Trong thời đại công nghệ 4.0, IoT là ngành gì mà lại được các bạn trẻ quan tâm nhiều như vậy? Bạn thực sự muốn biết theo đuổi ngành IoT cần chuẩn bị những gì để tìm ra công việc tốt nhất cho tương lai? Tham khảo ngay bài viết này của TopCV.
IoT là ngành gì? Các ngành học IoT liên quan?
IoT là ngành gì?
Chắc hẳn bạn đang rất thắc mắc IoT là ngành gì mà lại có sức hút mạnh mẽ trong thời đại số hiện nay đến vậy?
IoT (hay còn gọi Internet of Things) là một hệ thống định hướng khổng lồ mà tất cả các thiết bị được kết nối với nhau thông qua mạng Internet.
Người sử dụng có thể giao tiếp, truy cập, điều khiển hay thu thập thông tin thông qua thiết bị điện tử thông minh có kết nối internet (chẳng hạn như smartphone, laptop, đồng hồ thông minh, tablet,…) nhằm nâng cao hiệu năng sử dụng.
Từ đây, IoT là ngành giúp người học nắm rõ cách vận hành hệ thống khổng lồ này, cũng như giao thức kết nối trong hệ thống thông tin và các phần cứng liên quan.

Ngành hệ thống nhúng và IoT là gì?
Hệ thống nhúng và IoT hiểu đơn giản là ngành học nghiên cứu việc tạo ra các cỗ máy thông minh kết nối internet để phục vụ cho đời sống con người. Khác với các ngành lập trình thông thường, ngành này sẽ làm việc với cả phần cứng và phần mềm.
Ngành IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng (AIOT) là gì?
IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng (AIOT) là ngành học tiếp cận từ căn bản các kiến thức về phần cứng điện tử nhúng, mạng truyền thông, máy tính và dữ liệu cùng các kiến thức chuyên sâu của lĩnh vực IoT và trí tuệ nhân tạo.
Như vậy, tương lai IoT, hệ thống nhúng và IoT, IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng đều là những chuyên ngành có tính ứng dụng cao. Ngay từ bây giờ, bạn hãy đầu tư kiến thức, kỹ năng để có thể đón đầu những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn về ngành IoT nói riêng, cũng như các việc làm công nghệ thông tin liên quan nói chung
>> TOP việc làm công nghệ thông tin HOT nhất hiện nay. Ứng tuyển ngay!
>>> Xem thêm: Lập trình viên là gì? Những kỹ năng cần có ở một lập trình viên

Cơ hội nghề nghiệp IoT hiện nay
Nếu bạn đã hiểu IOT là ngành gì và muốn theo đuổi một cách nghiêm túc thì trong tương lai sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn!
Theo nghiên cứu Cục Thống kê Lao động của Mỹ, tỷ lệ tăng trưởng cho các việc làm công nghệ thông tin và máy tính dự kiến sẽ tăng trưởng 12% từ nay cho đến năm 2024. Trong khoảng thời gian này cần bổ sung thêm 488.500 việc làm mới.
Điều này cho thấy, thị trường nhân lực ngành IoT hứa hẹn bùng nổ trong những năm tới. Nếu bạn là sinh viên học ngành IoT hoàn toàn có thể yên tâm về những cơ hội việc làm mở ra cho mình sau khi tốt nghiệp.
Vậy học IoT ra làm gì? Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các cơ hội việc làm liên quan tới ngành IoT tại các công ty, tập đoàn lớn hàng đầu hiện nay như: Viettel, Mobifone, VNPT, CMC, FPT, Samsung, Intel, Microsoft, LG, IBM, VNG hay Google,...
Các vị trí công việc đa dạng, bao gồm:
- Bạn có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp phần mềm, điện tử viễn thông và điều khiển tự động tại các vị trí công việc như: Lập trình viên IoT, Chuyên viên phân tích và hệ thống IoT, Chuyên tư vấn và thiết kế các hệ thống IoT, Chuyên viên phát triển sản phẩm…
- Công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở nghiên cứu và phát triển nền tảng với các vị trí: Quản lý dự án phát triển IoT, Chuyên viên triển khai dự án IoT…
- Làm việc tại các đơn vị cung cấp, sử dụng và vận hành hạ tầng, nền tảng hệ thống thông minh và IoT tại các công ty hay tập đoàn nước ngoài; các ngành điện lực, y tế, ngân hàng, giao thông, quốc phòng - an ninh...
- Sau khi có đủ kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn, bạn hoàn toàn có thể tự làm chủ nhiệm dự án, trở thành CTO, CIO.
- Ngoài ra, bạn có thể tự khởi nghiệp trong lĩnh vực lập trình hệ thống nhúng và IoT, tự kinh doanh các thiết bị và giải pháp IoT, triển khai các giải pháp IoT.
>>>Xem thêm: Top 5 chuyên ngành công nghệ thông tin được săn đón nhiều nhất

Theo đuổi IoT cần chuẩn bị những gì?
Bạn ước mơ trở thành kỹ sư IoT hay muốn phát triển hơn nữa ở các vị trí khác trong nghề nhưng vẫn chưa biết phải trang bị những kiến thức gì. Muốn thành công trong ngành công nghệ IoT, bạn cần chuẩn bị các kiến thức cùng kỹ năng cần thiết sau.
Ngành IoT học những gì?
Kiến thức chuyên môn
Từ nền tảng của ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành công nghệ IoT giúp bạn tiếp cận từ căn bản đến chuyên sâu về các kiến thức về phần cứng, kết nối với các nền tảng di động, hệ thống thông tin.
Chuyên ngành IoT giới thiệu chi tiết về các ứng dụng cho các dữ liệu lớn, điện toán đám mây. Sinh viên học ngành này có cơ hội triển khai các dự án về nhà thông minh (smart home), thành phố thông minh (smart city), xe thông minh (smart car), dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tự đồng hóa, quản lý giao thông hay lĩnh vực bán lẻ…
Các nền tảng kiến thức bạn cần nắm vững sẽ bao gồm:
- Lập trình máy tính, lập trình mobile
- Hệ thống mạng máy tính
- Cơ sở khoa học dữ liệu
- Thiết kế vi mạch bán dẫn
- Hệ thống vi điều khiển
- Kỹ thuật vi xử lý
- Hệ thống nhúng
- Thiết kế và phân tích hệ thống số
- Thiết kế vi mạch bán dẫn
- Ứng dụng học máy trong phân tích dữ liệu
- Công nghệ thiết kế vi mạch bán dẫn thiết kế FPGA, SoC, HW/SW
Các ngôn ngữ lập trình cần thiết, gồm:
- Lập trình bậc cao và Python
- Lập trình ứng dụng Android kết nối thiết bị IoT
- Ngôn ngữ lập trình C/C++.
- Lập trình Java

Kỹ thuật chuyên môn
- Khả năng Code: Code là kỹ năng bắt buộc nếu bạn muốn theo đuổi ngành IoT. Vì thế bạn cần thành thạo các kỹ năng lập trình ở mã máy, hệ điều hành, firmware hay trên ứng dụng, mobile.
- Yếu tố bảo mật: Nếu các dữ liệu bị mất hoặc bị đánh cắp sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần phải có kiến thức về việc bảo mật.
- Điện toán đám mây: IoT hoạt động hiệu quả nhờ công nghệ Cloud. Vì thế, bạn cần có kiến thức tốt về mảng này.
- Biết tổng hợp, truy xuất các thông tin hữu ích, có giá trị trong một lượng lớn các dữ liệu.
Các kỹ năng mềm
- Khả năng giao tiếp: Trong một dự án công nghệ IoT sẽ có rất nhiều người tham gia phát triển. Vì thế, bạn cần có khả năng giao tiếp, diễn đạt tốt để mọi người trong dự án có thể hiểu được ý kiến, quan điểm của bạn.
- Kỹ năng làm việc nhóm: Kỹ năng làm việc nhóm làm tăng hiệu quả công việc. Bạn sẽ dễ dàng hợp tác, phối hợp và chia sẻ công việc với mọi người trong nhóm.
- Kiên trì: Theo đuổi ngành IoT, ngành IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng… hay bất cứ ngành nghề nào, sự kiên trì đều vô cùng cần thiết. Sự kiên trì giúp bạn vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất để đạt được thành công sự nghiệp như mong muốn.
- Kỹ năng tiếng Anh: Hầu hết các tài liệu về ngành IoT hay ngành công nghệ thông tin nói chung đều chủ yếu viết bằng tiếng Anh. Vì thế, bạn cần có tiếng Anh tốt, đặc biệt là kỹ năng đọc, hiểu để có thể cập nhật được nền công nghệ nước ngoài mới một cách dễ dàng hơn.

Khối thi ngành IoT? Các trường đào tạo ngành IoT?
Đã hiểu “IoT là ngành gì”, bạn ắt hẳn đang rất thắc mắc về khối thi của ngành IoT cũng như danh sách các trường đào tạo ngành IoT hiện nay để có thể học sâu, học rộng và xác thực nhất?
Đây là khối thi ngành IoT:
- A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
- A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học tự nhiên và tiếng Anh
- A19: Toán, Vật Lý, Bài kiểm tra về tư duy logic
Tùy thuộc vào phạm vi đào tạo, các trường sẽ thiết kế chương trình giảng dạy và đặt tên chuyên ngành khác nhau. Dưới đây là các trường đào tạo ngành IoT chất lượng hiện nay để bạn tham khảo:
Tên trường | Tên chuyên ngành | Mã ngành |
Đại học FPT Hà Nội | IoT (Internet of Things) | 7480201 |
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông | Công nghệ Internet vạn vật (IoT) | 7520208 |
Đại học Bách khoa Hà Nội | Hệ thống nhúng thông minh và IoT | ET-E9 |
Đại học Swinburne Việt Nam | Internet of Things (IoT) | 088400A |
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM | Hệ thống nhúng và IoT | 7480118D |
Đại học Công nghiệp TP.HCM | IoT và Trí tuệ nhân tạo ứng dụng | 7510304 |
Bên cạnh kiến thức chính quy, bạn cần nâng cao trình độ, năng lực của mình thông qua các khóa học ngắn hạn offline và online tại các trung tâm công nghệ thông tin.
>>> Xem thêm: Embedded Software Engineer là gì? Mô tả công việc và mức thu nhập

Mức lương của IoT?
Theo các khảo sát về mức lương các ngành nghề hiện nay, thu nhập của người làm ngành IoT được xếp vào nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành công nghệ thông tin.
Tại Việt Nam, mức lương của người làm nghề IoT sẽ trong khoảng 20-30 triệu/tháng. Nếu đạt đến trình độ Senior, thu nhập có thể lên đến 30-60 triệu/tháng tuỳ theo năng lực, kỹ năng và quy mô doanh nghiệp.
Tìm việc làm ngành IoT ở đâu?
Trước những cơ hội nghề nghiệp rộng mở cùng mức lương hấp dẫn về ngành IoT, nếu như bạn mong muốn tìm kiếm việc làm thì hãy lựa chọn TopCV để tìm việc.
TopCV hiện sở hữu nền tảng tạo CV xin việc và tìm việc hàng đầu hiện nay với hàng loạt công việc chất lượng. Bạn chỉ cần truy cập vào đường link https://www.topcv.vn/viec-lam hàng loạt công việc với nội dung đầy đủ về thông tin công ty, mô tả công việc, kỹ năng yêu cầu, chế độ lương và những phúc lợi khác hiển thị.

Bạn cũng có thể tìm kiếm công việc về ngành IoT, ngành hệ thống nhúng và IoT, IoT và trí tuệ nhân tạo ứng dụng hay các việc làm Embedded Engineer, việc làm lập trình nhúng... ở bất cứ tỉnh thành nào một cách dễ dàng bằng cách gõ vị trí công việc và địa điểm làm việc mong muốn. Chỉ trong giây lát, nền tảng lập tức trả về một danh sách việc làm đúng như mong muốn của bạn.
Nếu thấy công việc nào phù hợp, bạn có thể lựa chọn ngay "Tạo CV online" để hoàn thiện hồ sơ CV xin việc lập trình viên IoT, iOS, Android, PHP, .NET, Java, Backend, Frontend,... Với kho CV mẫu chuyên nghiệp độc quyền của TOPCV, bạn dễ dàng tự thiết kế CV nhanh chóng – dễ dàng – đúng mục đích để gửi thông tin đến nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng nhất.
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về IoT là ngành gì? Theo đuổi IoT cần chuẩn bị những gì? Khi đã nắm rõ về kiến thức cần học, các cơ hội việc làm mở ra dành cho những ai theo đuổi ngành loT ắt hẳn bạn đã cảm thấy tự tin hơn trên con đường sự nghiệp của mình. TopCV chính là nền tảng tuyển dụng, tìm việc làm uy tín giúp bạn đi nhanh hơn trên con đường sự nghiệp ấy!