Để có được một bản CV truyền thông không khó nhưng làm thế nào để tạo được một mẫu CV ấn tượng trước nhà tuyển dụng mới là điều quan trọng. Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển vào vị trí trong ngành truyền thông hãy "marketing" bản thân một cách hiệu quả qua bản CV.
Bài viết hướng dẫn này sẽ giúp ứng viên tuyển:
- Xem một mẫu CV ngành Truyền thông.
- Học cách viết CV Truyền thông, CV Truyền thông nội bộ để tăng cơ hội mời phỏng vấn.
- Mẹo bỏ túi cách viết phần Kỹ năng và Thành tựu trong CV Truyền thông.
- Cách mô tả Kinh nghiệm làm việc trong CV ứng tuyển Truyền thông phù hợp nhất với mô tả công việc.

Cấu trúc tốt nhất cho một bản CV Truyền thông
Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí trong ngành truyền thông thì bản CV ứng tuyển cần một chút sáng tạo, hình thức chỉn chu và gọn ghẽ, tuy nhiên không cần quá cầu kỳ.
Về cấu trúc, mẫu CV ngành truyền thông gồm:
- Đặt họ tên, thông tin liên hệ to và rõ ràng nhất ở phần đầu mẫu CV ngành truyền thông.
- Thời gian kinh nghiệm cần sắp xếp theo thứ tự: Từ gần nhất đến xa nhất.
- Nên sử dụng các font chữ cơ bản như Arial, Calibri, Quicksand, Time News Roman. Trình bày CV dễ đọc với các đầu mục to rõ, các khoảng trắng được sắp xếp hợp lý. Nếu bạn chưa tự tin về khả năng trình bày CV của mình, hãy tham khảo các mẫu CV của TopCV.
- Để tránh bị lỗi định dạng, hãy luôn luôn gửi định dạng PDF cho nhà tuyển dụng.
Về nội dung, những mục chính cần xuất hiện trong CV của Nhân viên, Chuyên viên Truyền thông hoặc CV Truyền thông nội bộ gồm:
- Header: Bao gồm tên nổi bật nhất, ảnh nếu có và thông tin liên hệ.
- Tóm tắt/ Mục tiêu nghề nghiệp: 2-3 dòng ngắn gọn mô tả bản thân và những kết quả chứng minh bạn phù hợp cho công việc Truyền thông.
- Kinh nghiệm làm việc: Các mốc thời gian công việc cùng với mô tả chi tiết nhiệm vụ và thành tựu, kết quả.
- Học vấn: Mô tả ngắn gọn bằng cấp và quá trình đào tạo cũng như những chứng chỉ, chứng nhận chuyên môn.
- Kỹ năng: Danh sách ngắn gọn những kỹ năng của 1 người làm Truyền thông.
- Thông tin khác: Bổ sung những thông tin khác muốn NTD biết bao gồm giải thưởng, chứng chỉ, chứng nhận, sở thích, …
Hướng dẫn chi tiết cách viết CV Truyền thông
Bạn đang có ý định ứng tuyển vị trí trong ngành truyền thông như nhân viên truyền thông nội bộ, chuyên viên truyền thông, nhưng chưa biết bắt đầu viết CV như thế nào? Cùng TopCV tham khảo hướng dẫn chi tiết dưới đây
Cách viết Mục tiêu/ Mô tả cho CV tìm việc Truyền thông
Làm trong lĩnh vực Marketing Truyền thông thì chắc chắn sẽ rất nhiều chiến dịch và những thành tựu kết quả được đo lường cụ thể. Đó là lý do trong CV ứng tuyển Nhân viên Truyền thông, chuyên viên Truyền thông hoặc CV truyền thông nội bộ nên có Phần Tóm tắt hoặc Mục tiêu ở phần đầu để tóm tắt lại ngắn gọn những thành tựu công việc đã đạt được.
Phần này nên viết cô đọng nhất có thể với những điểm nhấn trong kinh nghiệm. Nhiều người viết quá chung chung, số khác lại viết quá dài dòng, chiếm khoảng không gian của những nội dung khác. Tốt nhất là chỉ nên viết 1 đoạn văn ngắn 3-4 dòng.
Với đoạn văn ngắn như vậy, có thể chọn viết Mô tả ngắn gọn bản thân hoặc Mục tiêu nghề nghiệp. Về cơ bản thì chuyên gia hướng nghiệp khuyên rằng:
- Viết Tóm tắt khi bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc Truyền thông - Marketing hoặc các công việc liên quan.
- Viết Mục tiêu nghề nghiệp với những bạn mới tốt nghiệp hoặc ứng tuyển những vị trí level thấp, chuyển ngành sang Truyền thông.
Cách viết hay cho phần Tóm tắt/ Mục tiêu cho công việc Truyền thông là hãy đảm bảo ít nhất 3 ý:
- Background của bạn (Bạn học ngành gì, có kinh nghiệm lĩnh vực gì, bao nhiêu năm?).
- Một vài skills thế mạnh (có liên quan đến công việc nghiên cứu thị trường).
- Mục tiêu về nghề nghiệp, vị trí cụ thể hướng đến trong 2-3 năm tới.

Sự khác nhau giữa cách viết Tóm tắt/ Mục tiêu nghề nghiệp hay và chưa hay nằm ở sự mô tả chi tiết đi kèm với thành tựu, kỹ năng chuyên môn. Để chứng minh cho NTD thấy tại sao mình là ứng viên phù hợp với vị trí này.
Lưu ý không sử dụng đại từ ngôi thứ nhất như I, Me, My, v.v.. và lược bỏ những từ ngữ không cần thiết để giữ đoạn văn ngắn gọn nhất có thể.
Nếu chưa biết nên chắt lọc những thông tin gì để đưa vào phần này, có thể để trống và viết sau cùng khi đã trình bày xong các phần Kinh nghiệm làm việc, Kỹ năng.
Cách viết phần Kinh nghiệm trong CV Truyền thông
- Bắt đầu ghi những công việc về Truyền thông - Marketing đã làm hoặc có liên quan theo thứ tự từ gần đây nhất, cho đến xa nhất.
- Những phần không thể thiếu đó là: Tên công việc, Tên công ty/ tổ chức, thời gian làm việc, 4-6 gạch đầu dòng mô tả trách nhiệm và thành tựu của mình.
- Bổ sung số liệu thể hiện công việc Truyền thông của bạn đã giúp giải quyết vấn đề gì và đóng góp vào kết quả kinh doanh của công ty như thế nào. Càng chi tiết càng tốt! Đừng chỉ liệt kê ra những công việc, vì như vậy không thể hiện được năng lực làm việc. Ví dụ: “improved fidelity of data analysis by 25%”
- Sử dụng các động từ mô tả mạnh, thuật ngữ ngành, những con số %, đơn vị tỷ lệ để khơi gợi hình dung của NTD để bắt đầu mỗi gạch đầu dòng mô tả kinh nghiệm Truyền thông - Marketing.
- Cuối cùng và quan trọng nhất là phải điều chỉnh nội dung CV cho phù hợp với yêu cầu công việc liên quan tới Truyền thông mình ứng tuyển. Mỗi công ty có thể yêu cầu những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau cho cùng một vị trí Nhân viên Truyền thông.
Một số kỹ thuật bạn có thể áp dụng để viết Kinh nghiệm làm việc đó là Keywords (Chọn lọc từ khóa trong JD) và Buzzwords (Chọn lọc từ khóa về công ty).
Hiểu đơn giản là nghiên cứu và ghi lại những từ khóa xuất hiện trong JD và Website, ấn phẩm của công ty. Có thể là từ ngữ mô tả công việc, kỹ năng công việc hoặc môi trường, branding, hình ảnh của công ty. Sau đó đối chiếu với kỹ năng và đặc điểm của bản thân để ghi vào phần Kinh nghiệm và xen kẽ các từ khóa đó trong suốt nội dung của mẫu CV ngành truyền thông.
Chú ý với mỗi dòng mô tả kinh nghiệm nên chứa hoặc chứng mình cho một kỹ năng bạn đã/ sẽ ghi ở phần Kỹ năng.
>>> Xem thêm: Ngành truyền thông là gì? TOP 10 việc làm ngành truyền thông siêu HOT
Cách viết phần Học vấn trong CV Truyền thông
Với công việc này, bạn nên thể hiện được những bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn về Truyền thông/ Marketing. Ngoài ra, bổ sung thêm các các khóa học Online, đào tạo ngắn hạn bên ngoài về chuyên môn truyền thông, marketing và kinh doanh để bổ sung sẽ làm phần Học vấn nổi bật hơn.
Một số nội dung cần có trong phần Học vấn:
- Liệt kê tên các cơ sở đào tạo, trường, bằng cấp, niên khóa đào tạo.
- Kinh nghiệm lãnh đạo đã làm khi đi học.
- Có thể nêu thêm các dự án nghiên cứu của sinh viên đã tham gia.
- Chứng chỉ/ chứng nhận/ vinh danh về học thuật.
- GPA không cần thiết ghi vào nhưng nếu điểm cao xuất sắc thì nêu ra cũng tốt.
Cách viết phần Kỹ năng trong CV tìm việc ngành Truyền thông
Để trở thành một người làm trong ngành Truyền thông quả thực yêu cầu rất nhiều kỹ năng. Trong đó bao gồm cả những bộ kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm để có thể làm tốt công việc và tạo ra những kết quả nổi bật.
Một số kỹ năng cần có khi làm ngành truyền thông | ||
Hard Skills | Soft Skills | |
Project management/ Kỹ năng quản lý dựán Strategic planning/ Khả năng lên chiến lược Performance tracking/ Khả năng đánh giá hiệu suất Social media Content writing Content creation and storytelling Campaign implementation Image editing/ Kỹ năng chỉnh sửa ảnh Graphic design Video creation Database management Data analysis Data visualization Data interpretation CMS SEO/SEM | Creative Thinking/ Tư duy sáng tạo Leadership/ Kỹ năng lãnh đạo Decision-making/ Kỹ năng ra quyết định Problem-solving/ Kỹ năng giải quyết vấn đề Active listening/ Khả năng lắng nghe chủ động Adaptability/ Khả năng thích nghi Collaboration Kỹ năng hợp tác Time management/ Kỹ năng quản lý thời gian Public speaking and presentation skills/ Kỹ năng thuyết trình Persuasion/ Kỹ năng thuyết phục Negotiation/ Kỹ năng đàm phán |
Ngoài ra cần một số kỹ năng công cụ/ phần mềm khi làm trong ngành Truyền thông như:
- MS Office.
- Adobe CC.
- Google Suite.
- Mailchimp.
- Tableau.
- Campaign Monitor.
- Airtable.
Cách đưa Kỹ năng vào trong CV Nhân viên, chuyên viên Truyền thông hoặc CV Truyền thông nội bộ cho ấn tượng:
- Đầu tiên làm danh sách liệt kê tất cả những kỹ năng của 1 Nhân viên, chuyên viên Truyền thông bạn có. Nếu chưa có kinh nghiệm thì liệt kê những kinh nghiệm có liên quan đến phân tích và nghiên cứu khác đã có.
- Đọc kỹ JD và xác định từ khóa nổi bật và bắt buộc có. Ghi lại vào 1 danh sách thứ hai.
- Nối kết 2 danh sách trên để chọn ra những kỹ năng chung công ty yêu cầu mà bạn đang sở hữu.
- Viết tách riêng Kỹ năng thành một phần nổi bật trong CV Truyền thông.
- Minh chứng cho những kỹ năng này trong phần Kinh nghiệm làm việc, Hoạt động hoặc Học vấn, Chứng chỉ để tăng tính thuyết phục.
- Tham khảo kỹ thuật Keywords và Buzzwords đã hướng dẫn ở trên.
Lưu ý về cách viết Kỹ năng trong mẫu CV ngành Truyền thông:
- Nên viết ít nhất 4-6 Kỹ năng bao gồm cả kỹ năng mềm và chuyên môn.
- Viết Kỹ năng bắt đầu với động từ, ít nhất 3-5 từ/ Kỹ năng thay vì chỉ viết một Danh từ. Danh từ thường dùng để diễn tả Kiến thức/ Chuyên môn.
- Viết Kỹ năng nào thì nên chứng minh mình có Kỹ năng đó ở các phần khác trong CV. Không nên ghi những kỹ năng mình không thực sự có.
Cách viết các phần bổ sung cho CV Truyền thông
Nếu CV của bạn vẫn chưa đủ đầy đặn, có thể cân nhắc bổ sung phần Thông tin khác trong CV. Ở phần này có thể đưa ra:
- Hoạt động ngoại khóa khác.
- Các lớp học kỹ năng đã tham gia.
- Dự án nghiên cứu cá nhân.
- Công việc tình nguyện/ tự do.
- Giải thưởng.
Ví dụ về mẫu CV ngành Truyền thông
Bui Thu Trang trangbt@topcv.vn 0965270206 https://www.linkedin.com/in/trangbui27/ Summary Creative communications specialist with proven content creation and planning skills. At Foreign Trade University Hanoi, increased Facebook engagement by 23% within 6 months and built a newsletter with a 12% CTR. Seeking to create new avenues for promoting Vinh College through targeted, data-oriented campaigns. Experience Communications Specialist, Foreign Trade University - Hanoi September 2019–April 2021 Key Qualifications & Responsibilities
Key Achievement:
Assistant Communications Specialist, City of Grand Forks June 2016–September 2019
Education 2012-2016 BA in Communication, Foreign Trade University - Hanoi Achieved a 3.8 GPA, Dean’s List for 7 semesters Skills
Memberships
|
Cách viết Cover Letter Truyền thông
Thông tin liên hệ của bạn Thông tin liên hệ của nhà tuyển dụng Kính gửi anh/chị [Tên], Đoạn 1: Bạn đang ứng tuyển vị trí gì, công ty nào, vì sao bạn biết đến vị trí này? Một lý do (kỹ năng, kinh nghiệm gì) khiến bạn nghĩ rằng mình hợp vị trí này. Một số điều bạn thích về công ty. Đoạn 2: Kể về một thành tựu trong quá khứ bạn đã sử dụng kỹ năng Truyền thông để đề xuất giải quyết vấn đề cho khách hàng và công ty. Đoạn 3: Kết thư ngỏ ý về một buổi phỏng vấn để trao đổi kỹ hơn về những kỹ năng và giá trị bạn có thể làm. Xin cảm ơn, [Tên bạn] |
Bạn có thể tham khảo các mẫu Cover Letter ứng tuyển ngành Truyền thông của TopCV tại đây.
Trên đây là những hướng dẫn để bạn có một bản CV Truyền thông thật chi tiết. Nếu bạn muốn dịch CV Việt-Anh hoặc được tư vấn mẫu CV ngành Truyền thông bởi chuyên gia, hãy đăng ký tư vấn CV cùng TopCV tại đây.