Trợ lý/Thư ký (Personal Assistant) đóng vai trò không thể thiếu tại mỗi doanh nghiệp trong việc hỗ trợ quản lý, tối ưu hóa lịch trình và đảm bảo công việc diễn ra trôi chảy. Khi ứng tuyển vào vị trí Trợ lý, một CV chuyên nghiệp là điều không thể thiếu để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm cách viết CV Trợ lý/Thư ký ấn tượng, bài viết sau của TopCV sẽ hướng dẫn bạn cách làm nổi bật kinh nghiệm và thế mạnh cá nhân, giúp bạn gia tăng cơ hội bước vào vòng phỏng vấn.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV Trợ lý/Thư ký
Mục tiêu nghề nghiệp là phần quan trọng trong CV, giúp bạn thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng ngay từ những dòng đầu tiên. Để viết một mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng, bạn cần lưu ý các điểm sau:
Tập trung vào giá trị bạn mang lại: Thay vì chỉ đề cập đến mong muốn cá nhân, hãy nhấn mạnh cách bạn có thể giúp công ty đạt được mục tiêu của họ. Bạn có thể đề cập đến các kỹ năng quan trọng như quản lý lịch trình, sắp xếp công việc hành chính, xử lý thông tin và giao tiếp hiệu quả.
Cá nhân hóa nội dung: Tránh sử dụng một mục tiêu nghề nghiệp chung cho mọi đơn ứng tuyển. Hãy điều chỉnh nội dung để phù hợp với từng vị trí và công ty cụ thể.
Ngắn gọn, súc tích: Sử dụng ngôn từ rõ ràng, chuyên nghiệp, thể hiện bạn là một ứng viên có tổ chức và định hướng rõ ràng.
Dưới đây là dụ về cách viết NÊN và KHÔNG NÊN cho phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc Trợ lý/Thư ký
NÊN
Với hơn 4 năm kinh nghiệm hỗ trợ quản lý, điều phối công việc và kiểm soát tài chính, tôi mong muốn ứng tuyển vị trí Trợ lý Giám đốc để tối ưu hóa quy trình làm việc, nâng cao hiệu suất nhân sự và hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển doanh nghiệp. Trong 1 - 2 năm tới, tôi đặt mục tiêu mở rộng kỹ năng quản lý dự án, nâng cao năng lực phân tích kinh doanh và quản lý rủi ro, đồng thời trau dồi kỹ năng lãnh đạo để từng bước phát triển lên vị trí quản lý cấp cao.
KHÔNG NÊN
Tôi có kinh nghiệm hỗ trợ quản lý, điều phối công việc và kiểm soát tài chính, mong muốn ứng tuyển vị trí Trợ lý Giám đốc. Tôi đặt mục tiêu mở rộng kỹ năng quản lý dự án, nâng cao năng lực phân tích kinh doanh và quản lý rủi ro trong thời gian tới.
Cách viết kinh nghiệm chuyên môn trong CV Trợ lý/Thư ký
Phần kinh nghiệm chuyên môn trong CV Thư ký không chỉ liệt kê các công việc bạn đã làm mà còn giúp nhà tuyển dụng thấy được những thành tựu và giá trị bạn mang lại. Dưới đây là hướng dẫn viết phần kinh nghiệm làm việc:
Trình bày theo thứ tự hợp lý: Bắt đầu với công việc gần nhất, theo thứ tự thời gian ngược lại. Mỗi vị trí nên bao gồm tên công ty, địa điểm, thời gian làm việc và danh sách các đầu việc chính
Tập trung vào thành tựu thay vì nhiệm vụ: Không chỉ liệt kê công việc bạn đã làm, hãy nhấn mạnh vào những kết quả đạt được, những cải tiến bạn đã mang lại. Thay vì viết chung chung như "Hỗ trợ quản lý lịch trình," hãy viết cụ thể hơn như "Sắp xếp lịch trình cho 3 giám đốc cấp cao, tối ưu hóa thời gian họp giúp tiết kiệm 20% thời gian làm việc mỗi tuần."
Chỉ chọn kinh nghiệm liên quan: Không cần liệt kê mọi công việc đã làm, chỉ tập trung vào những vai trò có liên quan đến vị trí Trợ lý/Thư ký
Hãy tham khảo ví dụ về cách viết NÊN và KHÔNG NÊN trong phần kinh nghiệm chuyên môn (với những ứng viên có nhiều kinh nghiệm)
NÊN
Trợ lý giám đốc
Công ty TNHH DTS
04/2023 - Nay
Hỗ trợ Giám đốc trong công tác quản lý, giám sát hoạt động của doanh nghiệp
Giám sát hoạt động sản xuất, quản lý chất lượng hàng hóa, vật tư, tối ưu hiệu suất làm việc
Truyền đạt chỉ đạo của Giám đốc đến các phòng ban, giám sát việc thực hiện, báo cáo kết quả định kỳ
Kiểm soát chi phí, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, theo dõi ngân sách, hạn chế rủi ro tài chính
Hỗ trợ lập kế hoạch kinh doanh, đánh giá hiệu quả, phân tích thị trường, đề xuất chiến lược cải thiện hiệu suất kinh doanh
Quản lý lịch làm việc, tổ chức họp, gặp gỡ đối tác, khách hàng. Sắp xếp vé máy bay, khách sạn cho công tác trong và ngoài nước
Thực hiện nhiệm vụ được ủy quyền, đưa ra quyết định trong phạm vi quyền hạn, đảm bảo hoạt động không gián đoạn khi Giám đốc vắng mặt
Kết quả đạt được:
Cải thiện hiệu suất làm việc của doanh nghiệp, đảm bảo 100% kế hoạch được thực hiện đúng tiến độ
Giảm 20% chi phí vận hành thông qua tối ưu ngân sách và kiểm soát tài chính
Xử lý thành công 10+ sự cố rủi ro, đảm bảo vận hành ổn định
Thư ký tổng hợp
Công ty TNHH MTZ
07/2020 - 03/2023
Soạn thảo, rà soát hợp đồng, công văn, báo cáo
Quản lý tổng đài, tiếp nhận & xử lý thư từ, bưu phẩm (100+ thư/tháng)
Theo dõi, cấp phát VPP, đồng phục, bảo hộ lao động, tối ưu chi phí 10%
Sắp xếp phương tiện, đặt vé máy bay, lưu trú cho nhân sự
Chuẩn bị hồ sơ nhân sự, vật tư cho dự án, công trình
Điều phối du lịch, teambuilding cho 50+ nhân sự, nâng cao gắn kết đội ngũ
Hỗ trợ BGĐ trong các công tác hành chính, vận hành
KHÔNG NÊN
Trợ lý giám đốc
Công ty TNHH DTS
04/2023 - Nay
Hỗ trợ Giám đốc trong công tác quản lý
Giám sát hoạt động sản xuất, quản lý chất lượng hàng hóa
Truyền đạt chỉ đạo của Giám đốc đến các phòng ban
Kiểm soát chi phí, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh
Vậy nếu bạn có ít kinh nghiệm chuyên môn thì sao?
Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, bạn vẫn có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng cách làm nổi bật những yếu tố liên quan khác trong CV. Dưới đây là hướng dẫn giúp bạn viết phần kinh nghiệm chuyên môn một cách hiệu quả:
Tận dụng các công việc thực tập và việc làm ngắn hạn: Nếu bạn từng tham gia thực tập, làm việc bán thời gian hoặc hỗ trợ hành chính trong các tổ chức, hãy liệt kê những kinh nghiệm đó. Mặc dù không phải là vị trí Trợ lý/Thư ký chính thức, nhưng nếu công việc có liên quan đến tổ chức, sắp xếp hoặc giao tiếp, nó vẫn có giá trị
Nhấn mạnh kỹ năng liên quan từ quá trình học tập: Nếu bạn có các môn học hoặc dự án liên quan đến công việc trợ lý (như quản lý văn phòng, kỹ năng giao tiếp, tin học văn phòng), hãy đề cập đến những kỹ năng bạn đã học được. Điều này giúp bạn chứng minh sự phù hợp với công việc ngay cả khi chưa có kinh nghiệm thực tế
Đưa vào các dự án cá nhân hoặc hoạt động ngoại khóa: Trường hợp bạn từng tham gia câu lạc bộ, tổ chức sự kiện, hoặc thực hiện các dự án cá nhân liên quan đến vai trò thư ký, hãy tận dụng để thể hiện kỹ năng tổ chức và quản lý
Ví dụ cách viết NÊN và KHÔNG NÊN cho người không có/ít kinh nghiệm chuyên môn
NÊN
Trợ lý hành chính (Thực tập)
Công ty TNHH MTV
06/2023 – 08/2023
Hỗ trợ sắp xếp lịch họp, chuẩn bị tài liệu và ghi biên bản cuộc họp
Quản lý, lưu trữ và sắp xếp hồ sơ nội bộ giúp giảm 30% thời gian tìm kiếm tài liệu
Soạn thảo và chỉnh sửa hợp đồng, công văn theo yêu cầu của cấp trên
Trả lời email và hỗ trợ xử lý các yêu cầu hành chính từ các phòng ban
KHÔNG NÊN
Trợ lý hành chính (Thực tập)
Công ty TNHH MTV
06/2023 – 08/2023
Hỗ trợ sắp xếp lịch họp
Chuẩn bị tài liệu buổi họp
Quản lý, lưu trữ và sắp xếp hồ sơ nội bộ
Soạn thảo và chỉnh sửa hợp đồng
Cách viết kỹ năng trong CV Trợ lý/Thư ký
Phần kỹ năng trong CV Trợ lý đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nhà tuyển dụng thấy rõ năng lực của bạn. Để viết hiệu quả, bạn cần đảm bảo phần này thể hiện cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp với công việc.
Chọn lọc kỹ năng phù hợp với công việc: Không liệt kê tràn lan tất cả các kỹ năng bạn có. Hãy tập trung vào những kỹ năng có liên quan trực tiếp đến công việc thư ký. Đọc kỹ mô tả công việc để xác định những kỹ năng nhà tuyển dụng mong muốn.
Cân bằng giữa kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Kỹ năng cứng: Bao gồm những kỹ năng như sử dụng phần mềm văn phòng, quản lý lịch làm việc, nhập liệu, kế toán cơ bản, v.vv..
Kỹ năng mềm: Bao gồm những kỹ năng như giao tiếp, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, tổ chức công việc, v.vv..
Trình bày rõ ràng, dễ đọc: Bạn có thể liệt kê kỹ năng trong một danh sách ngắn gọn hoặc nhóm theo từng loại (kỹ năng cứng/kỹ năng mềm).
Cách NÊN và KHÔNG NÊN trình bày kỹ năng trong CV Trợ lý/Thư ký
NÊN
Kỹ năng:
Kỹ năng giao tiếp: Kỹ năng giao tiếp tốt với các phòng ban, truyền đạt thông tin hiệu quả
Kỹ năng lập kế hoạch: Sắp xếp và quản lý hiệu quả các đầu việc của lãnh đạo
Kỹ năng tin học văn phòng: Sử dụng thành thạo các công cụ Office, Drive
Kỹ năng xử lý vấn đề: Chủ động nắm bắt các vấn đề và đưa ra hướng giải quyết phù hợp
KHÔNG NÊN
Kỹ năng:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng tin học văn phòng
Cách viết trình độ học vấn trong CV Trợ lý/Thư ký
Phần trình độ học vấn trong CV Thư ký có thể giúp bạn làm nổi bật các kỹ năng và kiến thức phù hợp với công việc. Khi viết phần trình độ học vấn bạn cần lưu ý:
Ghi đầy đủ thông tin cơ bản: Bao gồm các thông tin như tên bằng cấp, chuyên ngành theo học, tên trường học, thời gian học (năm bắt đầu – năm kết thúc) hoặc ngày dự kiến tốt nghiệp nếu đang học.
Bổ sung chứng chỉ có liên quan (nếu có): Nếu có chứng chỉ hỗ trợ cho công việc Trợ lý, hãy trình bày chúng giống như phần học vấn, gồm tên chứng chỉ, tổ chức cấp chứng chỉ và thời gian đạt được.
NÊN
Đại học Kinh tế Quốc dân (2016 - 2020)
Chuyên ngành: Quản trị nhân lực
GPA: 3.6 - Tốt nghiệp loại Xuất sắc
Tham khảo thêm các mẫu CV trong ngành Nhân sự/Hành chính
Viết CV Trợ lý/Thư ký chuyên nghiệp không chỉ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng mà còn nâng cao cơ hội trúng tuyển vào vị trí mong muốn. Hãy đảm bảo CV của bạn thể hiện rõ kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ học vấn phù hợp để chứng minh rằng bạn là ứng viên sáng giá.
Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy truy cập ngay vào công cụ tạo CV của TopCV. TopCV cung cấp hàng trăm mẫu CV theo nhiều ngành nghề và phong cách thiết kế cùng hướng dẫn tạo CV theo từng vị trí, giúp bạn dễ dàng tạo được CV xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng. Sau khi tạo CV, bạn sẽ ứng tuyển được ngay các vị trí việc làm Trợ lý/Thư ký hấp dẫn trên TopCV để từ nhiều doanh nghiệp uy tín.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của topcv.vn
Lưu ý
Nếu bạn đã thanh toán nhưng dịch vụ chưa được kích hoạt, tiền sẽ được hoàn về tài khoản
của bạn sau 1-2 ngày làm việc.
Trường hợp bạn không nhận được tiền hoàn sau thời gian trên, vui lòng liên hệ để được hỗ
trợ.
Hotline: (024) 6680 5588 (Giờ hành chính) | Email: hotro@topcv.vn
Cảm ơn bạn đã phản hồi
Chúng tôi đang cập nhật thêm các hình thức thanh toán khác sớm nhất!
Xác nhận
Thông báo
Thành công
Đăng ký nhận thông báo từ TopCV để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm tốt nhất từ hàng nghìn doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam.