Nhảy việc là khái niệm đang dần trở nên phổ biến trong thế hệ gen Z ngày nay. Vậy nhảy việc là gì và đó có phải là xu hướng tất yếu không? Hãy cùng TopCV.vn tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm này để áp dụng nó khéo léo trong trường hợp cần thiết.
Nhảy việc là gì?
Nhảy việc hiểu đơn giản là việc bạn thay đổi từ công việc này sang công việc khác một cách liên tục cho tới khi tìm được vị trí tốt với mức lương hấp dẫn nhất. Đây được xem là một xu hướng việc làm đang phổ biến trong làn sóng nhân lực mới - những người trẻ am hiểu kỹ thuật số và được nhiều công ty, tổ chức săn đón. Và một trong những đặc điểm nổi bật của họ là tham vọng thăng tiến một cách mạnh mẽ, bền bỉ.
Vậy những lý do chính khiến họ không ngừng nhảy việc là gì? Sự thay đổi này chủ yếu đến từ việc họ không ngừng tìm kiếm những thách thức mới, mức lương và điều kiện làm việc tốt hơn, hoặc họ coi sự thay đổi là động lực trong cuộc sống, yêu thích cảm giác tự do khi không bị ràng buộc với công ty,... Tuy nhiên nếu công ty tạo điều kiện cho họ có thể thăng tiến trong nội bộ tổ chức thì những nhân viên này có thể suy nghĩ tới việc ở lại.
Ưu - nhược điểm của nhảy việc là gì?
Mặc dù sở hữu nhiều khả năng làm việc nổi trội, tuy nhiên những chuyên gia nhảy việc vẫn gặp phải những nhược điểm khiến các tổ chức e ngại. Cụ thể những ưu - nhược điểm của việc nhảy việc là gì bao gồm:
Ưu điểm của nhảy việc là gì?
Dưới đây là những lợi thế chính mà một ứng viên sẽ nhận được khi thực hiện nhảy việc thường xuyên:
- Khả năng giao tiếp và thích ứng linh hoạt: Mặc dù sơ yếu lý lịch có thể không nêu rõ khả năng này nhưng chắc chắn bạn sẽ sở hữu những kỹ năng này nếu nhảy việc liên tục. Lý do là bởi bạn sẽ phải xây dựng mối quan hệ với những hội nhóm, đồng nghiệp mới khi thay đổi môi trường làm việc. Đây cũng là kỹ năng mềm mà hiện tại các công ty chú trọng trong quá trình tuyển dụng nhân sự.
- Cơ hội tăng lương: Đôi khi, nhảy việc có thể là cách đơn giản và hiệu quả nhất để tăng lương. Một nghiên cứu năm 2019 của ADP cho thấy, khi tiếp tục công việc hiện tại, bạn sẽ chỉ được tăng lương khoảng 4%. Tuy nhiên, khi nhảy việc thì mức lương mới có thể tăng lên gấp 5.3 % so với mức lương cũ.
- Bộ kỹ năng đa dạng: Khi nhảy việc, bạn sẽ có khả năng kết hợp các kỹ năng trong nhiều lĩnh vực để trở thành một bộ kỹ năng linh hoạt, độc nhất cho riêng mình. Trong thời đại này, nhiều công ty đang tìm kiếm những nhân viên “full-stack” có thể xử lý mọi hoạt động trong công việc. Những kinh nghiệm từ quá trình nhảy việc là gì sẽ giúp ứng viên và tổ chức bắt kịp các xu hướng mới nhất trên thị trường.
Nhược điểm của nhảy việc là gì?
Mặc dù có thể đạt được nhiều kỹ năng mới hoặc mức lương cao hơn nhưng cũng đừng quên những thứ mà bạn có thể mất khi khi nhảy việc liên tục:
- Thiệt hại về những phúc lợi thêm: Mỗi khi nhảy việc, bạn sẽ luôn phải “làm lại từ đầu”. Hiểu đơn giản là bạn sẽ không có nhiều thời gian nghỉ phép hay phải bắt đầu lại bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới. Ngoài ra, nếu nhảy việc quá nhiều thì các khoản đóng góp ở công ty cũ có thể không được trả lại (ví dụ quỹ team, công đoàn,...) và bạn phải chấp nhận điều đó.
- Sự kỳ thị: Một số nhà tuyển dụng đã thay đổi quan điểm về những người thường xuyên nhảy việc, tuy nhiên một số khác lại không. Việc thay đổi môi trường làm việc quá nhiều vẫn là một dấu hiệu cảnh báo. Nhà tuyển dụng có thể lo lắng về lòng trung thành và không muốn nhận bạn vào làm việc tại tổ chức của mình.
- Thiếu chuyên môn: Nhảy việc liên tục dẫn tới tình trạng bạn chỉ làm việc trong một thời gian ngắn tại các tổ chức. Do đó lượng kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn mà bạn có thể tích lũy được không quá nhiều. Đó có thể là nguyên nhân khiến nhiều nhà tuyển dụng từ chối những người nhảy việc quá nhiều.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách tính trợ cấp thất nghiệp 2023 chuẩn, dễ thực hiện
>> Nếu bạn quyết định nhảy việc, tạo ngay CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển việc làm hấp dẫn
Nghệ thuật nhảy việc khéo léo mà bạn nên biết
Với những phân tích ưu - nhược điểm của nhảy việc là gì trên, chắc hẳn bạn đã tự đưa ra quyết định liệu có nên nhảy việc không. Tuy nhiên trước khi bắt đầu, hãy tìm hiểu kỹ hơn về nghệ thuật nhảy việc khéo léo với những bước sau đây:
Khi nào nên nhảy việc?
Nhảy việc là con đường giúp bạn dễ dàng đạt được mức lương cao hơn. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện lòng tham thì đó có thể được xem là một mặt tiêu cực. Cùng với đó là ấn tượng không đáng tin cậy đối với nhà tuyển dụng. . Họ sẽ không đủ tin tưởng để trao cho bạn những cơ hội việc làm mới - một trong những lý do nhảy việc là gì chính mà ứng viên thường đưa ra.
Chính bởi vậy nên thay vì chỉ tập trung vào tiền lương, bạn nên tìm hiểu rõ ràng những gì bạn muốn. Đồng thời hãy bày tỏ chúng một cách trung thực với quản lý để giúp họ hiểu về lý do mà bạn rời khỏi tổ chức. Điều này sẽ giúp bạn không gặp phải những phản đối hoặc mỉa mai khi nghỉ việc.
Xác định “câu chuyện” của bạn và chia sẻ nó với người phù hợp
Sẽ có không ít câu hỏi, vấn đề phát sinh ngay khi bạn gửi thông báo xin nghỉ việc. Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ về cách giải thích cho quản lý và đồng nghiệp về lý do ra đi của mình. Quan trọng hơn, bạn cần cố gắng duy trì một câu chuyện nhất quán, bất kể lý do nhảy việc là gì.
Sau đó, tiến hành xem xét đâu là người phù hợp để chia sẻ lý do dẫn tới quyết định nhảy việc là gì của bạn. Nếu có thể, hãy liên hệ trực tiếp với người quản lý. Điều này giúp tránh tin đồn và tạo ấn tượng về thái độ làm việc chuyên nghiệp ngay cả khi sắp xin nghỉ.
Hãy đảm bảo những lý do mà bạn đưa ra là tích cực. Chúng sẽ giúp bạn không bị coi là kẻ bất mãn hay đơn thuần là thích nhảy việc. Việc nắm bắt tin tức từ sớm cũng giúp quản lý và đồng nghiệp không cảm thấy bối rối khi phải đảm nhận thêm phần trách nhiệm công việc khi bạn nghỉ.
Xem thêm: Tổng hợp 5 lý do nghỉ việc thuyết phục nhất bạn cần biết
Gửi thông báo từ chức và cảm ơn
Để hỗ trợ tối đa cho tổ chức, bạn có thể bắt đầu quá trình nhảy việc bằng cách tuân thủ theo quy trình từ chức thông thường. Việc gửi một lá thư từ chức hoặc email là cách dễ dàng nhất để thông báo cho công ty và biểu đạt sự cảm kích. Nếu không thể gặp mặt trực tiếp, hãy hẹn gặp qua điện thoại và sau đó gửi một email ngắn gọn.
Ngoài việc thông báo cho người quản lý trực tiếp, bạn cũng nên thông báo và cảm ơn những người khác trong công ty như đồng nghiệp, cố vấn,.... Hãy xác định ngày làm việc cuối cùng của bạn và chia sẻ cho họ biết thời gian và lý do bạn nhảy việc là gì. Cuối cùng, đừng quên gửi email tới toàn thể công ty để cảm ơn họ một lần nữa.
Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc/thôi việc chuẩn nhất 2023
Không nên đợi đến ngày cuối cùng
Thay vì "biến mất" một cách đột ngột khiến đồng nghiệp và sếp phải giải quyết công việc đang còn dang dở, bạn hãy thông báo trước một khoảng thời gian để tìm người thay thế cũng như chuẩn bị cho việc chuyển giao trách nhiệm. Tuy quy trình thuông thường yêu cầu thông báo trước 30 ngày là đủ nhưng nếu bạn làm việc ở vị trí quản lý thì sẽ có thể cần báo trước từ 45 - 60 ngày.
Đừng đợi đến ngày cuối cùng để thông báo về thời điểm và lý do bạn nhảy việc là gì. Bạn có thể sẽ bỏ lỡ thời điểm đào tạo người kế nhiệm. Trong trường hợp không thể tuyển người mới thay thế thì bạn vẫn có thể hướng dẫn tổng thể cho người sẽ tạm thời đảm nhận công việc này.
Vậy những công việc mà bạn cần chuẩn bị để chuyển giao trước khi nhảy việc là gì? Hãy chuẩn bị tất cả công việc, dự án và nhiệm vụ chưa hoàn thành hoặc đã được phân loại. Đồng thời bạn cũng cần chú ý chi trả lại bất cứ đồ dùng nào của công ty như laptop, điện thoại, danh thiếp, chìa khóa,...
Xem thêm: Thủ tục khi nghỉ việc cần bàn giao những gì?
Chuyên nghiệp tới thời khắc cuối cùng
Mặc dù rời đi là điều hiển nhiên nhưng bạn hãy giữ vững thái độ chuyên nghiệp cho tới những thời khắc cuối cùng. Một trong những phương pháp để thực hiện điều này là duy trì hoạt động công việc như bình thường và hỗ trợ tối đa cho quá trình bàn giao công việc.
Ngoài ra, bạn có thể sẽ được yêu cầu tham gia một cuộc phỏng vấn nghỉ việc. Đừng ngần ngại chia sẻ những lý do khiến bạn nhảy việc là gì đối với quản lý của bạn. Tuy nhiên cũng đừng dùng buổi trò chuyện đó để trút hết nỗi niềm, sự thất vọng với công ty. Bạn nên chia sẻ với thái độ tích cực và mong muốn tổ chức có thể khắc phục được những vấn đề này.
Cuối cùng, hãy cập nhật tất cả các địa chỉ liên hệ mới của bạn và thông báo cho khách hàng, đối tác rằng bạn sẽ không làm việc tại công ty nữa. Đồng thời khi gửi thông báo từ chức, hãy trao đổi thông tin liên lạc với sếp và đồng nghiệp cũ của bạn để có thể duy trì mối quan hệ cá nhân và vòng tròn nghề nghiệp một cách đơn giản, thân thiết.
Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm nhảy việc là gì cũng như chia sẻ nghệ thuật nhảy việc khéo léo mà TopCV đã đúc kết được từ nhiều ứng viên và chuyên gia tuyển dụng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn đưa ra những lựa chọn chính xác cho con đường sự nghiệp của mình. Đừng quên truy cập TopCV để tìm việc mới cũng như sử dụng các công nghệ tiên phong để hỗ trợ quá trình nhảy việc thuận lợi và nhanh chóng.