Coaching là một công việc lý tưởng cho những người thích giúp đỡ người khác giải quyết vấn đề. Coach có thể làm việc trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Bạn có thể ứng tuyển Coach cho bất cứ ngành nghề hay lĩnh vực chuyên môn nào của mình. Tuy nhiên, hãy chắc chắn một bản CV ứng tuyển thật chỉn chu và thể hiện được kỹ năng, kinh nghiệm của mình.
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cụ thể cách viết từng phần trong CV ứng tuyển Coach cho một lĩnh vực bất kỳ.
Cấu trúc tốt nhất cho CV tìm việc Coaching
Với một người làm Coaching thì thương hiệu cá nhân và uy tín rất quan trọng. Vì vậy ứng viên cũng cần thể hiện được thương hiệu này qua CV tìm việc Coaching của mình. Không cần quá sáng tạo nhưng nên thể hiện được sự chuyên nghiệp và chỉn chu.
Về hình thức, trong CV tìm việc Coaching:
- Thời gian kinh nghiệm cần sắp xếp theo thứ tự: Từ gần nhất đến xa nhất.
- Sử dụng các font chữ cơ bản như Arial, Calibri, Quicksand, Time News Roman. Trình bày CV dễ đọc với các đầu mục to rõ, các khoảng trắng được sắp xếp hợp lý. Nếu bạn chưa tự tin về khả năng trình bày CV của mình, hãy tham khảo các mẫu CV của TopCV.
- Để tránh bị lỗi định dạng, hãy luôn luôn gửi định dạng PDF cho nhà tuyển dụng.
Về nội dung, những mục chính cần xuất hiện trong CV tìm việc Coaching:
- Header: Bao gồm tên nổi bật nhất, ảnh nếu có và thông tin liên hệ.
- Tóm tắt/ Mục tiêu nghề nghiệp: 2-3 dòng ngắn gọn mô tả bản thân và những giá trị chứng minh bạn phù hợp cho công việc giáo dục.
- Kinh nghiệm làm việc: Các mốc thời gian công việc cùng với mô tả chi tiết nhiệm vụ và thành tựu, kết quả
- Học vấn: Mô tả ngắn gọn bằng cấp và quá trình đào tạo.
- Kỹ năng: Danh sách ngắn gọn những khả năng liên quan đến công việc.
- Thông tin khác: Bổ sung những thông tin khác muốn NTD biết bao gồm giải thưởng, chứng chỉ, chứng nhận, sở thích, …
Cách viết phần Thông tin liên hệ trong CV Coach
Mục đích sau cùng của CV là để được liên hệ mời phỏng vấn. Vì vậy phần thông tin liên hệ nên để ở phần đầu CV và rõ ràng nhất có thể. Trong đó bao gồm:
- Họ và tên.
- Số điện thoại.
- Địa chỉ email chuyên nghiệp.
- Link Linkedin hoặc Website cá nhân nếu có.
Ở đây, lưu ý không nên ghi quá rõ địa chỉ số nhà, dễ bị lộ thông tin cá nhân. Chỉ cần ghi tỉnh thành phố, quận là được.
CÁCH VIẾT ĐÚNG Nguyen Van An, Career Coach - annv27@gmail.com - 501-872-2516 - annv.com |
CÁCH VIẾT CHƯA ỔN Nguyen Van An, Career Coach, 47 Nguyen Tuan,Thanh Xuan, Hanoi, 80125 - Email:an_socute@gmail.com Secondary Email: andecoach52@hotmail.com - 501-872-251 |
Cách viết phần Tóm tắt hoặc Mục tiêu nghề nghiệp trong CV Coach
Cũng giống như mở bài của mỗi bài văn, phần Tóm tắt/ Mục tiêu ở CV sẽ giúp NTD quyết định có muốn đọc tiếp CV của bạn hay không. Hãy cố tóm lược thông tin về tất cả kinh nghiệm, kỹ năng và định hướng của bạn trong tầm 2-3 câu một cách ấn tượng nhất.
Cách viết hay cho phần Tóm tắt/ Mục tiêu là hãy đảm bảo ít nhất 3 ý:
- Background Coaching của bạn (Ngành gì, Kinh nghiệm giảng dạy bao nhiêu năm?).
- Một vài Coaching skills thế mạnh.
- Mục tiêu về ngành nghề, vị trí cụ thể hướng đến trong 2-3 năm tới.
Ở phần này, có thể lựa chọn viết hoặc Tóm tắt hoặc Mục tiêu nghề nghiệp. Mọi người thường không để ý sự khác nhau giữa 2 cách viết.
- Viết Tóm tắt khi bạn là Coach đã thực hành đủ số giờ, có nhiều năm kinh nghiệm trong công việc.
- Viết Mục tiêu nghề nghiệp với những bạn mới tốt nghiệp hoặc ít kinh nghiệm.
Cách viết phần Kinh nghiệm trong CV tìm việc Coaching
- Sử dụng cấu trúc thời gian, sắp xếp kinh nghiệm từ gần nhất cho đến xa nhất.
- Ghi tên công việc, tên học viện, trường học đã công tác, địa điểm và thời gian làm việc cho mỗi vị trí.
- Bổ sung tầm 6 gạch đầu dòng mô tả công việc kết hợp với số liệu lượng hóa kết quả công việc và kỹ năng.
- Đảm bảo mỗi gạch đầu dòng bắt đầu với một động từ, mô tả càng chi tiết và bổ sung càng nhiều số liệu càng tốt.
- Cố gắng chọn lọc kinh nghiệm liên quan nhất để đưa vào CV tìm việc Coaching.
- Nếu có ít kinh nghiệm thì thử đưa ra một số kinh nghiệm thay thế, ngoại khóa, tình nguyện...
Cách viết phần Học vấn cho nổi bật trong CV dành cho Coach
Đây là một phần không thể bỏ qua trong CV cho các Coach. Quan trọng nhất là cho NTD thấy được bạn đã qua đào tạo và có những kỹ năng Coaching.
Nếu đã có nhiều năm kinh nghiệm Coaching, đưa ra những thông tin quan trọng nhất như tên trường, địa điểm, số năm làm việc, bằng cấp, chuyên môn. Nếu chưa có kinh nghiệm, có thể bổ sung những gạch đầu dòng mô tả về:
- Thành tựu học tập (Điểm GPA của bạn nếu cao, các giải thưởng, học bổng,...).
- Lĩnh vực chuyên môn.
- Tên một số môn học, khóa học bổ trợ nghề nghiệp đã tham gia.
- Các chứng chỉ/ chứng nhận hành nghề Coach.
Cách viết phần Kỹ năng trong CV ứng tuyển Coach
Coach giỏi sở hữu rất nhiều kỹ năng và thực sự có thể tạo ra kết quả và giúp đỡ người khác từ những kỹ năng của mình. Do đó những kỹ năng Coaching cần được xây dựng và trau dồi theo thời gian. Bao gồm cả Soft skills (kỹ năng mềm) và Hard skills (kỹ năng) chuyên môn.
Để ghi những kỹ năng này vào CV, các bạn có thể tham khảo các cụm từ sau:
Hard Skills | Soft Skills |
Giving feedback/ Kỹ năng phản hổi Goal setting/ Kỹ năng đặt mục tiêu Inspiring confidence/ Khả năng truyền cảm hứng để tự tin First aid/ Kỹ năng trấn an Zone defense Safety/ Khả năng tạo cảm giác an toàn Creating practice drills/ Khả năng tạo các buổi huấn luyện Creating game plans and plays/ Khả năng tổ chức các buổi thực hành thông qua trò chơi Managing attendance/ Khả năng quản lý người tham gia Working with teachers/ Khả năng làm việc với giảng viên |
Leadership/ Khả năng lãnh đạo Interpersonal skills/ Kỹ năng giao tiếp Collaboration/ Kỹ năng hợp tác Oral and written communication skills/ Kỹ năng giao tiếp qua lời nói và văn bản Problem solving/ Kỹ năng giải quyết vấn đề Time management/ Kỹ năng quản lý thời gian Critical thinking/ Tư duy phản biện Organization/ Kỹ năng tổ chức Empathy/ Khả năng thấu cảm Active listening/ Kỹ năng lắng nghe Physical fitness/ Khả năng hoạt động về thể chất Coordination/ Kỹ năng hợp tác Patience/ Kiên nhẫn Adaptability/ Khả năng thích nghi Dependability/ Khả năng tạo sự tin tưởng |
Cách viết Thông tin khác trong CV tìm việc Coaching
Muốn làm phong phú thêm CV ứng tuyển Coach? Thử tham khảo một số ý tưởng sau để bổ sung vào CV ứng tuyển Coach:
- Hoạt động ngoại khóa khác.
- Các hiệp hội hành nghề Coach có tham gia.
- Chứng chỉ/ Chứng nhận hành nghề Coach (Lưu ý có thể gộp phần này luôn vào Học vấn).
- Dự án Coaching giúp đỡ cộng đồng đã tham gia.
- Giải thưởng và vinh danh.
- Sở thích (Phân tích kỹ xem có liên quan gì đến công việc ứng tuyển hoặc môi trường tổ chức doanh nghiệp ứng tuyển hay không).
- Những ngoại ngữ khác (kèm chứng chỉ, bằng nếu có).
Cách viết Cover Letter ứng tuyển vị trí Coach
Cover Letter khá quan trọng khi ứng tuyển vào vị trí Coach. Nếu đính kèm một lá thư ứng tuyển thì hồ sơ của bạn sẽ tăng khả năng được chọn.
Lưu ý chỉn chu cả về hình thức và cấu trúc của thư. Dùng tất cả kỹ năng về ngôn ngữ của 1 người Coach bạn sở hữu, viết những câu mở đầu thư cuốn hút nhất có thể.
Nội dung thư viết tầm nửa trang hoặc 3 đoạn văn là ổn. Trong đó:
- Mở đầu thư bắt đầu với những thành tựu về Coaching và những điều ở môi trường/ tổ chức đó truyền cảm hứng cho bạn.
- Đoạn thứ 2 nêu ra những thành tựu, kinh nghiệm và kỹ năng của bạn, thể hiện sự phù hợp của mình với công việc.
- Đoạn cuối ngỏ ý về cuộc phỏng vấn để thể hiện rõ hơn kỹ năng coaching của mình và những giá trị có thể tạo ra để giúp trường/ tổ chức.
Nếu chưa biết viết Cover Letter ứng tuyển Coaching, tham khảo các mẫu Cover Letter trên TopCV tại đây.
____
Trên đây là những hướng dẫn để bạn có một bản CV Coach thật chi tiết. Nếu bạn muốn dịch CV Việt-Anh hoặc được tư vấn CV bởi chuyên gia, hãy đăng ký tư vấn CV cùng TopCV tại đây.
Nếu bạn có góp ý thêm cho nội dung bài viết, vui lòng gửi ý kiến đóng góp qua email: huongnghiep@topcv.vn.