Một trong những chế độ để hỗ trợ cho người lao động trong quá trình làm việc chính là chế độ giảm trừ gia cảnh. Vậy, giảm trừ gia cảnh là gì? Cách tính giảm trừ gia cảnh như thế nào? TopCV sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này trong bài viết hôm nay.
Giảm trừ gia cảnh là gì?
Giảm trừ gia cảnh là chính sách quy định về số tiền người lao động được trừ khi thu nhập đến mức chịu thuế thu nhập cá nhân. Giảm trừ gia cảnh được nhà nước nhằm vào những người đang có thu nhập cao đến ngưỡng nhất định sẽ được giảm trừ trong một số trường hợp cụ thể.
Giảm trừ gia cảnh sẽ được tính cho 2 trường hợp sau đây:
- Giảm trừ cho bản thân người đóng thuế thu nhập cá nhân;
- Giảm trừ cho người phụ thuộc nộp thuế.
Cách tính giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2023
Mức giảm trừ gia cảnh như thế nào?
Hiện tại, mức giảm trừ gia cảnh được chia làm 2 trường hợp như sau:
Đối tượng | Trước 01/07/2020 | Sau 01/07/2020 |
Bản thân người nộp thuế | 9.000.000 đ/ tháng (108.000.000 đ/năm) | 11.000.000 đ/tháng (132.000.000 đ/năm) |
Mỗi người phụ thuộc | 3.600.000 đ/tháng | 4.400.000 đ/tháng |
Lưu ý: Nếu kê khai nộp thuế TNCN từ 07/2020 hoặc từ quý 3/2020 sẽ tính mức giảm trừ mới ở trên.
Cách tính giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2023
* Tính mức GTGC cho bản thân của người nộp thuế
- Với bản thân người nộp thuế, nguồn thu nhập tại một thời điểm (tính đủ tháng), người nộp thuế được chọn tính giảm trừ gia cảnh ở tại một nơi (một nguồn thu nhập).
Ví dụ: Người nộp thuế được ký hợp đồng với 2 công ty (Hợp đồng có thời hạn 3 tháng trở lên), thì tại thời điểm tính GTGC, người nộp thuế chỉ được chọn tính giảm trừ ở một công ty.
- Trong trường hợp, thuế thu nhập cá nhân tính trong năm chưa giảm trừ cho bản thân hoặc đã giảm trừ nhưng chưa đủ 12 tháng sẽ được tính giảm trừ đến khi đủ 12 tháng để thực hiện quyết toán thuế.
- Đối với người nước ngoài đang làm việc, cư trú tại Việt Nam sẽ được tính giảm trừ cho bản thân người lao đông từ tháng 01, hoặc từ tháng bắt đầu đến Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động, rời Việt Nam.
* Giảm trừ cho người phụ thuộc
- Giảm trừ GC cho người phụ thuộc vào người nộp thuế sẽ được tính khi người nộp thuế đã đăng ký thuế, được cấp mã số thuế.
- Mỗi người phụ thuộc sẽ được tính là một lần giảm trừ cho người nộp thuế trong một năm.
Ngoài ra, bạn sẽ cần lưu ý, đối với người phụ thuộc trước khi 111/2013/TT-BTC có hiệu lực đã đăng ký GTGC sẽ tiếp tục được hưởng chế độ này đến khi mã số thuế được cấp.
- Trong năm tính thuế, người nộp thuế nếu chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, sẽ được tính từ tháng phát sinh nghĩa vụ đối với người phụ thuộc khi thực hiện quyết toán thuế.
Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh gồm những ai?
- Người phụ thuộc là con cái: Có thể là con đẻ, con ngoài giá thú, con nuôi hợp pháp, con riêng, của vợ hoặc chồng dưới 18 tuổi. Trên 18 tuổi nếu bị khuyết tật hoặc không có khả năng lao động. Ngoài ra, con cái đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học, trường nghề, trung học chuyên nghiệp ở nước ngoài hoặc Việt Nam.
- Trường hợp khác đi kèm: Người phụ thuộc là chồng, vợ của người nộp thuế, mẹ đẻ, cha đẻ, mẹ vợ, cha vợ, mẹ chồng, cha chồng, mẹ kế, cha dượng, mẹ nuôi, cha nuôi hợp pháp.
- Các trường hợp là cá nhân không nơi nương tựa: Anh ruột, em ruột, chị ruột, cháu ruột, bà nội, ông nội, bà ngoại, ông ngoại, dì ruột, cô ruột, chú ruột, bác ruột, người trực tiếp nuôi dưỡng khác.
Mẫu xác nhận người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh gồm những gì?
- Trường hợp con dưới 18 tuổi: Giấy khai sinh, CMND bản chụp (nếu có).
- Đối với con tuổi từ 18 tuổi bị khuyết tật, mất khả năng lao động: Giấy khai sinh, CMND bản chụp (nếu có); Giấy xác nhận khuyết tật bản chụp.
- Con theo học các bậc đại học, cao đẳng,… khác: Giấy khai sinh, thẻ học sinh, thẻ sinh viên, bản khai xác nhận của trường hoặc các giấy tờ chứng minh khác bản chụp.
- Con nuôi, con riêng, con ngoài giá thú sẽ có những loại giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu của pháp luật.
- Hồ sơ đối với vợ/chồng: Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận kết hôn bản chụp.
- Hồ sơ đối với các trường hợp cha/mẹ: Chứng minh nhân dân, giấy tờ xác nhận mối quan hệ hợp pháp bản chụp.
- Đối với cá nhân khác không có nơi nương tựa: CMND hoặc giấy khai sinh, giấy tờ xác minh trách nhiệm khác.
Hướng dẫn đăng ký giảm trừ gia cảnh
Để đăng ký giảm trừ gia cảnh, bạn hoặc doanh nghiệp có thể thực hiện theo những cách sau đây:
- Cách 1: Đăng ký trực tuyến trên thudientu.gdt.gov.vn;
- Cách 2: Làm mẫu giảm trừ gia cảnh trực tiếp trên phần mềm hỗ trợ kê khai thuế (HTKK) rồi trực tuyến cho cơ quan thuế.
Trên đây là bài viết tổng hợp liên quan đến giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Tham khảo một số công cụ tính hữu ích cho người đi làm tại TopCV:
>> Công cụ tính bảo hiểm thất nghiệp
>> Công cụ tính lương gross net