Một trong những vị trí được tuyển dụng nhiều nhất hiện nay chính là CCO. Vậy CCO là gì? CCO là viết tắt của từ gì? Nếu như bạn chưa hiểu rõ vị trí CCO là gì thì những chia sẻ của TopCV tại bài viết này sẽ là nguồn tham khảo cực kỳ bổ ích mà bạn không nên bỏ qua.
CCO là gì? Vai trò của CCO là gì?
CCO là gì?
Trước sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế, nhiều ngành nghề phát triển mạnh mẽ với nhu cầu nhân lực cực khủng. CCO (Chief Customer Officer) hay còn được biết đến với cái tên giám đốc kinh doanh không phải là vị trí xa lạ với nhiều người. Trong số những vị trí lãnh đạo/nhà quản lý cấp cao thì Giám đốc kinh doanh được đánh giá là vị trí “hái ra tiền”.
Bên cạnh mức lương cứng thì phòng kinh doanh sẽ có thêm tiền hoa hồng. Mức lương của Giám đốc kinh doanh được đánh giá là cao hơn rất nhiều so với một số vị trí quản lý cấp cao khác. Hơn nữa nhu cầu tuyển giám đốc kinh doanh chưa bao giờ hạ nhiệt tại cả công ty nội địa lẫn những công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Vai trò của CCO
- Thu hút khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp: Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm cho việc lên kế hoạch tiếp cận và thu hút khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp.
- Bao quát tất cả số liệu kinh doanh và khách hàng: Nhiệm vụ hàng đầu của CCO là bao quát số liệu kinh doanh cũng như những thông tin cụ thể về khách hàng. Việc nắm những thông tin quan trọng về tình hình kinh doanh cũng như khách hàng giúp người giám đốc kinh doanh chủ động trong mọi tình huống và có thể ứng biến khéo léo, thu về lợi ích cho doanh nghiệp.
- Tìm kiếm, duy trì và phát triển mối quan hệ với đối tác: CCO phải xây dựng và giữ gìn mối quan hệ thân thiết với đối tác kinh doanh để có thể tìm kiếm cơ hội trong tương lai.
>>> Xem thêm: RSM là gì? Lộ trình trở thành môt Regional Sales Manager xuất sắc
Mô tả công việc giám đốc kinh doanh CCO
Công việc của giám đốc kinh doanh CCO là gì? TopCV sẽ liệt kê một số đầu việc chính mà người giám đốc kinh doanh phải đảm nhiệm, cụ thể như sau:
- Chịu trách nhiệm quản lý thực hiện chính sách kinh doanh
- Quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phân theo dự án
- Phối hợp cùng bộ phận nhân sự tuyển dụng nhân viên cho phòng kinh doanh
- Thu thập số liệu, thông tin để đánh giá về sự phát triển của thị trường mục tiêu
- Lên kế hoạch xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh theo quý, năm
- Đóng vai trò là người cố vấn cho Tổng giám đốc về những hoạt động kinh doanh, chiến dịch quảng cáo
- Giải quyết những khiếu nại hoặc phản hồi từ phía khách hàng liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Làm một số công việc khác theo chỉ đạo của cấp trên

Những kỹ năng, tố chất cần có của CCO
Giám đốc kinh doanh là một trong những vị trí cao nhất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu muốn đứng ở vị trí này thì kiến thức chuyên môn là vẫn chưa đủ mà bạn phải có kỹ năng kỹ năng và tố chất để đáp ứng yêu cầu công việc. Dưới đây là những kỹ năng, tố chất cần có của một giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp.
Kỹ năng lãnh đạo
Ở cương vị giám đốc kinh doanh, bạn không phải là người trực tiếp tư vấn bán hàng mà các nhân viên Sales sẽ thay bạn làm điều đó. Tuy nhiên, để cả đội ngũ bán hàng cùng đạt được mục tiêu kinh doanh chung thì CCO phải tạo ra môi trường làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp.
CCO có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn nhân viên, đảm bảo mỗi thành viên trong đội ngũ đều có thể phát triển chuyên môn. Đồng thời, CCO còn phải biết cách động viên, truyền động lực, có kế hoạch khen thưởng, đánh giá. Một người lãnh đạo tài năng là người có thể nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên và dẫn dắt đội ngũ nhân viên đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là kỹ năng rất quan trọng đối với người làm kinh doanh, tư vấn bán hàng. Đặc biệt, khi bạn là CCO thì kỹ năng này lại càng quan trọng. Bởi vì CCO phải thường xuyên làm việc với những khách hàng lớn, truyền đạt thông tin đến nhân viên và báo cáo công việc với CEO.
Một giám đốc kinh doanh có kỹ năng giao tiếp tốt là người biết lắng nghe, hiểu và tôn trọng quan điểm của đối phương cũng như diễn đạt ý tưởng, suy nghĩ một cách rõ ràng. Sở hữu kỹ năng giao tiếp tốt giúp cho CCO xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, giúp nhân viên nhanh chóng hiểu được các thông tin, kiến thức mà CCO muốn truyền đạt.
>> Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp là gì? 07 cách cải thiện khả năng giao tiếp hiệu quả
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Trong quá trình quản lý đội ngũ bán hàng, giám đốc kinh doanh phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức xảy ra ngoài ý muốn, điển hình như xung đột giữa các nhân viên. Nếu không được giải quyết, xung đột có ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. Do đó, giám đốc kinh doanh bắt buộc phải có khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề nhanh chóng.

>> Xem thêm: Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Tầm quan trọng của kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng đàm phán, thuyết phục
Thông thường, nhân viên Sales sẽ là người tư vấn bán hàng. Tuy nhiên, đối với những khách hàng, đối tác lớn thì giám đốc kinh doanh sẽ là người trực tiếp đứng ra đàm phán. Nếu có kỹ năng ngoại giao, thương thuyết tốt, CCO sẽ giúp doanh nghiệp ký kết được những hợp đồng “béo bở” từ khách hàng, đối tác.
Không những thế, kỹ năng đàm phán còn giúp CCO bảo vệ quan điểm trước đối tác và cấp trên, thỏa mãn lợi ích giữa các bên tham gia, duy trì mối quan hệ trong kinh doanh, v.vv..
Kỹ năng hoạch định chiến lược
CCO là “đầu tàu” của bộ phận kinh doanh trong một doanh nghiệp, là người đưa ra các định hướng cho sản phẩm/dịch vụ, chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu về doanh số, lợi nhuận. Đồng thời, giám đốc kinh doanh là người cố vấn trực tiếp cho CEO. Do đó, giám đốc kinh doanh bắt buộc phải có tư duy, tầm nhìn và kỹ năng hoạch định chiến lược tốt.
Kỹ năng hoạch định chiến lược cho phép CCO đưa ra các chiến lược phát triển dựa trên nghiên cứu thị trường, sản phẩm, giá cả, chi phí, v.vv.. Tuy nhiên, kỹ năng quản lý chiến lược phải đi kèm khả năng dẫn dắt tốt. Nhờ đó, giám đốc kinh doanh mới có thể tạo ra một nền tảng vững chắc giúp đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả hơn nhằm đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Kỹ năng tư duy
Vì tính chất công việc, giám đốc kinh doanh phải thường xuyên làm việc với các bảng số liệu, như: doanh thu, thống kê chi phí, lợi nhuận, báo cáo tài chính, v.vv.. Do đó, giám đốc kinh doanh cần phải có kỹ năng tư duy nhạy bén với các con số để có thể đánh giá kết quả và đưa ra các phương án điều chỉnh kịp thời trong kinh doanh.
Không chỉ riêng các con số, bạn còn phải tư duy nhạy bén với thị trường khi ở cương vị giám đốc kinh doanh. Bởi vì thị trường biến đổi không ngừng, không phải lúc nào cơ hội cũng đến. Vì vậy, bạn phải có tư duy nhạy bén để nhận biết các cơ hội kinh doanh mới và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường.
Kỹ năng ra quyết định
Không chỉ nhạy bén với thị trường, giám đốc kinh doanh còn phải có khả năng ra quyết định. Bởi vì trong kinh doanh, việc chậm trễ có thể khiến chiến lược kinh doanh kém hiệu quả và dẫn đến tình trạng doanh nghiệp bị tụt lại phía sau.
Tuy nhiên, các quyết định không chỉ mang tính chất kịp thời, nhanh chóng mà còn phải chính xác. Bởi vì các quyết định của giám đốc kinh doanh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa bạn phải thật sáng suốt và quyết đoán khi ra quyết định.
Kỹ năng giao việc
Trong vai trò giám đốc kinh doanh, bạn không thể nào ôm tất cả mọi việc vào mình. Điều này có thể khiến bạn rơi vào trạng thái quá tải, căng thẳng và ảnh hưởng đến hiệu suất công việc. Thay vào đó, bạn hãy trao quyền và phân việc cho nhân viên cấp dưới một cách hợp lý, đúng người đúng việc.
Tuy nhiên, khi giao việc cho nhân viên, bạn cần phải tin tưởng rằng họ có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Điều này không chỉ giúp bạn giảm bớt phần việc mà còn xây dựng môi trường làm việc hòa đồng, cởi mở, tạo cơ hội cho nhân viên phát triển năng lực và giúp họ cảm thấy thoải mái, không bị kiểm soát.
Khả năng chịu áp lực
CCO là đầu tàu của bộ phận kinh doanh trong doanh nghiệp, đảm nhận những trọng trách to lớn của tổ chức. Chính vì điều này mà giám đốc kinh doanh phải thường xuyên đối mặt với những áp lực về doanh số, khách hàng, cấp trên, quản lý nhân viên, v.vv..
Do đó, CCO cần phải có khả năng chịu áp lực tốt để có thể kiểm soát và đối phó với các áp lực, tránh rơi vào tình trạng mệt mỏi, bế tắc và gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Để rèn luyện khả năng này, bạn cần phải tập trung vào việc quản lý cảm xúc cá nhân, lập kế hoạch chi tiết cho từng công việc, sắp xếp công việc hợp lý và biết giải tỏa khi cần.

Bí quyết trở thành CCO giỏi
Làm sao để trở thành một giám đốc kinh doanh giỏi là điều không phải ai cũng biết và có thể thực hiện được. Để trở thành một nhà quản lý cấp cao giỏi, bạn không chỉ phải trang bị những kiến thức chuyên môn mà còn phải trau dồi cả những kỹ năng mềm. Người giám đốc tài ba có thể không phải là người xuất sắc nhất và chuyên môn nhưng phải là người có tâm và có tầm.
Một số bí quyết để trở thành CCO giỏi phải kể tới là:
Luôn tự đặt câu hỏi cho bản thân
Hãy rèn luyện thói quen đặt ra cho bản thân những câu hỏi mỗi khi gặp tình huống khó khăn. Việc tự đặt câu hỏi sẽ giúp bạn lắng nghe bản thân mình, biết được đâu điểm mạnh, điểm yếu và sở trường của bản thân. Thói quen tự đặt ra những câu hỏi sẽ giúp giám đốc kinh doanh rèn luyện sự lắng nghe và thấu hiểu. Từ đó có thể quản lý cũng như thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của cấp dưới một cách hiệu quả hơn.
Xây dựng mục tiêu và kế hoạch làm việc có tính khả thi cao
Việc xây dựng mục tiêu và kế hoạch làm việc là cực kỳ cần thiết. Làm việc theo kế hoạch đã đặt ra giúp bạn cắt giảm được thời gian dư thừa. Bên cạnh đó, khi xây dựng kế hoạch làm việc bạn cần tính đến sự khả thi.
Sẵn sàng chịu trách nhiệm
CCO giám đốc kinh doanh giữ cương vị là nhà quản lý cấp cao nên đòi hỏi sự trách nhiệm trong công việc. Bạn cần phải có trách nhiệm với những công việc mình được cấp trên giao phó cũng như sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi khi làm sai.
Mức lương của CCO bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương của CCO không bị giới hạn ở một con số nhất định. Dựa trên Báo cáo Thị trường Tuyển dụng 2022 & Nhu cầu tuyển dụng 2023 của TopCV Việt Nam, mức lương trung vị thấp của vị trí CCO là 60.5 triệu đồng/tháng và mức lương trung vị cao là 120 triệu đồng/tháng.
Sự chênh lệch về mức lương xuất phát từ nhiều yếu tố như: quy mô doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động, năng lực làm việc, v.vv.. Tuy nhiên, kinh nghiệm làm việc vẫn là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương.

5 câu hỏi phỏng vấn CCO thường gặp
Giám đốc kinh doanh (CCO) được xem là vị trí trung tâm của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Chính vì thế, doanh nghiệp khi tuyển dụng vị trí CCO luôn có những yêu cầu khắt khe kèm theo các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu với mục đích tìm ra ứng viên giỏi. Dưới đây là một số câu hỏi phỏng vấn dành cho vị trí CCO bạn có thể tham khảo.
Bạn tiếp cận khách hàng tiềm năng như thế nào?
Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này, có nghĩa họ muốn đánh giá năng lực chuyên môn của giám đốc kinh doanh. Bởi vì trong kinh doanh, khách hàng tiềm năng rất quan trọng. Họ là những người trực tiếp tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp và chính là chìa khóa để doanh nghiệp mở rộng thị phần. Do đó, trong vai trò là người chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh, bạn có trách nhiệm đưa ra các phương pháp tiếp cận khách hàng.
Đối với câu hỏi phỏng vấn giám đốc kinh doanh này, bạn hãy bắt đầu với các bước xác định khách hàng tiềm năng. Sau đó, bạn hãy đưa ra các phương án tiếp cận khách hàng tùy theo sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp đang cung cấp như: quảng cáo, sử dụng báo chí, tiếp thị liên kết, quảng bá sản phẩm qua các sự kiện, v.vv..

>> Xem thêm: Cách tìm kiếm khách hàng của nhân viên kinh doanh tốn ít chi phí nhất
Bạn sẽ làm gì khi khách hàng cảm thấy không hài lòng?
Như đã đề cập, khách hàng là người sử dụng sản phẩm/dịch vụ, trực tiếp đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Chính vì thế, sự hài lòng của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá khả năng xử lý tình huống và chăm sóc khách hàng của giám đốc kinh doanh.
Đối với câu hỏi này, bạn hãy đưa ra một ví dụ cụ thể về vấn đề khách hàng cảm thấy không hài lòng về sản phẩm/dịch vụ. Sau đó, bạn hãy đưa ra cách tiếp cận, tìm hiểu và giải quyết vấn đề khách hàng đang gặp phải.
Bạn đánh giá hiệu quả kinh doanh dựa trên các yếu tố nào?
Trong vai trò CCO, bạn chính là “đầu tàu” của bộ phận kinh doanh. Do đó, nhà tuyển dụng muốn biết được khả năng theo dõi và đánh giá hiệu quả kinh doanh của người dẫn dắt bộ phận kinh doanh trong tương lai. Bởi vì doanh nghiệp có thể dựa vào khả năng này của CCO để có những điều chỉnh phù hợp nhằm tăng doanh thu hoặc hạn chế các rủi ro có thể phát sinh.
Đối với câu hỏi phỏng vấn này, bạn có thể đưa ra một chiến lược kinh doanh cụ thể. Sau đó, bạn hãy đưa ra các tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh như: báo cáo tài chính, tỷ suất lợi nhuận, mức độ hài lòng của khách hàng, v.vv.. Đồng thời, bạn hãy cho nhà tuyển dụng biết tại sao bạn lại lựa chọn các tiêu chí đó.

Khi tuyển dụng nhân sự, bạn quan tâm đến yếu tố nào?
Nhân viên kinh doanh là gương mặt đại diện của doanh nghiệp. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, góp phần mang lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, nhà tuyển dụng luôn quan tâm đến việc giám đốc kinh doanh sẽ làm gì để tìm kiếm nhân tài giúp doanh nghiệp phát triển.
Đối với câu hỏi này, bạn hãy chia sẻ những kinh nghiệm trong việc tuyển dụng. Bạn hãy đề cập đến những tiêu chí bạn quan tâm khi tuyển dụng nhân sự như: kinh nghiệm, trình độ, thái độ, kỹ năng, mục tiêu nghề nghiệp, mong muốn trong công việc, v.vv..
Bạn làm gì để giải quyết xung đột nội bộ?
Trong môi trường công sở, xung đột, tranh chấp là điều khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là bộ phận kinh doanh. Nếu xung đột nội bộ không được giải quyết thì sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề tiêu cực, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh. Do đó, nhà tuyển dụng đặt câu hỏi này để đánh giá khả năng lãnh đạo, kỹ năng giải quyết vấn đề của giám đốc kinh doanh.
Đối với câu hỏi này, bạn cần xác định nguyên nhân xảy ra xung đột, làm rõ vấn đề xung đột và sự xung đột có vì mục tiêu chung của doanh nghiệp hay không. Đồng thời, bạn cần lắng nghe ý kiến của các bên và đưa ra phương án giải quyết hợp lý.
Tìm việc làm giám đốc kinh doanh CCO ở đâu?
Hiện nay, giám đốc kinh doanh là vị trí có thể mang lại thu nhập cực khủng và cơ hội thăng tiến cao. Để apply vị trí giám đốc kinh doanh tại những tập đoàn hoặc doanh nghiệp lớn tại Việt Nam, bạn có thể truy cập vào TopCV. Chúng tôi có rất nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn phù hợp với bạn. Khi tìm việc làm tại TopCV, bạn sẽ có cơ hội trúng tuyển và làm việc tại những công ty lớn với mức thu nhập và đãi ngộ tuyệt vời, hãy nhanh tay apply nhé!

Trên đây là tổng hợp những chia sẻ của TopCV về vị trí CCO - giám đốc kinh doanh. Chúng tôi mong rằng thông qua những tin tức được chia sẻ tại bài viết này, bạn có thể tự tin ứng tuyển vị trí giám đốc kinh doanh. Hãy tiếp tục theo dõi TopCV tại những bài viết tiếp theo để có thể khám phá những cơ hội việc làm Senior cực HOT nhé!
>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những tin tuyển dụng việc làm hấp dẫn