lao động được hưởng. Chúng bao gồm thời điểm, cách thức và lý do chính đáng mà công ty có thể sa thải bạn.
Bạn có thể xem xét các quyền của nhân viên bằng cách kiểm tra lại hợp đồng hoặc sổ tay và so sánh chúng với các quy định trong pháp luật được Nhà nước ban hành. Nếu nhận thấy người sử dụng lao động hay tổ chức đang vi phạm bất kỳ quyền lợi nào khi bị đuổi việc, hãy xem xét đến việc khởi tố lên các cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.
>>> Tham khảo: Mẫu đơn xin nghỉ việc/thôi việc chuẩn nhất 2023
Phải làm gì ngay sau bị đuổi việc?
Hầu hết mọi người đều cảm thấy bối rối và mất định hướng khi bị đuổi việc vô lý. Nếu chưa biết phải làm gì kế tiếp, bạn hãy thử thực hiện những gợi ý dưới đây để cân bằng lại cuộc sống và bắt đầu tìm kiếm các cơ hội việc là mới:
Xử lý cảm xúc
Cảm thấy tức giận và buồn bã vì bị đuổi việc là điều dễ hiểu. Vì vậy hãy dành ra một khoảng thời gian để xử lý cảm xúc của bạn. Bạn có thể đến một nơi yên tĩnh để thư giãn và suy ngẫm về những trải nghiệm đã đạt được trong quá khứ cũng như những gì bạn có thể làm khác đi ở vị trí mới trong tương lai.
Chăm sóc sức khỏe
Trong quá trình làm việc chắc chắn bạn đã bị hao mòn ít nhiều về cả sức khỏe tinh thần và thể chất. Do đó khi bị đuổi việc, hãy cố gắng chăm sóc và cải thiện lại yếu tố này bằng cách ngủ đủ giấc, áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và duy trì thể dục, thể thao đều đặn.
Trong trường hợp cảm thấy sức khỏe tinh thần chịu ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi bị đuổi việc, bạn có thể sắp xếp một cuộc hẹn với chuyên gia tâm lý. Họ sẽ là người thấu hiểu và dẫn dắt bạn thoát ra khỏi những suy nghĩ tiêu cực trong đầu, nạp lại năng lượng để chuẩn bị cho công việc mới.

Lắng nghe nhận xét “thật lòng”
Bị sa thải có thể là cơ hội để bạn suy ngẫm về bản thân. Vì vậy bạn có thể cân nhắc việc liên hệ với các đồng nghiệp cũ để nhờ họ đưa ra những nhận xét, đánh giá khách quan và “thật lòng” về điểm mạnh - điểm yếu của bạn. Sau khi nói chuyện với một vài người, bạn có thể chia sẻ sâu hơn về những vấn đề, kỹ năng muốn cải thiện cải thiện trong quá trình tìm kiếm việc làm mới sau này.
Cập nhật sơ yếu lý lịch
Khi ứng tuyển vào vị trí mới, bạn sẽ cần cung cấp sơ yếu lý lịch của mình cho các nhà tuyển dụng. Vì vậy sau khi bị đuổi việc, hãy cố gắng đảm bảo hồ sơ của bạn phản ánh chính xác kinh nghiệm và kỹ năng làm việc đã tích lũy được.
Tiến hành cập nhật sơ yếu lý lịch, thư xin việc với các chi tiết liên quan. Tốt nhất là hãy thêm vào bất cứ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng mới nào bạn đã đạt được ở vị trí vừa bị đuổi việc.

Cập nhật tài khoản mạng xã hội
Nhiều nhà tuyển dụng dựa vào việc kiểm tra tài khoản mạng xã hội khi xem xét ứng viên để xem liệu họ có phù hợp với tổ chức hay không. Vì vậy ở khoảng thời gian sau khi bị đuổi việc, hãy xem lại thông tin trên trang mạng xã hội để đảm bảo bạn thể hiện những điều tích cực và chuyên nghiệp.
Điều này cũng có thể mang đến những cơ hội việc làm rất hấp dẫn mà bạn không thể ngờ đến. Hoặc bạn cũng có thể chủ động sử dụng tài khoản của mình để kết nối, liên hệ với những nhà tuyển dụng đang tìm kiếm ứng viên.
Liên hệ với mạng lưới quan hệ cá nhân
Mạng lưới quan hệ cá nhân có thể là một nơi tuyệt vời để tìm kiếm các cơ hội việc làm tiềm năng. Trong đó, bạn bè và đồng nghiệp là 2 kênh thông tin hữu ích để cập nhật những thông tin mới và chi tiết về các vị trí đang tuyển dụng. Nếu như vòng quan hệ của bạn không lớn, hãy tích cực tham dự các sự kiện và kết bạn thêm với những người cùng làm việc trong ngành để mở rộng nó.
Gửi một email cảm ơn tới quản lý cũ
Nếu vì một lý do nào đó bạn bị đuổi việc nhưng vẫn còn mối quan hệ tốt với người quản lý trực tiếp thì đừng quên gửi một email cảm ơn tới họ. Đây là hành động giúp thể thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như tạo cơ hội để bạn duy trì liên lạc một cách tự nhiên hơn.
Điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn trong quá trình làm việc sau này. Cụ thể, bạn có thể viết thông tin của người quản lý cũ vào mục “Người liên hệ” trong CV. Do vẫn còn liên lạc trước đó nên chắc chắn người quản lý sẽ cung cấp nhiều thông tin có lợi đối với bạn cho nhà tuyển dụng.

Cân nhắc làm những công việc tạm thời
Nhận một công việc tạm thời là cơ hội để bạn xây dựng các kỹ năng mới mà vẫn đảm bảo nguồn thu nhập sau khi bị đuổi việc. Điều này vẫn hoàn toàn đúng ngay cả khi bạn không có kế hoạch duy trì công việc trên trong thời gian dài. Ngoài ra, những việc làm part-time tạm thời này cũng giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ cá nhân, từ đó tiếp cận được với các nhà tuyển dụng tiềm năng.
>> Xem thêm: Thủ tục khi nghỉ việc cần bàn giao những gì?
Một số mẹo trả lời thắc mắc về lý do bị đuổi việc trong một cuộc phỏng vấn
Khi tham gia buổi phỏng vấn ứng tuyển vào các vị trí, người quản lý có thể đặt câu hỏi cho bạn về việc bị đuổi việc hay bị chấm dứt hợp đồng. Đừng bối rối, hãy áp dụng những mẹo dưới đây để vượt qua câu hỏi này một cách nhanh chóng:
Trả lời trung thực
Nếu nhà tuyển dụng hỏi bạn tại sao công ty cũ lại sa thải bạn thì điều quan trọng nhất là phải trung thực nhưng vẫn duy trì thái độ chuyên nghiệp ở mức cao nhất. Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy xem xét cách bạn có thể trả lời và chuẩn bị một số yếu tố mang tính trung lập.
Trong quá trình phản hồi lại nhà tuyển dụng, cố gắng giữ bình tĩnh và giải thích hoàn cảnh dẫn đến việc bạn bị đuổi việc. Điều này bao gồm cả trách nhiệm từ phía công ty cũ lần trách nhiệm từ phía bản thân cho bất kỳ sai lầm nào bạn mắc phải trước đó.
Tuyệt đối không khoa trương hay nói xấu, đổ lỗi hoàn toàn về phía công ty cũ. Điều này sẽ chỉ gây phản cảm và tạo ấn tượng cho nhà tuyển dụng rằng bạn là người thích đổ lỗi, vô trách nhiệm.
Xem thêm: TOP 30 câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất ứng viên cần biết

Giữ vững tinh thần tích cực
Mặc dù điều quan trọng là phải đưa ra câu trả lời trung thực về cho lý do bị đuổi việc tuy nhiên bạn cũng hãy cố gắng duy trì thái độ tích cực, cầu thị trong suốt cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường sẽ đặt nhiều câu hỏi xoáy sâu vào việc sa thải để đánh giá tính chuyên nghiệp và xác định xem liệu bạn có phù hợp với văn hóa công ty hay không.
Lúc này, bạn không nên tỏ ra quá bi quan, giận dữ hay phẫn nộ. Thay vào đó hãy đưa ra những mặt tích cực khi bị đuổi việc hay sa thải, chẳng hạn như cơ hội phát triển các kỹ năng mới, cơ hội tiếp tục học,... Những yếu tố trên sẽ thể hiện tinh thần cầu thị, luôn tiếp lên và không bao giờ bỏ cuộc của bạn với nhà tuyển dụng.
Làm nổi bật thành tích, kinh nghiệm đã học được
Cuối cùng, bạn hãy điều hướng cuộc trò chuyện bằng cách tập trung vào những trải nghiệm của bản thân, những gì đã học và tích lũy được trước khi bị đuổi việc. Chúng có thể bao gồm bất kỳ kỹ năng nào bạn đã rèn luyện được ở vị trí cũ hoặc trong thời gian thất nghiệp. Bạn cũng có thể thảo luận về các lớp học, khóa đào tạo đã tham gia hoặc các sáng kiến phát triển nghề nghiệp khác nổi bật trong suốt quá trình làm việc.

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách phản hồi và hành động đúng đắn sau khi bị đuổi việc vô lý mà TopCV muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng với những chỉ dẫn này, bạn sẽ nhanh chóng vượt qua khoảng thời gian khó khăn trên và tiếp tục phát triển con đường sự nghiệp của bản thân.
Trong quá trình này, đừng quên truy cập vào TopCV.vn để ứng tuyển nhanh chóng vào những vị trí hấp dẫn nhất. Với hệ sinh thái công nghệ dẫn đầu Toppy AI, TopCV Contest, TopCV Skill sẽ là cơ hội để bạn có thể hiện thực hóa công việc mơ ước của mình.