Trong thời gian tìm kiếm công việc mới, bảo hiểm thất nghiệp góp phần san sẻ gánh nặng chi phí cho người lao động. Vậy, làm sao để nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)? Quy trình và thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp ra sao? Bạn đọc hãy cùng TopCV tìm hiểu kỹ về chế độ BHTN nhé!
Điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo Khoản 4, Điều 3, Luật việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập cho người lao động bị mất việc. Phần bù đắp này là khoản phí mà người lao động đã đóng cho Quỹ BHTN trong thời gian làm việc tại các doanh nghiệp trước đó.
Đối tượng được nhận bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 43 của Luật việc làm, đối tượng được phép hưởng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có hợp đồng lao động ký với người sử dụng lao động, phân theo các trường hợp:
- Hợp đồng ký vô thời hạn.
- Hợp đồng ký có thời hạn.
- Hợp đồng thời vụ từ 03-13 tháng.
- Nếu ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều bên thì tính trợ cấp thất nghiệp theo hợp đồng được ký sớm nhất.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi mất việc được quy định như sau:
Hợp đồng lao động đã chấm dứt, trừ trường hợp:
- Người lao động chấm dứt hợp đồng đơn phương, hoặc hợp đồng lao động trái pháp luật.
- Người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động mỗi tháng.
Đã đóng BHTN:
- Đủ 12-24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động với hợp đồng có và không thời hạn.
- Đủ 12-36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động với hợp đồng thời vụ hoặc có thời hạn 03-12 tháng.
- Người lao động đã đăng ký thất nghiệp và đã gửi hồ sơ yêu cầu trợ cấp.
- Người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ khi gửi hồ sơ yêu cầu hưởng BHTN, trừ trường hợp:
- Đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
- Đi học có thời hạn trên 12 tháng.
- Phải vào trường giáo dưỡng, giáo dục bắt buộc hoặc cai nghiện bắt buộc.
- Đang bị tạm giam, phạt tù.
- Ra nước ngoài định cư.
- Đi lao động nước ngoài có hợp đồng.
- Chết.
>> Tìm hiểu thêm: Cập nhật 4 điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Hồ sơ cần chuẩn bị để nhận bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 16, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, để nhận BHTN, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
- Bản chính hoặc bản sao có công chức hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ:
- Quyết định sa thải.
- Quyết định thôi việc.
- Quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
- Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
- Giấy tờ xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động khi lao động thời vụ hoặc lao động theo dự án nhất định.
- 2 ảnh 3x4.
- CCCD, sổ hộ khẩu, bản sao sổ tạm trú kèm bản gốc để đối chiếu.
Quy trình nhận bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Để nhận BHTN, người lao động có thể tìm đến cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) gần nhất hoặc đăng ký online qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp tại cơ quan bảo hiểm xã hội
Thủ tục đăng ký hồ sơ hưởng trợ cấp BHTN tại cơ quan BHXH được thực hiện qua 4 bước sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ cho Trung tâm Giới thiệu Việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp. Cần nộp hồ sơ này trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, chưa có việc làm.
- Bước 2: Đợi quyết định từ Trung tâm. Trong vòng 20 ngày, Trung tâm sẽ gửi lại quyết định hưởng trợ cấp hoặc văn bản từ chối.
- Bước 3: Đến cơ quan BHXH nhận trợ cấp trong vòng 5 ngày nhận quyết định từ Trung tâm. Từ các tháng sau đó, cơ quan BHXH sẽ trả trợ cấp trong vòng 12 ngày từ ngày hưởng trợ cấp tháng đó nếu không có quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp từ người lao động.
- Bước 4: Thông báo tìm việc hàng tháng theo quy định. Mỗi tháng người lao động đều phải đến Trung tâm để thông báo về việc đang tìm việc làm, chưa tìm được việc thì mới tiếp tục được nhận trợ cấp. Nếu tháng nào người lao động không thông báo cho Trung tâm thì trợ cấp tháng đó sẽ bị cắt.
Thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp online
Để nhận BHTN online, người lao động cần đăng ký qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia với 5 bước:
- Bước 1: Đăng ký tài khoản và đăng nhập trên Cổng dịch vụ công. Tìm kiếm và chọn nộp dịch vụ công ở mục "Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp". Nhập thông tin vào đơn đề nghị theo mẫu số 01. Chụp lại CCCD, giấy tờ chứng minh chấm dứt hợp đồng lao động để đính kèm làm hồ sơ. Chọn gửi Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐTBXH làm nơi giải quyết hồ sơ.
- Bước 2: Đợi Cổng Dịch vụ công chuyển thông tin lên hệ thống của cơ quan BHXH.
- Bước 3: Cơ quan BHXH giải quyết thông tin và gửi thông báo theo 3 trường hợp:
- Nếu số sổ BHXH và thông tin cá nhân không đúng dữ liệu thì trả kết quả không hợp lệ ngay khi người lao động gửi hồ sơ.
- Nếu số sổ BHXH và thông tin cá nhân đúng dữ liệu thì Cổng thông tin trả về thông tin quá trình đóng BHXH, BHTN, yêu cầu người lao động ký số để chuyển lại cho Trung tâm dịch vụ việc làm.
- Nếu người lao động chưa chốt sổ BHXH thì hệ thống gửi thông báo lại ngay.
- Bước 4: Trong vòng 16 ngày, cán bộ của Trung tâm dịch vụ việc làm sẽ xử lý hồ sơ, trình lên Sở LĐTBXH. Nếu hồ sơ không đạt yêu cầu, cán bộ sẽ gửi thư từ chối cùng lý do chi tiết cho người lao động thông qua Cổng dịch vụ công.
- Bước 5: Nếu hồ sơ đạt yêu cầu, trong vòng 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở LĐTBXH sẽ phản hồi kết quả qua Cổng dịch vụ công, gồm trạng thái Duyệt hồ sơ và quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu số 02.
>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn thực hiện thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp mới nhất
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu?
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo công thức:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng = Mức lương trung bình 06 tháng liền kề có đóng BHTN trước khi thất nghiệp x 60% |
Điều kiện:
- Không quá 05 lần mức lương cơ sở nếu người lao động làm cho cơ quan Nhà nước.
- Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng nếu người lao động làm cho doanh nghiệp tư nhân.
Thời gian người lao động được nhận trợ cấp sẽ tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Đóng đủ 12-36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp. Sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp, nhưng tối đa không được quá 12 tháng trợ cấp.
>> Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách tính trợ cấp thất nghiệp chuẩn, dễ thực hiện
Với công thức và điều kiện tính trợ cấp thất nghiệp có phần phức tạp như trên, người lao động dễ gặp phải sai lệch khi tính toán, và bối rối không biết mình tính đã đúng hay chưa.
Để giúp người lao động tính trợ cấp thất nghiệp một cách dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng nhất, TopCV đã phát triển một Công cụ tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp online trên website của mình. Với công cụ này, bạn chỉ cần nhập các thông số vào ô tương ứng, kết quả sẽ trả về chi tiết: Mức hưởng BHTN hàng tháng, Số tháng được hưởng BHTN và diễn giải chi tiết từng khoản phí.
Cách sử dụng công cụ tính mức lương bảo hiểm thất nghiệp TopCV
Đầu tiên, bạn truy cập vào website TopCV. Ở thanh menu trên cùng, bạn chọn Công cụ - Tính Bảo hiểm thất nghiệp.
Tại đây, một biểu mẫu sẽ được cung cấp với những trường thông tin cần nhập. Để tính mức nhận trợ cấp thất nghiệp trên TopCV, bạn chỉ cần cung cấp các thông tin:
- Tiền lương đóng BHTN
- Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng
- Chế độ tiền lương
- Vùng
Sau đó, bạn nhấn nút Tính bảo hiểm để hệ thống trả về kết quả cho bạn.
Giả sử, mức tiền lương đóng BHTN của bạn là 6,000,000 VNĐ, tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là 12 tháng, bạn làm cho doanh nghiệp tư nhân, thuộc vùng 2, kết quả trả về được trình bày chi tiết bao gồm:
- Mức hưởng BHTN hàng tháng là 3,600,000 VNĐ.
- Số tháng hưởng BHTN là 03 tháng.
Trong đó, có diễn giải chi tiết:
- Mức lương tối thiểu vùng là 4,410,000 VNĐ
- Mức lương tháng đóng BHTN tối đa là 78,400,000 VNĐ
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng tối đa là 19,600,000 VNĐ
- Và các thông số khác.
Kết quả được TopCV trình bày gọn gàng và rành mạch như sau:
Với công cụ Tính bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến TopCV, bạn sẽ không phải mất thời gian để tính toán một cách thủ công, mà vẫn đảm bảo mức trợ cấp nhận về là chính xác nhất nhất theo quy định của pháp luật. Trong đó:
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp trong công cụ này được lấy số liệu từ Điều 50, Luật việc làm 1023.
- Công thức tính được mã hóa theo hướng dẫn chi tiết tại Điều 8, Nghị định 28/2015/NĐ-CP.
- Mức lương tối thiểu vùng được lấy theo số liệu có hiệu mức mới nhất là từ ngày 01/01/2020 tại Điều 3, Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
Như vậy, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tính chính xác và uy tín của công cụ Tính bảo hiểm thất nghiệp TopCV.
>> Tìm hiểu thêm: Bảo hiểm thất nghiệp tính như thế nào? 4 lưu ý khi đóng BHTN
Tóm lại, làm sao để nhận bảo hiểm thất nghiệp và đâu là mức tính BHTN chính xác nhất theo quy định hiện hành? Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho bạn theo những dữ liệu trích xuất từ các văn bản Pháp luật. Với những kiến thức này, hy vọng rằng bạn sẽ sớm thực hiện được thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp, nhận về được đúng số tiền hỗ trợ để giảm bớt gánh nặng trong giai đoạn chưa tìm được việc làm mới.
Và đừng quên TopCV là một Nền tảng Công nghệ Tuyển dụng uy tín hàng đầu hiện nay! TopCV sẽ mở ra cho bạn nhiều cơ hội nghề nghiệp mới hấp dẫn hơn, với hàng chục nghìn việc làm thuộc mọi lĩnh vực, ngành nghề, cấp bậc đang được tuyển dụng trên toàn quốc. Bạn hãy tận dụng ngay website việc làm sôi động này để sớm tìm cho mình một bến đỗ mới như ý nhé!