Nếu như những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn là một sản phẩm, bạn cần biết cách “bán” và quảng cáo sản phẩm này của mình với NTD. Vậy thì hãy khiến cho bản CV của mình trở nên thật hấp dẫn, tăng cơ hội được chọn cho công việc Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp.
Bài viết hướng dẫn này sẽ giúp ứng viên:
- Học cách viết CV Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp để tăng cơ hội mời phỏng vấn.
- Mẹo bỏ túi cách viết phần Kỹ năng và Thành tựu trong CV Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp.
- Cách mô tả Kinh nghiệm làm việc trong CV ứng tuyển Chuyên viên tư vấn hướng nghiệp phù hợp nhất với mô tả công việc.
Cấu trúc tốt nhất cho một bản CV Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp
Là một Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp, công việc của bạn là hỗ trợ và giúp đỡ học sinh/ sinh viên về nghề nghiệp, tâm lý và học tập. Trong đó bao gồm cả những kỹ năng ứng tuyển, định hướng nghề nghiệp. Vậy thì bản CV ứng tuyển vị trí này phải trước tiên thể hiện được kỹ năng ứng tuyển bản thân đã có.
Về cấu trúc, CV tìm việc Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp:
- Đặt họ tên, thông tin liên hệ to và rõ ràng nhất ở phần đầu CV.
- Thời gian kinh nghiệm cần sắp xếp theo thứ tự: Từ gần nhất đến xa nhất.
- Nên sử dụng các font chữ cơ bản như Arial, Calibri, Quicksand, Time News Roman. Trình bày CV dễ đọc với các đầu mục to rõ, các khoảng trắng được sắp xếp hợp lý. Nếu bạn chưa tự tin về khả năng trình bày CV của mình, hãy tham khảo các mẫu CV của TopCV.
- Để tránh bị lỗi định dạng, hãy luôn luôn gửi định dạng PDF cho nhà tuyển dụng.
Về nội dung, những mục chính cần xuất hiện trong CV của Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp:
- Header: Bao gồm tên nổi bật nhất, ảnh nếu có và thông tin liên hệ.
- Tóm tắt/ Mục tiêu nghề nghiệp: 2-3 dòng ngắn gọn mô tả bản thân và những đặc điểm, tính cách của bản thân phù hợp cho công việc hướng nghiệp.
- Kinh nghiệm làm việc: Các mốc thời gian công việc cùng với mô tả chi tiết nhiệm vụ và thành tựu, kết quả.
- Học vấn: Mô tả ngắn gọn bằng cấp và quá trình đào tạo cũng như những chứng chỉ, chứng nhận.
- Kỹ năng: Danh sách ngắn gọn những kỹ năng của 1 người làm Tư vấn hướng nghiệp.
- Thông tin khác: Bổ sung những thông tin khác muốn NTD biết bao gồm giải thưởng, chứng chỉ, chứng nhận, sở thích, …
Cách viết Mục tiêu/ Mô tả cho CV tìm việc Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp
Làm Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp, hay làm trong lĩnh vực Tư vấn/ Tham vấn/ Giáo dục nói chung, bạn làm việc nhiều với con người. Tuy nhiên hãy lưu ý số liệu để lượng hóa kết quả công việc, điều này sẽ giúp NTD hình dung cụ thể hơn về năng lực của bạn. Cố bổ sung những thành tựu, kết quả được đo lường cụ thể được trong CV.
Với phần Mục tiêu/ Mô tả cho CV Tư vấn hướng nghiệp này nên viết cô đọng nhất có thể với những điểm nhấn trong kinh nghiệm (Số liệu, thành tích). Nhiều người viết quá chung chung, số khác lại viết quá dài dòng, chiếm khoảng không gian của những nội dung khác. Tốt nhất là chỉ nên viết 1 đoạn văn ngắn 3-4 dòng.
Với đoạn văn ngắn như vậy, có thể chọn viết Mô tả ngắn gọn bản thân hoặc Mục tiêu nghề nghiệp. Về cơ bản thì chuyên gia khuyên rằng:
- Viết Tóm tắt khi bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc Tham vấn/ tư vấn hướng nghiệp hoặc các công việc liên quan tham vấn.
- Viết Mục tiêu nghề nghiệp với những bạn mới tốt nghiệp hoặc ứng tuyển những vị trí level thấp hoặc mới chuyển ngành sang Tham vấn/ Giáo dục/ Tâm lý nghề nghiệp.
Cách viết hay cho phần Tóm tắt/ Mục tiêu cho công việc Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp là hãy đảm bảo ít nhất 3 ý:
- Background của bạn (Bạn học ngành gì, có kinh nghiệm lĩnh vực gì, bao nhiêu năm?).
- Một vài kỹ năng thế mạnh (có liên quan đến công việc Tư vấn hướng nghiệp).
- Mục tiêu về nghề nghiệp, vị trí cụ thể hướng đến trong 2-3 năm tới.
Sự khác nhau giữa cách viết Tóm tắt/ Mục tiêu nghề nghiệp hay và chưa hay nằm ở sự mô tả chi tiết đi kèm với thành tựu, kỹ năng chuyên môn. Để chứng minh cho NTD thấy tại sao mình là ứng viên phù hợp với vị trí này.
Lưu ý không sử dụng đại từ ngôi thứ nhất như I, Me, My… và lược bỏ những từ ngữ không cần thiết để giữ đoạn văn ngắn gọn nhất có thể.
Nếu chưa biết nên chắt lọc những thông tin gì để đưa vào phần này, có thể để trống và viết sau cùng khi đã trình bày xong các phần Kinh nghiệm làm việc, Kỹ năng.
>>>Xem thêm: Mẫu CV mới nhất tại TopCV
Cách viết phần Kinh nghiệm trong CV tìm việc Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp
- Bắt đầu ghi những công việc về tư vấn/ tham vấn/ tổ chức hội thảo và sự kiện cho học sinh/ sinh viên,.. đã làm hoặc có liên quan theo thứ tự từ gần đây nhất, cho đến xa nhất.
- Những phần không thể thiếu đó là: Tên công việc, Tên công ty/ tổ chức, thời gian làm việc, 5-6 gạch đầu dòng mô tả trách nhiệm và thành tựu của mình.
- Bổ sung số liệu thể hiện công việc tuyển dụng của bạn đã đạt chỉ tiêu và kết quả như thế nào. Càng chi tiết càng tốt! Đừng chỉ liệt kê ra những công việc, vì như vậy không thể hiện được năng lực làm việc.
- Sử dụng các động từ mô tả mạnh (ví dụ: coordinated, spearheaded, etc.) , thuật ngữ ngành, những con số %, đơn vị tỷ lệ để khơi gợi hình dung của NTD để bắt đầu mỗi gạch đầu dòng mô tả kinh nghiệm tham vấn.
- Cuối cùng và quan trọng nhất là phải điều chỉnh nội dung CV cho phù hợp với yêu cầu công việc liên quan tới Tư vấn hướng nghiệp mình ứng tuyển. Mỗi trường học/ tổ chức giáo dục có thể yêu cầu những kỹ năng và kinh nghiệm khác nhau cho cùng một vị trí Tư vấn hướng nghiệp.
Một số kỹ thuật bạn có thể áp dụng để viết Kinh nghiệm làm việc đó là Keywords (Chọn lọc từ khóa trong JD) và Buzzwords (Chọn lọc từ khóa về công ty).
Hiểu đơn giản là nghiên cứu và ghi lại những từ khóa xuất hiện trong JD và Website, ấn phẩm của công ty. Có thể là từ ngữ mô tả công việc, kỹ năng công việc hoặc môi trường, branding, hình ảnh của công ty. Sau đó đối chiếu với kỹ năng và đặc điểm của bản thân để ghi vào phần Kinh nghiệm và xen kẽ các từ khóa đó trong suốt nội dung của CV.
Chú ý với mỗi dòng mô tả kinh nghiệm nên chứa hoặc chứng mình cho một kỹ năng bạn đã/ sẽ ghi ở phần Kỹ năng.
Cách viết phần Học vấn trong CV tìm việc Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp
Một số nội dung cần có trong phần Học vấn trong CV Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp:
- Liệt kê tên các cơ sở đào tạo, trường, bằng cấp, niên khóa đào tạo.
- Kinh nghiệm ngoại khóa khi đi học.
- Có thể nêu thêm các dự án nghiên cứu đã tham gia.
- Chứng chỉ/ chứng nhận/ vinh danh về học thuật.
- GPA không cần thiết ghi vào nhưng nếu điểm cao xuất sắc thì nêu ra cũng tốt.
Để phần học vấn trở nên nổi bật hơn thì có thể bổ sung thêm các khóa học về ngắn hạn và Online. Đặc biệt những người mới chuyển ngành/ ít hoặc chưa có kinh nghiệm thì nên làm phần Học vấn trở nên phong phú và đầy đặn hơn.
Cách viết phần Kỹ năng trong CV tìm việc Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp
Một số kỹ năng tham khảo viết CV Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp:
Hard Skills | Soft Skills |
Developmental awareness/ Khả năng phát triển nhận thức Student assessment/ Kỹ năng đánh giá năng lực sinh viên Academic and career counseling/ Kỹ năng tư vấn chuyên môn và hướng nghiệp Mental health counseling/ Tư vấn tâm lý Family and teacher consulting/ Tư vấn gia đình và giáo viên Crisis intervention/ Khả năng xử lý rủi ro Grief management/ Khả năng quản lý đau buồn Program evaluation/ Kỹ năng đánh giá chương trình giảng dạy Program development and coordination/ Khả năng đóng góp và phát triển chương trình giảng dạy Needs assessment/ Khả năng đánh giá nhu cầu sinh viên Distance learning/ Khả năng học từ xa Student guidance/ Khả năng hướng dẫn sinh viên MS Office/ Thành thạo công cụ Micrsoft Office Web proficiency/ Kỹ năng xử lý website Counseling procedures/ Kỹ năng thực hiện quy trình tư vấn Student appraisal/ Kỹ năng đánh giá năng lực sinh viên Career development/ Khả năng phát triển nghề nghiệp cho sinh viên
| Rapport/ Kỹ năng đồng điệu Adaptability/ Khả năng thích nghi Problem-Solving Skills/ Kỹ năng giải quyết vấn đề Organization Skills/ Kỹ năng tổ chức Coaching/ Kỹ năng khai vấn Communication/ Kỹ năng giao tiếp Analytical skills/ Kỹ năng phân tích Teamwork skills/ Kỹ năng làm việc nhóm Critical thinking/ Tư duy phản biện Decision making/ Kỹ năng ra quyết định Leadership skills/ Kỹ năng lãnh đạo Problem-solving/ Kỹ năng giải quyết vấn đề Time management/ Kỹ năng quản lý thời gian Conflict resolution/ Khả năng giải quyết xung đột Scheduling/ Kỹ năng sắp xếp thời gian |
Tuy nhiên, một danh sách kỹ năng thôi vẫn chưa đủ. Bạn cần biết cách đưa Kỹ năng vào trong CV Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp cho ấn tượng:
- Đầu tiên làm danh sách liệt kê tất cả những kỹ năng bạn có. Nếu chưa có kinh nghiệm thì liệt kê những kinh nghiệm có liên quan đến công việc tư vấn/ tham vấn/ hỗ trợ nghề nghiệp đã có.
- Đọc kỹ JD và xác định từ khóa nổi bật và bắt buộc có. Ghi lại vào 1 danh sách thứ hai.
- Nối kết 2 danh sách trên để chọn ra những kỹ năng chung trường học/ tổ chức yêu cầu mà bạn đang sở hữu.
- Viết tách riêng Kỹ năng thành một phần nổi bật trong CV Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp.
- Minh chứng cho những kỹ năng này trong phần Kinh nghiệm làm việc, Hoạt động hoặc Học vấn, Chứng chỉ để tăng tính thuyết phục.
- Tham khảo kỹ thuật Keywords và Buzzwords đã hướng dẫn ở trên.
Lưu ý về cách viết Kỹ năng trong CV Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp:
- Nên viết ít nhất 4-6 Kỹ năng bao gồm cả kỹ năng mềm và chuyên môn.
- Viết Kỹ năng bắt đầu với động từ, ít nhất 3-5 từ/ Kỹ năng thay vì chỉ viết một Danh từ. Danh từ thường dùng để diễn tả Kiến thức/ Chuyên môn.
- Viết Kỹ năng nào thì nên chứng minh mình có Kỹ năng đó ở các phần khác trong CV. Không nên ghi những kỹ năng mình không thực sự có.
Cách viết các phần bổ sung cho CV tìm việc Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp
Nếu CV của bạn vẫn chưa đủ đầy đặn, có thể cân nhắc bổ sung phần Thông tin khác trong CV. Ở phần này có thể đưa ra:
- Hoạt động ngoại khóa liên quan đến ngành nghề khác.
- Các lớp học kỹ năng bổ trợ tư vấn hướng nghiệp đã tham gia.
- Dự án nghiên cứu cá nhân.
- Công việc tình nguyện/ tự do.
- Giải thưởng.
Cách viết Cover Letter tìm việc Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp
Thông tin liên hệ của bạn Thông tin liên hệ của nhà tuyển dụng Kính gửi anh/chị [Tên], Đoạn 1: Bạn đang ứng tuyển vị trí gì, trường - tổ chức giáo dục, công ty nào, vì sao bạn biết đến vị trí này? Một lý do (kỹ năng, kinh nghiệm gì) khiến bạn nghĩ rằng mình hợp vị trí này. Một số điều bạn thích về tổ chức. Đoạn 2: Kể về một thành tựu trong quá khứ bạn sử dụng kỹ năng của mình giúp học sinh/ sinh viên, khách hàng nói chung như thế nào. Đánh giá của khách hàng bạn tư vấn như thế nào? Hãy thể hiện ở phần này cho NTD thấy. Đoạn 3: Kết thư ngỏ ý về một buổi phỏng vấn để trao đổi kỹ hơn về những kỹ năng và giá trị bạn có thể làm. Xin cảm ơn, [Tên bạn] |
Bạn có thể tham khảo các mẫu Cover Letter ứng tuyển CV Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp của TopCV tại đây.
_____
Trên đây là những hướng dẫn để bạn có một bản CV Chuyên viên Tư vấn hướng nghiệp thật chi tiết. Nếu bạn muốn dịch CV Việt-Anh hoặc được tư vấn CV bởi chuyên gia, hãy đăng ký tư vấn CV cùng TopCV tại đây.
Nếu bạn có góp ý thêm cho nội dung bài viết, vui lòng gửi ý kiến đóng góp qua email: huongnghiep@topcv.vn hoặc có nhu cầu tìm kiếm việc làm chuyên viên tư vấn hãy truy cập Topcv.vn ngay nhé!