Tham khảo những "mẹo hay" từ TopCV để trình bày CV Truyền thông nội bộ chuyên nghiệp, hiện đại, gây ấn tượng với Nhà tuyển dụng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Truyền thông nội bộ vị trí giữ vai trò kết nối doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên, giúp truyền tải giá trị cốt lõi, xây dựng văn hóa và thúc đẩy sự gắn kết nội bộ. Một chuyên viên truyền thông nội bộ giỏi có thể tạo ra những chiến lược hiệu quả, góp phần nâng cao trải nghiệm nhân viên và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.
Vậy làm thế nào để CV Truyền thông nội bộ của bạn thể hiện được rõ năng lực và lợi thế cạnh tranh? Bài viết của TopCV sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng một bản CV ấn tượng, giúp bạn nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng và mở ra những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn!
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV Truyền thông nội bộ
Mục tiêu nghề nghiệp là phần mở đầu quan trọng trong CV xin việc, giúp nhà tuyển dụng nhanh chóng nắm bắt định hướng phát triển và năng lực của bạn. Để viết một mục tiêu nghề nghiệp ấn tượng CV truyền thông nội bộ, bạn cần đảm bảo các yếu tố sau:
Nêu rõ số năm kinh nghiệm hoặc trình độ học vấn: Nếu bạn đã có kinh nghiệm, hãy nêu rõ số năm làm việc và những lĩnh vực bạn đã tham gia, như xây dựng chiến lược truyền thông, tổ chức sự kiện nội bộ, phát triển văn hóa doanh nghiệp. Nếu bạn là ứng viên mới, có thể nhấn mạnh về nền tảng học vấn và những kỹ năng liên quan.
Làm nổi bật thành tựu quan trọng: Đề cập đến những kết quả cụ thể bạn đã đạt được, như cải thiện mức độ gắn kết của nhân viên, tổ chức thành công các chiến dịch truyền thông nội bộ, hoặc nâng cao nhận diện văn hóa doanh nghiệp.
Định hướng phát triển sự nghiệp: Đưa ra định hướng cụ thể bạn muốn phát triển chuyên sâu trong lĩnh vực truyền thông nội bộ hay hướng đến vai trò quản lý, như Chuyên viên cao cấp hoặc Trưởng phòng Truyền thông nội bộ. Hãy liên kết mục tiêu cá nhân với giá trị mà bạn có thể đóng góp cho công ty.
Dưới đây là dụ về cách viết NÊN và KHÔNG NÊN cho phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc Truyền thông nội bộ
NÊN
Với hơn 3 năm làm việc tại vị trí Nhân viên Truyền thông nội bộ, tôi có kinh nghiệm xây dựng chiến lược truyền thông, tổ chức sự kiện nội bộ, biên tập và nội dung và triển khai các chương trình gắn kết nhân viên hiệu quả. Tôi sở hữu kỹ năng sáng tạo nội dung, quản lý sự kiện, lập kế hoạch truyền thông hiệu quả. Trong 3-5 tới, tôi hướng đến vị trí Trưởng phòng Truyền thông nội bộ, đóng góp vào việc xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, gắn kết và có bản sắc riêng.
KHÔNG NÊN
Tôi có kinh nghiệm xây dựng chiến lược truyền thông, tổ chức sự kiện nội bộ, mong muốn ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên Truyền thông nội bộ để đóng góp vào việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp tại doanh nghiệp.
Cách viết kinh nghiệm chuyên môn trong CV Truyền thông nội bộ
Kinh nghiệm làm việc là phần quan trọng nhất trong CV, giúp bạn chứng minh năng lực thực tế và giá trị bạn mang lại cho tổ chức. Khi viết kinh nghiệm chuyên môn cho vị trí Truyền thông nội bộ, bạn cần lưu ý những điểm sau:
Tập trung làm nổi bật kết quả và thành tựu: Hãy sử dụng các con số cụ thể để chứng minh hiệu quả làm việc. Ví dụ: Thay vì chỉ viết “Quản lý bản tin nội bộ”, hãy cụ thể hơn như “Sản xuất và phát hành 50+ bản tin nội bộ mỗi năm, giúp tăng mức độ tương tác của nhân viên lên 30%”.
Cá nhân hóa theo từng công việc ứng tuyển: Mỗi công ty có yêu cầu khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ mô tả công việc và điều chỉnh nội dung sao cho phù hợp. Ngoài ra bạn có thể tích hợp từ khóa quan trọng trong ngành để tối ưu hóa CV cho hệ thống quét hồ sơ (ATS).
Hãy tham khảo ví dụ về cách viết NÊN và KHÔNG NÊN trong phần kinh nghiệm chuyên môn (với những ứng viên có nhiều kinh nghiệm)
NÊN
Nhân viên Truyền thông nội bộ & Phát triển văn hóa
Công ty TNHH MTV
05/2023 - Nay
Triển khai truyền thông đa phương tiện: Xây dựng nội dung sáng tạo (bản tin, video, infographic…) giúp tỷ lệ nhân viên tiếp nhận thông tin đạt 95%
Biên tập & kiểm soát tin bài nội bộ: Chỉnh sửa, tối ưu nội dung từ CBNV, đảm bảo 100% bài viết đúng định hướng và tiêu chuẩn thương hiệu
Phát triển đội ngũ hạt nhân văn hóa: Xây dựng nhóm truyền thông tại các chi nhánh, giúp tăng 40% mức độ tham gia vào các hoạt động văn hóa
Đánh giá & cải tiến hoạt động truyền thông: Thực hiện khảo sát định kỳ, cải thiện nội dung và phương thức truyền tải, nâng mức hài lòng nhân viên lên 85%
Tổ chức sự kiện nội bộ & phong trào thi đua: Lên kế hoạch & điều phối 15+ sự kiện/năm (teambuilding, lễ hội, vinh danh…), thu hút 90% nhân sự tham gia
Đề xuất & quản lý ngân sách truyền thông: Xây dựng kế hoạch tài chính tối ưu cho các hoạt động văn hóa, tiết kiệm 20% ngân sách nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả
Tư vấn chiến lược phát triển văn hóa: Phối hợp với Ban lãnh đạo đề xuất chiến dịch thi đua, góp phần nâng cao tinh thần làm việc và gắn kết đội ngũ
Nhân viên truyền thông nội bộ
Công ty Cổ phần thương mại ST
07/2021 - 03/2023
Xây dựng chiến lược & triển khai truyền thông nội bộ, đảm bảo nhân viên nắm rõ sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi qua các chiến dịch truyền thông
Thực hiện các chiến dịch truyền thông nội bộ thông qua hoạt động sáng tạo nội dung (bài viết, video, infographic…), tăng 30% mức độ tương tác trên các kênh nội bộ
Điều phối hơn 10 sự kiện nội bộ/năm (teambuilding, workshop, lễ vinh danh…), thu hút 90% nhân viên tham gia
Duy trì hoạt động nhóm mạng xã hội nội bộ, bản tin công ty, giúp tỷ lệ tiếp cận thông tin đạt 95%
Phối hợp tổ chức 20+ buổi đào tạo nội bộ/năm, giúp cải thiện kỹ năng mềm và chuyên môn của nhân viên
Tổ chức 5+ chương trình thiện nguyện, tăng độ nhận diện thương hiệu nội bộ và bên ngoài
Nếu bạn có ít kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông nội bộ, bạn vẫn có thể tạo một CV ấn tượng bằng cách tập trung vào học vấn, chứng chỉ, kinh nghiệm thực tập và kỹ năng có liên quan. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể:
Đưa kinh nghiệm thực tập vào CV: Dù thời gian thực tập ngắn, bạn vẫn có thể khai thác để làm nổi bật kỹ năng và thành tích của mình. Hãy mô tả những nhiệm vụ quan trọng bạn đã thực hiện và kết quả đạt được bằng số liệu cụ thể nếu có.
Làm nổi bật các kỹ năng cần thiết: Thay vì tập trung vào các công việc trước đây, bạn có thể nhấn mạnh vào những kỹ năng phù hợp với truyền thông nội bộ như: Viết và biên tập nội dung (Bài viết nội bộ, bản tin, email, kịch bản video, v.vv..), Quản lý sự kiện nội bộ (Họp mặt nhân viên, chương trình gắn kết, hội thảo nội bộ, v.vv..), Giao tiếp và hợp tác (Làm việc với nhiều phòng ban, truyền tải thông điệp hiệu quả), Sáng tạo nội dung đa kênh (Social media nội bộ, infographic, video truyền thông, v.vv..)
Tận dụng các hoạt động ngoại khóa và dự án cá nhân: Nếu bạn từng tham gia các câu lạc bộ truyền thông, viết blog, tổ chức sự kiện sinh viên hoặc thực hiện dự án cá nhân liên quan đến truyền thông nội bộ, đừng quên đưa vào CV!
Ví dụ cách viết NÊN và KHÔNG NÊN cho người không có/ít kinh nghiệm chuyên môn
NÊN
Thực tập sinh Truyền thông nội bộ
Công ty SKU
06/2024 - 09/2024
Hỗ trợ viết 20+ bài đăng trên mạng nội bộ, góp phần tăng tương tác nhân viên lên 15%
Thiết kế bản tin nội bộ hàng tháng, giúp cải thiện mức độ cập nhật thông tin của nhân viên
Tham gia tổ chức sự kiện nội bộ cho 100+ nhân viên, đảm bảo truyền tải thông điệp văn hóa doanh nghiệp
Dự án cá nhân
Podcast “Chuyện Công Sở” (2024)
Sản xuất 10+ tập podcast về văn hóa doanh nghiệp, đạt 1.000+ lượt nghe
KHÔNG NÊN
Thực tập sinh Truyền thông nội bộ
Công ty SKU
06/2024 - 09/2024
Viết bài truyền thông nội bộ trên các nền tảng
Tham gia tổ chức sự kiện nội bộ
Cách viết kỹ năng trong CV Truyền thông nội bộ
Kỹ năng là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá mức độ phù hợp của bạn với vị trí truyền thông nội bộ. Dù bạn đang tìm kiếm cơ hội mới hay muốn thăng tiến trong sự nghiệp, việc nhấn mạnh những kỹ năng phù hợp sẽ giúp bạn tạo ấn tượng mạnh mẽ với nhà tuyển dụng.
Một số kỹ năng có thể đưa vào CV Truyền thông nội bộ bao gồm:
Kỹ năng cứng: Các kỹ năng chuyên môn liên quan trực tiếp đến công việc truyền thông nội bộ, như quản lý nội dung, biên tập, thiết kế thông điệp, sử dụng các nền tảng truyền thông nội bộ, v.vv..
Kỹ năng mềm: Các kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, tổ chức và sắp xếp công việc, làm việc nhóm, v.vv..
Cách NÊN và KHÔNG NÊN trình bày kỹ năng trong CV Truyền thông nội bộ
NÊN
Kỹ năng chuyên môn:
Biên tập và sản xuất nội dung: Viết, chỉnh sửa và tối ưu hóa thông điệp truyền thông qua email, newsletter, bài viết nội bộ
Quản lý kênh truyền thông nội bộ: Thành thạo việc vận hành các nền tảng như HappyTime, email nội bộ, mạng xã hội doanh nghiệp (Workplace, MS Teams)
Tổ chức sự kiện nội bộ: Lên kế hoạch, điều phối và tổ chức hội nghị, hội thảo, team building nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp
Sử dụng công cụ hỗ trợ: Thành thạo Microsoft Office, Canva, Google Workspace, hệ thống CRM, phần mềm đo lường hiệu quả truyền thông
Kỹ năng mềm:
Giao tiếp và đàm phán: Kết nối giữa các phòng ban, đảm bảo thông tin được truyền tải một cách rõ ràng và hiệu quả
Làm việc nhóm và hợp tác: Phối hợp với các phòng ban để triển khai chiến dịch truyền thông nội bộ hiệu quả
Thích nghi và quản lý thay đổi: Điều chỉnh kế hoạch truyền thông linh hoạt theo nhu cầu tổ chức và phản hồi từ nhân viên
Khả năng tổ chức và quản lý thời gian: Sắp xếp và triển khai nhiều dự án truyền thông đồng thời mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ
KHÔNG NÊN
Kỹ năng:
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng làm việc nhóm
Cách viết trình độ học vấn trong CV Truyền thông nội bộ
Khi viết phần trình độ học vấn, bạn cần cung cấp chính xác tên trường học, chuyên ngành, thời gian tốt nghiệp hoặc dự kiến tốt nghiệp (nếu chưa ra trường). Ngoài bằng đại học, nếu bạn có chứng chỉ hoặc khóa học liên quan đến truyền thông nội bộ (ví dụ: Digital Communication, Internal Branding, Leadership & Corporate Communication), hãy thêm vào để tăng giá trị cho CV.
Đừng quên bổ sung thành tích nổi bật trong quá trình học tập (học bổng, giải thưởng, nghiên cứu liên quan đến truyền thông nội bộ) để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
NÊN
Đại học Kinh tế Quốc dân (2018 - 2022)
Chuyên ngành: Marketing
GPA: 3.61 - Tốt nghiệp loại Xuất sắc
Tham khảo thêm các mẫu CV trong ngành Nhân sự/Hành chính
CV Nhân viên Hành chính nhân sự
Tham khảo mẫu CV Nhân viên Hành chính nhân sự trên TopCV
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ cách viết CV truyền thông nội bộ chuyên nghiệp, giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và gia tăng cơ hội trúng tuyển. Ngoài CV, đừng quên chuẩn bị thêm Cover Letter – Thư xin việc để thể hiện rõ hơn năng lực và sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển. Bên cạnh đó, hãy truy cập ngay vào TopCV để ứng tuyển nhanh chóng vào các việc làm Truyền thông nội bộ lương cao, đãi ngộ hấp dẫn!
>> Tham khảo thêm các mẫu CV theo vị trí công việc của TopCV để nhanh chóng thiết kế hồ sơ xin việc chuyên nghiệp, ấn tượng.
Bạn cần có Tài Khoản Cao Cấp của TopCV để sử dụng mẫu CV này!
Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản Miễn Phí tại đây.
Hiện tại TopCV chỉ hỗ trợ tạo tối đa 0 CV.
Vui lòng xóa CV không sử dụng hoặc sửa lại CV cũ
Dùng mẫu CV:
Bạn muốn tạo CV từ?
Nội dung CV từ máy tính của bạn hoặc
Khôi phục bản chưa lưu
Tiếp tục chỉnh sửa từ bản CV gần nhất bạn chưa lưu
Tạo CV từ đầu
Bắt đầu từ một khung CV trắng không có nội dung gợi ý
Chọn nội dung từ CV đã lưu
Tải CV lên từ thiết bị di động
Tải lên CV từ máy tính, chọn hoặc kéo thả
Hỗ trợ định dạng .doc, .docx, .pdf có kích thước dưới 5MB
Chọn CV
Nhấn để tải lên
Hệ thống đang xử lý CV của bạn, thông thường mất từ 10 đến 15 giây, xin vui lòng đợi !!!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của topcv.vn
Lưu ý
Nếu bạn đã thanh toán nhưng dịch vụ chưa được kích hoạt, tiền sẽ được hoàn về tài khoản
của bạn sau 1-2 ngày làm việc.
Trường hợp bạn không nhận được tiền hoàn sau thời gian trên, vui lòng liên hệ để được hỗ
trợ.
Hotline: (024) 6680 5588 (Giờ hành chính) | Email: hotro@topcv.vn
Cảm ơn bạn đã phản hồi
Chúng tôi đang cập nhật thêm các hình thức thanh toán khác sớm nhất!
Xác nhận
Thông báo
Thành công
Đăng ký nhận thông báo từ TopCV để không bỏ lỡ các cơ hội việc làm tốt nhất từ hàng nghìn doanh nghiệp uy tín tại Việt Nam.