Telesale là vị trí không thể thiếu trong bộ phận kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thế nhưng, không phải ai cũng có cái nhìn đúng về công việc này, vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về nghề này. Không chỉ nói telesale là nghề vô bổ, chuyên làm phiền, một số người còn cho rằng nghề telesale vừa khổ, lương thấp, thường xuyên phải chạy KPI, nghe khách mắng chửi,.... Vậy thực hư công việc telesale là gì? Có nên làm telesale không? Cùng TopCV tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây!
Telesale là gì? Có nên làm telesale không?
Nghề telesale là gì?
Telesale là hình thức tư vấn, quảng cáo và bán hàng thông qua điện thoại. Nhân viên telesale là nhân sự thuộc bộ phận kinh doanh của một doanh nghiệp, chịu trách nhiệm gọi điện, giới thiệu cho khách hàng về những dịch vụ, sản phẩm,... của doanh nghiệp dựa trên data có sẵn.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng vị trí telesale tại các công ty, doanh nghiệp lớn, nhỏ tăng cao. Hơn nữa, vị trí này không yêu cầu khắt khe về kinh nghiệm nên phù hợp với cả sinh viên làm bán thời gian lẫn người lao động phổ thông làm toàn thời gian.
>>> Xem thêm: Việc làm telesale là gì? Có phải chỉ gọi điện cho khách hàng?

Có nên làm telesale không?
Những năm gần đây, telesale dần trở thành một ngành nghề khá "hot" vì yêu cầu đối với nhân sự không quá khắt khe cung như cơ hội việc làm rộng mở. Thế nhưng, khi nhắc đến telesale, nhiều người cho rằng đó là công việc nhàm chán, vô bổ không mang lại cơ hội phát triển bản thân.
Thực tế, hoàn toàn ngược lại bởi công việc telesale đòi hỏi rất nhiều kỹ năng mềm nên nhân sự ở vị trí này sẽ có nhiều cơ hội rèn giũa các kỹ năng giao tiếp, thuyết phục, tư duy nhạy bén,... hàng ngày thông qua gọi điện tư vấn cho khách hàng.
Đồng thời, trong quá trình làm việc, nhân viên telesale có cơ hội giao tiếp với nhiều người tài năng, nhờ đó mở rộng mối quan hệ, học hỏi nhiều điều, làm dày kiến thức phục vụ cho công việc trong tương lai.
Mặc dù không yêu cầu khắt khe về bằng cấp nhưng các nhà tuyển dụng vẫn chú trọng đến khả năng chốt sale và thuyết phục khách hàng của ứng viên. Chính vì thế, đây là công việc phù hợp với những ai hướng ngoại, giao tiếp khéo léo và định hướng theo ngành kinh doanh hoặc bán hàng lâu dài.
Mô tả công việc của nhân viên telesale
Ngoài gọi điện cho giới thiệu, tư vấn dịch vụ cho khách hàng, nhân viên telesale còn làm một vài công việc liên quan khác để tăng nhanh doanh thu cho công ty. Chi tiết công việc của telesale gồm:
- Tìm hiểu thông tin liên quan đến sản phẩm, dịch vụ công ty đang sở hữu.
- Gọi điện, giới thiệu, tư vấn và thuyết phục khách hàng tiềm năng trong danh sách data có sẵn để chốt đơn.
- Tiếp nhận và giải đáp các thắc mắc, khiếu nại của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của công ty, đồng thời, tư vấn thông tin về sản phẩm họ đang sử dụng (nếu cần).
- Phối hợp với các nhân viên kinh doanh và các bộ phận liên quan để đạt mục tiêu lợi nhuận kinh doanh.
- Thường xuyên cập nhật và quản lý thông tin khách hàng trên hệ thống.
- Xây dựng nguồn dữ liệu khách hàng, chăm sóc khách cũ tiềm năng và mở rộng khách hàng mới.
- Báo cáo với cấp trên về tiến độ hoàn thành công việc và tỷ lệ chốt đơn thành công theo ngày, tuần, tháng, quý, năm.
- Chủ động học hỏi, cải thiện và vận dụng các kỹ năng telesale cần có để nâng cao tỷ lệ chốt đơn thành công, vượt chỉ tiêu về doanh số.

>> Bạn đang muốn ứng tuyển vị trí telesale?
Kỹ năng cần có của nhân viên telesale
Để trở thành nhân viên telesale chuyên nghiệp và luôn đạt chỉ tiêu doanh số, mang lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng như nâng cao thu nhập bản thân, bạn cần trang bị cho bản thân những kỹ năng quan trọng sau:
Kỹ năng giao tiếp
Phần lớn thời gian nhân viên telesale nói chuyện với khách hàng qua điện thoại nên bạn khó nắm bắt tâm lý của họ. Vì thế, để xây dựng mối quan hệ tốt với đối phương, bạn cần có kỹ năng giao tiếp qua điện thoại thật tốt. Trong cuộc trao đổi với khách hàng, nhân viên telesale cần lưu ý một vài vấn đề sau:
- Nói rõ ràng, chậm rãi: Đừng vì áp lực, lo lắng mà nói quá nhanh, nói vấp khiến khách hàng nghi ngờ sự thành thật của bạn và từ chối nghe tư vấn.
- Giọng nói truyền cảm: Giọng nói qua điện thoại càng dễ nghe và truyền cảm càng thu hút khách hàng và khiến họ tập trung tiếp nhận thông tin hơn. Chính vì thế, nếu muốn theo đuổi nghề telesale thì tập luyện giọng nói truyền cảm ngay từ bây giờ nhé!
- Trả lời mọi câu hỏi: Sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng bằng thái độ thân thiện, chuyên nghiệp giúp tạo thiện cảm cực tốt đối với khách hàng.
- Lịch sự khi kết thúc cuộc gọi: Dù chốt đơn hay không, nói cảm ơn khách hàng trước khi kết thúc cuộc nói chuyện rất quan trọng. Giữ thái độ lịch sự giúp những lần tư vấn sau suôn sẻ hơn bởi không phải khách hàng nào cũng chốt mua ngay từ cuộc gọi đầu tiên.
Kỹ năng thuyết phục
Để tăng khả năng chốt đơn thành công, nhân viên telesale phải trang bị cho bản thân kỹ năng thuyết phục khách hàng. Bởi, với những khách hàng dễ tính, họ sẵn sàng bỏ tiền ngay để sử dụng dịch vụ, sản phẩm sau khi được tư vấn.
Ngược lại, với những khách hàng khó tính, họ sẽ tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm, dịch vụ và thường lấy lý do chưa tin tưởng hoặc chưa có nhu cầu để kết thúc cuộc nói chuyện. Lúc này, nhân viên telesale cần vận dụng khả năng giao tiếp của mình để níu chân khách hàng tiếp tục cuộc gọi, giải quyết những vấn đề khách hàng còn thắc mắc và thuyết phục họ hành động.
Nhìn chung, để kỹ năng thuyết phục cải thiện nhanh chóng, nhân viên telesale phải tinh tế, nắm bắt và hiểu tâm lý của khách hàng. Bạn nên hỏi khách hàng gặp khó khăn hay băn khoan điều gì để gợi ý cách giải quyết liên quan đến sản phẩm.
Kỹ năng xử lý linh hoạt
Thực tế, khi tư vấn, bạn sẽ gặp những khách hàng khó tính, khắt khe, cho rằng sản phẩm của bạn không đáp ứng nhu cầu của họ và muốn dừng cuộc nói chuyện. Lúc này, bạn hãy giữ bình tĩnh, đừng cáu gắt, khó chịu với họ. Thay vào đó, bạn nên nhẹ nhàng xử lý hoặc cố gắng đặt lịch hẹn trao đổi trực tiếp với khách.
Không những thế, một vài khách hàng còn tỏ ra cáu gắt, mắng chửi và tắt máy khi bạn chưa kịp nói hết câu vì nghĩ đang bị làm phiền. Đây là tình huống telesale thường xuyên gặp và không thể liên hệ với khách những lần sau. Hãy xem đólà bài học, rút kinh nghiệm, bỏ qua khách đó và lấy lại tinh thần tư vấn những khách tiềm năng khác.

Kỹ năng “take note”
Đã là người bán hàng ít nhất phải nắm rõ thông tin xuất xứ, chức năng, ưu điểm và đặc tính hữu dụng vượt trội của sản phẩm, dịch vụ. Nếu bỡ ngỡ về chính sản phẩm của mình thì tỷ lệ thuyết phục khách hàng, chốt đơn thành công rất thấp. Chính vì thế, để làm tốt công việc telesale, bạn phải ghi nhớ tốt thông tin về sản phẩm, dịch vụ đang bán.
Ngoài ra, kỹ năng "take note" còn có nghĩa là ghi chép những thông tin liên quan đến khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Cụ thể:
- Ghi nhận điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để tìm ra điều còn thiếu của mình, từ đó đưa ra cách cải thiện.
- Ghi lại điểm chung của những khách hàng tiềm năng để hỗ trợ hoạt động marketing được triển khai đúng nhóm đối tượng.
- Ghi chép thị hiếu và nhu cầu của khách hàng theo giới tính, độ tuổi hoặc giai đoạn để nắm bắt tâm lý từng khách hàng giúp chốt đơn hiệu quả hơn.
Kỹ năng chọn lọc thông tin
Thay vì cố gắng tiếp nhận mọi thông tin, nhân viên telesale nên sàng lọc và để tâm đến từ khóa từ chính khách hàng. Đồng thời, nắm rõ thông tin cơ bản như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,... của khách hàng để tư vấn gói dịch vụ, sản phẩm phù hợp, nâng cao tỷ lệ chốt đơn thành công.
Chẳng hạn, bạn đang tư vấn thực phẩm chức năng cho một khách hàng thuộc nhóm tuổi trung niên, hãy hỏi về tính chất công việc và sức khỏe của họ. Khi nắm được các thông tin này, bạn nhấn mạnh tác dụng của thực phảm chức năng đó như thế nào đối với việc cải thiện tình trạng sức khỏe khách hàng đang gặp phải. Bắt đúng thứ khách hàng cần thì khả năng chốt đơn thành công có thể lên đến 90%.
Ngoài những kỹ năng kể trên, người làm telesale cần có tinh thần học hỏi cao, kiên trì, bền bỉ, luôn giữ tinh thần thoải mái và bình tĩnh xử lý mọi tình huống. Khi hội tụ đầy đủ những yếu tố này, công việc telesale sẽ thành công hơn và giúp ích rất nhiều cho công việc trong tương lai.
>>> Có thể bạn quan tâm: Telesales ngân hàng – những điều bạn cần biết
Thách thức với người làm telesale
Có nên làm telesale không? Công việc này áp lực, thách thức không? Thực tế, nhiều người cho rằng công việc telesale nhàn hạ, không áp lực mà thu nhập vẫn ở mức khá. Thế nhưng, trong quá trình làm việc, họ cũng gặp nhiều khó khăn và thách thức như những công việc khác. Một số thách thức với người làm telesale có thể kể đến như:
- Tỷ lệ chốt đơn thấp: Telesale là hoạt động hỗ trợ sale thúc đẩy doanh số bán hàng nên tỷ lệ chốt đơn của telesale thấp hơn so với sales thông thường. Đặc biệt, giá trị sản phẩm càng khả năng chốt đơn càng khó, đặc biệt bất động sản và bảo hiểm. Khách hàng sẵn sàng bỏ ra 2-3 triệu để mua khóa học nửa năm nhưng sẽ đắn đo khi bỏ ra vài trăm triệu cọc một căn nhà.
- Phản ứng từ khách hàng: Đa số khách hàng khi nhận được điện thoại từ nhân viên telesale sẽ tỏ thái độ khó chịu và thường có tâm lý coi thường. Chính vì thế, nhân viên telesale rất dễ "nhận được" những lời nói khiếm nhã, khó nghe từ khách hàng.
- Tỷ lệ cạnh tranh cao: Trở thành nhân viên telesale không quá khó vì rất nhiều doanh nghiệp tuyển dụng. Tuy nhiên, do số lượng nhân viên telesale lớn nên tỷ lệ cạnh tranh trong quá trình làm việc rất cao. Vì thế, để tạo ra nhiều giá trị, nâng cao khả năng cạnh tranh, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng một nhân viên telesale chuyên nghiệp cần có.
- Áp lực cao: Bị áp doanh số cùng với tỷ lệ chốt đơn thấp và thường xuyên gặp những phản ứng tiêu cực của khách hàng khiến nhân viên telesale cảm thấy áp lực. Đây có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ nhân viên telesale nghỉ việc rất cao và thời gian gắn bó với công việc ngắn.

Mức lương của nhân viên telesale
Thu nhập của nhân viên telesale gồm lương cứng và hoa hồng. Trong đó, lương cứng là khoản cố định nếu hoàn thành công việc được giao; còn hoa hồng dựa vào doanh số trong tháng. Ngoài ra, họ còn được nhận thêm một vài khoản thưởng nếu vượt mức hoặc hoàn thành tốt công việc.
Phổ lương của nhân viên telesale dao động từ 3-30 triệu đồng/tháng, tùy vào năng lực, kinh nghiệm và lĩnh vực kinh doanh. Mức lương trung bình của nghề này là 7-8 triệu đồng/tháng + % doanh số.
Dưới đây là top 5 ngành telesale lương cao, bạn đọc có thể tham khảo:
- Telesale bảo hiểm: Mức lương cứng của nhân viên telesale bảo hiểm dao động từ 6-8 triệu đồng/tháng. Tổng thu nhập hàng tháng bao gồm cả phần trăm doanh số có thể lên đến 15-20 triệu đồng/tháng.
- Telesale bất động sản: Nhân viên telesale bất động sản có lương cứng khoảng 3-6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, khi ký được hợp đồng và nhận phần trăm hoa hồng, tổng thu nhập có thể lên đến vài chục, thậm chí vài trăm triệu đồng.
- Telesale mỹ phẩm: Lương cứng của nhân viên telesale mỹ phẩm khoảng 5-7 triệu đồng. Ngoài ra, họ còn được nhận thêm từ 2-3% doanh thu mang về. Ví dụ, tổng doanh thu đem về cho công ty trong thang là 400 triệu đồng thì hoa hồng nhận được là 8-12 triệu đồng.
- Telesale ô tô: Tổng thu nhập của nhân viên telesale ô tô có thể lên đến 15-20 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn nếu doanh số mang về cho công ty trong tháng đó cao.
- Telesale nội thất: Nhân viên telesale nội thất có mức lương cứng dao động 5-7 triệu đồng/tháng. Thêm phần trăm hoa hồng, tổng thu nhập khoảng 12-18 triệu đồng/tháng.
>>> Tham khảo thêm:
- Tìm việc làm Nhân Viên Telesales tại Hà Nội, tuyển dụng Nhân Viên Telesales tại Hà Nội
- Tìm việc làm Nhân Viên Telesales tại Hồ Chí Minh, tuyển dụng Nhân Viên Telesales tại Hồ Chí Minh
Tạm kết
Với những thông tin trên, TopCV hi vọng sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Có nên làm telesale không?”. Nếu bạn đang tìm việc làm telesale thì truy cập ngay TopCV để không bỏ lỡ những việc làm chất lượng với lương thưởng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Mỗi ngày, trên TopCV có hơn 30.000 việc làm telesales cùng các ngành nghề khác được cập nhật từ 190.000+ nhà tuyển dụng uy tín, kết nối thành công trung bình 250.000+ ứng viên mỗi tháng.
Ngoài ra, tại TopCV, ứng viên có thể F5 bản thân thông qua công cụ tạo CV số 1 Việt Nam với kho CV mẫu chuyên nghiệp, độc quyền. Chỉ cần click tạo CV, người lao động đã gia nhập vào hệ sinh thái kết nối tuyển dụng giữa doanh nghiệp và ứng viên.